Xây dựng mối quan hệ lành mạnh với tiền bạc cùng ứng dụng quản lý chi tiêu

Trong cuốn sách nổi tiếng “Dạy con làm giàu – Rich Dad Poor Dad” của hai tác giả Robert Kiyosaki và Sharon Lechter có một câu nói như này: “Đa số những sinh viên ra trường mà không sở hữu một kỹ năng tài chính nào. Và điều thiếu sót lớn trong vốn học của họ không phải là làm sao để kiếm tiền, mà là làm thế nào để có thể sử dụng tiền hiệu quả.” Đây không chỉ là vấn đề riêng của những bạn sinh viên mà còn là câu chuyện chung của những người luôn đi làm đều đặn mãi mà vẫn rơi vào tình trạng “túng thiếu”. Vậy đâu là những sai lầm dẫn đến việc tiền “bỗng dưng hay hơi”? Liệu những ứng dụng quản lý chi tiêu có giúp chúng ta thoát khỏi ‘tam giác quỷ” Nhận lương – Trả nợ – Mượn tiền? Hãy cùng tháo gỡ từng nút thắt đó trong bài viết dưới đây của TNEX nhé!

Quản lý chi tiêu thông minh để không rơi vào tình trạng “túng thiếu"

Quản lý chi tiêu thông minh để không rơi vào tình trạng “túng thiếu”

Liệu bạn có đang giữ mối quan hệ lành mạnh với tài chính?

Một trong những thông điệp giá trị xuất hiện xuyên suốt trong cuốn sách “Dạy con làm giàu” đó là: “Để quản lý chi tiêu hiệu quả, trước tiên bạn cần phải am hiểu sức khỏe tài chính của mình”. Có phải bạn đang nghĩ rằng: “Thôi bỏ đi, làm sao mà mình có thể am hiểu tài chính như những tỷ phú cơ chứ.” Dường như chính bởi tư duy này đã tạo nên chiếc xiềng xích vô hình trói buộc bạn với cái nghèo triền miên. Thực chất, việc nắm bắt tình hình tài chính của bản thân không phải là một hành động mang tính vĩ mô và đòi hỏi bạn phải tài giỏi như những nhà tài chính mới có thể thực hiện được. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể “bắt mạch” tình trạng mối quan hệ giữa mình với tiền bạc chỉ qua những đặc điểm nhận dạng như sau:

Bạn không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng

  • “Chẩn đoán”: Điện thoại vừa ting ting báo hiệu “lúa” đã về bạn liền quyết định tự thưởng cho bản thân một món gì đó, nhưng khi thanh toán giỏ hàng lại không chỉ dừng ở một món. Bạn tiêu tiền mình đang có mà không tính toán kỹ lưỡng, không biết những ngày tới mình sẽ dùng tiền như thế nào. Đây chính là những biểu hiện của việc bạn thiếu một kế hoạch chi tiêu cụ thể đấy!
  • “Thuốc chữa”: Đơn giản là hãy lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng mỗi tháng, bản kế hoạch càng chi tiết thì càng dễ quản lý. Đặc biệt, lập danh sách chi tiêu lúc tiền lương chưa về sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn về mức độ cần thiết của mỗi món hàng hơn.

Cần thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Cần thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng

Không sở hữu khoản tiền dự phòng

  • “Chẩn đoán”: Bạn chỉ tính vừa đủ những khoản tiền cần thiết như ăn uống, nhà trọ, mua sắm mà quên mất mình cần có một khoản tiền tiết kiệm cho những lúc khẩn cấp.
  • “Thuốc chữa”: Bên cạnh những khoản chi tiêu thiết yếu, hãy trích một phần tiền lương dành cho những tình huống ngoài ý muốn. Nó sẽ không chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của bạn nên đừng bỏ qua nếu muốn quản lý chi tiêu hiệu quả nhé!

Thiếu sự kỹ tính trong chi tiêu

  • “Chẩn đoán”: Hiệu ứng FOMO (fear of missing out) làm bạn không thể buông câu chối từ trước những sản phẩm liên tục được các KOL đề cử. Càng gần những mùa sale, tinh thần bạn lại càng dễ lung lay vì lo sợ mình sẽ hụt mất ‘món hời’, hoặc đôi khi thấy người ta mua bạn cũng mua, còn dùng được hay không “để mai tính”.
  • “Thuốc chữa”: Để sản sinh ra “sức đề kháng” trước mỗi mùa Black Friday hay Sale Off cuối năm hay tìm đọc những bài đánh giá, so sánh trước. Hoặc bạn có thể bình tĩnh, nhắm mắt lại và thầm đọc câu thần chú “Mình có thực sự cần nó không? Nó có mang đến giá trị cho mình không?”. Hãy tỉnh táo, tỉnh táo và tỉnh táo lên nhé!

Văn hoá cả nể

  • “Chẩn đoán”: Nét văn hóa khách sáo của người Việt ta dường như khiến nhiều người gặp không ít khổ sở mỗi khi được “rủ rê” ăn uống. Đôi lúc bạn không thực sự muốn tham dự một buổi nhậu nhẹt nhưng vì sợ làm mất lòng thế là đành gật đầu trong miễn cưỡng. Hay những lúc thanh toán hoá đơn, bạn gặp phải tình huống ai nên là người chi trả. Chia đôi thì có khiến người ta khó chịu, mà “bao” thì lại tội cho “em ví” quá.
  • “Thuốc chữa”: Điều cần làm đó là bạn nên dứt khoát hơn trong những lời mời ăn uống. Nếu bữa tiệc quá xa hoa, hoặc bạn không muốn tham gia, hãy tìm cách từ chối thật lịch sự nhé. Bạn biết mà, muốn thì tìm cách, không muốn ta đi tìm lý do. Với việc thanh toán hoá đơn, bạn có thể thẳng thắn chia sẻ và thống nhất với đối phương trước. Đừng vì chút sĩ diện ngắn ngủi mà ăn mì gói nguyên tháng sau đó nhé!

Kiểm tra tình trạng mối quan hệ giữa bạn với tiền bạc để có kế hoạch cải thiện

Kiểm tra tình trạng mối quan hệ giữa bạn với tiền bạc để có kế hoạch cải thiện

Làm “thân” với ứng dụng quản lý chi tiêu vì một sức khỏe tài chính vững mạnh

Ngoài thói quen phân bổ ngân sách hợp lý bạn có thể “kết thân” với những app quản lý chi tiêu vì sự ổn định tài chính. Sở dĩ, bạn nên sử dụng app quản lý chi tiêu bởi chúng thực sự hay ho khi có những ưu điểm sau:

  • Tiện lợi: Bạn có thể chủ động kiểm tra, phân bổ ngân sách bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu chỉ với chiếc app được cài đặt sẵn trên điện thoại. Qua đó, giúp cho quá trình “take note” thu-chi được thực hiện dễ dàng hơn so với hình thức ghi chép trong sổ tay thông thường.
  • Dễ dàng thiết lập ngân sách, theo dõi dòng tiền: App quản lý chi tiêu cung cấp đến bạn những tính năng hữu ích như lưu giữ hoạt động chi tiêu ngày/ tuần/ tháng, hỗ trợ sao kê, tra soát nhanh chóng. Như vậy, dù không cần ra ngân hàng bạn vẫn có thể nắm bắt thói quen chi tiêu của mình để từ đó có kế hoạch dùng tiền hợp lý hơn.
  • Cài đặt hạn mức tiêu dùng: Nếu bạn cảm thấy bản thân thường bị thiếu “sức đề kháng” trước những lời dụ dỗ mua hàng, hãy để những chiếc app thông minh này giúp bạn cài đặt hạn mức chi tiêu. Có nghĩa rằng, trong tháng bạn chỉ được tiêu khoảng chừng bao nhiêu đó thôi, tiêu “lố” ứng dụng sẽ “la làng” lên để cảnh tỉnh bạn ngay!
  • Cung cấp đa dạng những loại báo cáo, biểu đồ: Các ứng dụng quản lý chi tiêu thường cung cấp cho người dùng đang dạng các loại biểu đồ cũng như báo cáo khác nhau. Qua những số liệu được cung cấp cụ thể được sắp xếp theo ngày/ tuần/ tháng/ năm, người dùng sẽ có cái nhìn từ chi tiết đến tổng quát về tình hình tài chính của mình.

> Xem thêm: Mách bạn cách kiểm soát tài chính hiệu quả với ứng dụng giúp quản lý chi tiêu

Sử dụng những công nghệ vào quản lý chi tiêu

Sử dụng những công nghệ vào quản lý chi tiêu

TNEX – App ngân hàng thuần số kiêm ứng dụng quản lý chi tiêu

Là một chiếc App ngân hàng thuần số chuyên cung cấp những tính năng tài chính như mở thẻ ATM, chuyển/ rút tiền, nạp tiền, thanh toán hoá đơn,… TNEX còn “bao” luôn vai trò của một ứng dụng giúp quản lý chi tiêu. Với sự đồng hành của TNEX, việc quản lý chi tiêu của bạn sẽ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả nhờ những ưu điểm sau:

  • TNEX giúp hiển thị những khoản mà bạn đã chi tiêu trong ngày/ tuần/ tháng, từ đó giúp bạn dễ dàng quản lý hơn.
  • Giúp bạn “thắt lưng buộc bụng” với tính năng cài đặt hạn mức chi tiêu
  • Hỗ trợ bạn nhập những giao dịch bên ngoài hệ thống TNEX để việc theo dõi chi tiêu được thuận tiện
  • Vui nhộn hoá việc quản lý tài chính với những con số khô khan nhờ hình minh hoạ, emoji cảnh báo dễ thương.

Ngoài hỗ trợ quản lý chi tiêu, TNEX còn mang đến những tính năng phi tài chính khác như quản lý cảm xúc, đếm bước chân, trò chuyện giữa những “cư dân” trong cộng đồng TNEX,… Có thể nói TNEX chính là một ứng dụng đa nhiệm độc nhất khi bao trọn 3 lĩnh vực tài chính – sức khỏe – tinh thần. Hơn nữa, TNEX còn kết nối với các nhà bán hàng khác để mang đến bạn “vũ trụ” mua sắm online đầy hiện đại và tiện nghi. TNEX hệt như “dải ngân hà” số đầy thấu hiểu mà trong đó gói gọn toàn bộ những nhu cầu mà bạn cần. Đặc biệt, mọi dịch vụ của TNEX hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn mãi như thế. Bạn sẽ chẳng cần trả bất cứ một khoản phí nào khi sử dụng TNEX phục vụ cho mọi giao dịch của mình.

TNEX App ngân hàng thuần số kiêm ứng dụng quản lý chi tiêu

TNEX App ngân hàng thuần số kiêm ứng dụng quản lý chi tiêu

Có một câu nói rất hay của nhà văn T. Harv Eker là: “Nếu bạn muốn thay đổi hoá trái, bạn cần thay đổi gốc rễ. Còn nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình thì buộc bạn phải thay đổi cái vô hình trước tiên.” Có thể nói, cái vô hình đó chính là những suy nghĩ bên trong, là tư duy của bạn. Hy vọng rằng với bài viết này của TNEX sẽ là “bàn đạp” làm thay đổi tư duy của bạn và giúp bạn tin rằng mình hoàn toàn có thể kiểm soát chi tiêu, thiết lập kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả. Bên cạnh đó, đừng quên tải app TNEX và dùng như một ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả nhé!

#huongdanTNEX #khuyenmai #nganhangso #veTNEX #TNEX 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!