Top 5 phương pháp quản lý chi tiêu thành công giúp bạn tự do tài chính

GenZ được xem là thế hệ “vàng” trong làng thương mại, bởi mức sức mua và tiêu dùng của GenZ ở mức cao hơn 6% các thế hệ trước.

Theo thống kê gần đây của xứ Hoa Kỳ năm 2022:

  • GenZ chiếm 20% thị trường mua sắm
  • GenZ chi 144 tỷ đô la/năm
  • 73% GenZ thích chi trả mua sắm bằng các loại thẻ, ngân hàng số hoặc ví điện tử

Không chỉ ở Hoa Kỳ, ngay tại Việt Nam thế hệ này cũng đang thống lĩnh một phần thị trường hiện nay. Do đó, với mức chi tiêu cao ngất ngưởng thì liệu GenZ đã lập kế hoạch tài chính cho bản thân?. Dưới đây là top 05 phương pháp giúp GenZ hiểu thêm về tiền tệ và biết cách quản lý chi tiêu thành công. Hãy cùng TNEX tìm hiểu nhé!

Xóa bỏ những tư duy sai lầm về tiền bạc

Không biết dùng tiền vào việc gì

Nếu bạn đã từng chứng kiến một bộ phận giới trẻ thành công trong việc startup hay làm giàu từ rất sớm, chắc chắn một điều là họ đã ý thức rõ về giá trị của tiền bạc. Ngược lại, cũng có không ít số đông các bạn vẫn còn đang loay hoay không thực sự hiểu được ý nghĩa của đồng tiền hay thậm chí là không biết mình kiếm tiền cho mục đích gì.

Đối với các bạn trẻ chưa có ý thức về tiền bạc thường có thói quen chi tiêu xấu và mông lung khi sử dụng tiền cho một việc nào đó. Ví dụ như “vung tay quá trán” cho các mối quan hệ xã giao, bạn bè không cần thiết, trong khi những người biết cách quản lý tài chính sẽ đặt giới hạn và biết cách chọn lọc những cuộc vui nào nên/không nên tham gia để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian.

>> Xem thêm: Tại sao bạn tiết kiệm mãi vẫn chưa giàu 

Cái bẫy “sống trọn từng khoảnh khắc”

Sau dịch Covid-19, nhiều bạn trẻ hiện nay có khái niệm cuộc sống ngắn ngủi và “ta chỉ sống 1 lần trên đời” nên cứ vui vẻ, hưởng thụ trọn vẹn từng khoảnh khắc. Hơn nữa, những bạn có thu nhập cao thường có thói quen chi tiêu cao hơn như thể “thuyền to thì sóng phải lớn”. Điều này đã vô tình tạo ra cái bẫy “lạm phát chi tiêu” cho bản thân. Vướng vào những chiếc bẫy này bạn sẽ khó thực hiện được ước mơ tự do tài chính hay kế hoạch tiết kiệm.

Việc sống cho bản thân không có gì là sai, nhưng bên cạnh hưởng thụ, bạn cần có một quỹ tiết kiệm đi kèm cho những tình huống bất ngờ trong cuộc sống hoặc để dành cho thời gian nghỉ hưu khi lớn tuổi đó mới là cách chi tiêu thông minh.

Xóa bỏ tư duy sai lầm về tiền bạc

Xóa bỏ tư duy sai lầm về tiền bạc

Chiếc thẻ quyền năng

Trong thời đại hiện nay, chắc hẳn trong ví của các bạn trẻ đều có ít nhất từ 1 đến 2 chiếc Thẻ tín dụng để chi trả cho các khoản phí. Và cứ thế là… “quẹt vô tội vạ” khi nào có lương thì sẽ thanh toán sau.

Với lối tư duy xem Thẻ tín dụng như chiếc thẻ quyền năng có thể giúp bạn chi trả trước tất tần tật mọi thứ trên đời, bao gồm cả những chi phí sinh hoạt hàng ngày đã khiến không ít bạn trẻ rơi vào cảnh “viêm màng túi” thường xuyên và không thể tích góp được khoản tiền nào.

Việc sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi, nhưng các bạn chỉ nên sử dụng vào những món hàng có giá trị lớn và trả dần. Nhưng nếu để thanh toán cho các khoản phí sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên sử dụng một nguồn tiền khác để tránh các khoản nợ phát sinh không có điểm dừng.

Trên thực tế, nếu bạn là người có thu nhập cao sẽ rất dễ dàng cho việc chi tiêu các khoản như: mua sắm, ăn uống, các nhu cầu cá nhân,…Tuy nhiên, ngoài các chi trả này, bạn vẫn cần để dành một khoản tiết kiệm cho những mục đích lớn hơn như: tậu nhà, mua xe, dưỡng già.

Vậy để tiết kiệm đúng cách nhưng vẫn đảm bảo đủ cho sinh hoạt trong cuộc sống, các bạn sẽ cần đến một số phương pháp quản lý chi tiêu, lập kế hoạch tài chính một cách cụ thể.

  1. Ưu tiên thanh toán các khoản nợ

Các khoản vay chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn không có động lực tiết kiệm hay lên kế hoạch quản lý chi tiêu. Do đó, bạn cần nghiêm túc lên kế hoạch trả nợ trước khi nghĩ đến chuyện tự do tài chính.

Ưu tiên thanh toán các khoản nợ

Ưu tiên thanh toán các khoản nợ

Một kế hoạch chi tiết sẽ cần:

  • Liệt kê tất cả các khoản vay, lãi suất của từng khoản và thời gian thanh toán từ nhỏ đến lớn.
  • Chia nhỏ số tiền mà bạn phải trả nợ mỗi tháng.
  • Ưu tiên trả các món nợ nhỏ hoặc gấp trước, các món nợ lớn sẽ trả ở mức tối thiểu nhất có thể.
  • Sau khi trả dứt một khoản nợ, bạn sẽ cộng khoản tiền phải trả cho món nợ đó vào món nợ tiếp theo của danh sách liệt kê ban đầu.
  • Kiên trì thực hiện cách này cho đến khi tất toán hết các khoản nợ của mình.

Phương pháp thanh toán nợ này được gọi là “Quả cầu tuyết”. Hãy tưởng tượng việc trả các món nợ nhỏ rồi dần dần đến lớn giống như quả cầu tuyết lăn dần từ trên cao xuống và cuộn thành một quả cầu lớn, đồng nghĩa với số tiền trả nợ của bạn cũng sẽ tăng lên nhưng các món nợ được giảm đáng kể.

Thực hiện phương pháp này sẽ giúp bạn kiểm soát các khoản nợ của mình và tránh rơi vào tình trạng “nợ nần chồng chất” do phải chạy “deadline” trả nợ mỗi tháng. Hơn nữa, khi áp dụng “Quả cầu tuyết” còn giúp mang đến cảm giác vui sướng “thoát nghèo” khi từng món nợ được giải quyết một cách tích cực và chủ động.

  1. Tiết kiệm trước, tiêu tiền sau

Nếu từ trước đến nay bạn luôn “tiêu tiền trước, tiết kiệm sau” nhưng vẫn mãi mà “hai bàn tay trắng” thì bạn hãy thử làm ngược lại nhé. Ví dụ, nếu bạn có lương cố định hàng tháng, hãy trích ra 10% – 15% để tích lũy trước, phần còn lại sẽ sử dụng cho các mục đích khác.

Bên cạnh đó, nếu bạn tiết kiệm sớm ngay khi còn trẻ, khoản tiền nhàn rỗi sau này có khi sẽ vượt mức ngoài mong đợi. Hơn nữa, khi học cách tiết kiệm sẽ giúp bạn:

  • Đề phòng được những trường hợp cấp bách: hư hỏng thiết bị đắt tiền, ôm đau, bệnh tật,…
  • Mang đến cảm giác an toàn, lối sống giản dị
  • Có thể sử dụng tiền để đầu tư sinh lời

Tiết kiệm trước, tiêu tiền sau sẽ giúp bạn làm chủ cuộc sống của mình!

Tiết kiệm trước - tiêu tiền sau

Tiết kiệm trước – tiêu tiền sau

Xây dựng nguồn tiền dự phòng

Quỹ dự phòng chính là nguồn tiền tiết kiệm cho những tình huống rủi ro, bất ngờ giúp bạn chủ động hơn trong cuộc sống và tạo sự an tâm. Ngoài những khoản cần phải chi trả hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu, thiết lập quỹ dự phòng còn là “chiếc phao cứu sinh” trong tương lai cho bạn.

Để xây dựng nguồn tiền dự phòng bạn có rất nhiều sự lựa chọn như:

  • Mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng và hạn chế rút ra cho những chi tiêu không cần thiết.
  • Lập kế hoạch tiết kiệm ngày/tuần/tháng và quyết tâm thực hiện.
  • Đều đặn tích lũy, tránh lối sống lạm phát.
  • Tiết kiệm ngay hôm nay dù với số tiền ít ỏi.
  • Có thể trích từ 5 – 10% lương tháng để tích góp hoặc nhiều hơn tùy vào từng mức lương của bạn.

Lập kế hoạch từ nhỏ đến lớn

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc lập kế hoạch tài chính chưa?

Cụm từ nghe có vẻ “đao to búa lớn” này lại chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Với sự bùng nổ công nghệ, những món hàng đến từ các thương hiệu nổi tiếng liên tục đổi mới và được cập nhật không ngừng trên các trang mạng xã hội, thúc đẩy tâm lý “muốn mua hàng” của không ít người. Việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng “vung tay quá trán” với những sản phẩm không thực sự cần thiết.

Mẹo nhỏ dành cho bạn là hãy chia nhỏ các mục tiêu lớn và cố gắng hoàn thành các mục tiêu nhỏ trước giúp bạn cảm thấy việc tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, lập kế hoạch càng chi tiết với những mục tiêu lớn nhỏ rõ ràng sẽ giúp bạn tiến gần hơn với việc tự do tài chính, tránh được trường hợp khi bước vào độ tuổi 40 – 50 mà bạn vẫn còn loay hoay xoay sở với vấn đề chi tiêu hàng ngày. Có kế hoạch chi tiêu bài bản sẽ đưa đến một cuộc sống khoa học, quản lý tiền bạc hiệu quả, có được một nguồn ngân sách cho bản thân để hạn chế những viễn cảnh có thể xảy ra những những trường hợp được liệt kê trên.

Để lập kế hoạch chi tiêu, trước tiên bạn cần xác định được 2 điều sau đây:

  • Dòng tiền: bạn cần biết chính xác số tiền mà bạn đang có, bao gồm cả tiền mặt, tiền trong thẻ,… trong tháng/quý/năm.
  • Lập kế hoạch ngân sách:
  • Theo dõi những khoản chi tiêu trong 03 tháng gần nhất để biết số tiền trung bình 1 tháng mà bạn sử dụng là bao nhiêu.
  • Liệt kê các hạng mục bạn thường chi trong tháng.
  • Đánh giá định kỳ theo tháng/quý/năm để xem bạn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong bảng kế hoạch hay chưa.

Nếu bạn lập kế hoạch trong tháng thì kết thúc 1 tháng nếu số tiền trong dòng tiền của bạn là số dương nghĩa là bạn đang chi tiêu hợp lý và có được khoản dư để tích lũy. Ngược lại, nếu số tiền còn lại là số âm, điều này đồng nghĩa bạn đang tiêu xài vượt quá số tiền hiện có. Lúc này bạn nên điều chỉnh lại bản kế hoạch và phân bổ chi tiêu hợp lý hơn để tránh mỗi kỳ đánh giá rơi vào số âm.

Bên cạnh đó, để dễ dàng quản lý chi tiêu hơn, bạn có thể thực hiện theo một số phương pháp phổ biến như:

  • 06 chiếc lọ của T. Harv Eker để chia đều số tiền hàng tháng vào các khoản cố định:
  • 55% cho các nhu cầu căn bản như: ăn uống, đi lại, chỗ ở,…
  • 10% cho phát triển giá trị bản thân: đăng ký khóa học, mua sách…
  • 10% cho tiết kiệm: tiết kiệm ngắn/dài hạn, trường hợp khẩn,…
  • 10% cho đầu tư: kinh doanh, chứng khoán, bất động sản,…
  • 10% cho hưởng thụ: giải trí, mua sắm, du lịch,…
  • 5% cho các hoạt động thiện nguyện

Nguyên tắc 06 chiếc lọ

Nguyên tắc 06 chiếc lọ

  • Quy tắc 50/30/20 cũng tương tự như 06 chiếc lọ ở trên:
  • 50% cho nhu cầu thiết yếu như: ăn uống, điện nước,…
  • 30% cho nhu cầu cá nhân như: giải trí, bạn bè, du lịch…
  • 20% cho đầu tư tài chính như: trả nợ, tiết kiệm, đầu tư,…

Quy tắc 50/30/20

Quy tắc 50/30/20

Sử dụng Ngân hàng số TNEX như một phần mềm quản lý chi tiêu thông minh

Ngoài 05 phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu ở trên, bạn có thể sử dụng app TNEX – ứng dụng cung cấp dịch vụ tài chính và thuận ích sống của ngân hàng thuần số TNEX. Trong đó, tính năng quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn:

  • Biết được số tiền đã chi tiêu theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng
  • Bạn có thể cài đặt hạn mức chi tiêu mong muốn để dễ dàng kiểm soát tài chính cá nhân
  • Đặc biệt, app TNEX còn có rất nhiều emoji dễ thương, bắt mắt giữ chân bạn trên ứng dụng.
  • Một điểm cộng nữa của là các khoản thu – chi sử dụng ngân hàng số TNEX sẽ được tự động ghi lại trong mục quản lý chi tiêu, bạn sẽ không cần mất công nhập lại hoặc lo bỏ sót khoản nào đó. Thêm vào đó, bạn có thể quản lý được cả các khoản chi tiêu bên ngoài app này.

Bên cạnh việc sở hữu các tính năng như một phần mềm quản lý chi tiêu thông minh, nhiều tiện ích hấp dẫn khác cũng sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ vì hiếm có ứng dụng nào tích hợp nhiều điều thú vị như TNEX:

  • Tính năng quản lý cảm xúc
  • Tính năng đếm bước chân, theo dõi tình trạng sức khỏe
  • Tính năng tạo và quản lý quỹ đa năng thông minh
  • Tính năng trò chuyện cùng nhau
  • ….

TNEX sở hữu các tính năng như một phần mềm quản lý chi tiêu thông minh

TNEX sở hữu các tính năng như một phần mềm quản lý chi tiêu thông minh

Dù chỉ mới ra đời vào năm 2020, TNEX chính thức là Ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam dành cho người Việt được phát triển bởi đội ngũ người Việt trẻ. Đồng thời, TNEX còn được bảo trợ bởi MSB – Ngân hàng TMCP số 1 Việt Nam và được dẫn dắt bởi những chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu quốc tế.

Với mong muốn trở thành chuyên gia tài chính đáng tin cậy cùng các tiện ích vượt trội, TNEX đưa ra tiêu chí “5 không”, bao gồm:

  • Không phí chuyển tiền
  • Không phí rút tiền
  • Không phí thường niên
  • Không phí quản lý tài khoản
  • Không “lén” thu phí ẩn và các loại phí khác

TNEX - ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam hoàn toàn miễn phí

TNEX – ngân hàng thuần số đầu tiên tại Việt Nam hoàn toàn miễn phí

Để tải app TNEX và trải nghiệm tính năng quản lý tài chính được tích hợp, các bạn chỉ cần thực hiện 5 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải app TNEX từ CH Play / App Store hoặc Quét mã QR.
  • Bước 2: Chụp ảnh mặt trước/sau của CMT/CMND
  • Bước 3: Thực hiện theo hướng dẫn để nhận diện khuôn mặt trên app
  • Bước 4: Điền thông tin cá nhân theo hướng dẫn và thực hiện xác nhận bằng mã OTP
  • Bước 5: Hoàn tất thủ tục.

Tổng kết

Hy vọng với những phương pháp trên đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, tự chủ hơn trong cuộc sống và góp phần mang lại sự sung túc, an tâm cho bạn và gia đình.

>> Xem thêm: Các kỹ năng giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả 

 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!