Tìm hiểu về kế hoạch tài chính doanh nghiệp và cá nhân

Kế hoạch tài chính doanh nghiệp là bản kế hoạch giúp mọi người đưa ra các quyết định hợp lý về kinh tế, tài chính, giúp đạt được mục tiêu trong cuộc sống và tránh các khó khăn, rủi ro trong tương lai. Cùng TNEX tìm hiểu những bước lập kế hoạch tài chính cá nhân và doanh nghiệp nhé.

Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là 1 tài liệu về tình hình kinh tế hiện tại của bạn và những chiến lược về quản lý chi tiêu, tạo quỹ dự phòng tài chính… để đạt được mục tiêu tài chính. Nếu dựa theo các tiêu chí chủ thể lập kế hoạch thì có thể chia ra kế hoạch tài chính cá nhân và kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

Kế hoạch tài chính là 1 tài liệu về tình hình kinh tế

Kế hoạch tài chính là 1 tài liệu về tình hình kinh tế

Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

Khi có 1 bản kế hoạch tài chính phù hợp, mọi người sẽ có cách xử lý tài chính của mình hợp lý, giúp cá nhân cũng như doanh nghiệp bớt căng thẳng và thành công hơn.

Một kế hoạch tài chính tốt sẽ hỗ trợ mọi người giải quyết lạm phát: Lạm phát khiến hàng hóa tăng giá theo thời gian. Vậy nên, đối với cá nhân nếu các bạn vẫn giữ thu nhập cố định thì sẽ ngày càng trở nên khó khăn về kinh tế hơn nếu không có kế hoạch tài chính tốt, còn với doanh nghiệp nếu kế hoạch tài chính doanh nghiệp không hiệu quả thì có thể sẽ xảy ra phá sản.

Kế hoạch tài chính cá nhân tốt giúp mọi người dành ra 1 khoản tiền dự phòng cho nhiều tình huống nguy cấp như: mất việc đột ngột, đau bệnh… Kế hoạch tài chính hoàn hảo giúp mọi người được “nghỉ hưu” đúng hạn khi đã hết tuổi lao động hoặc sớm hơn.

Với một doanh nghiệp có kế hoạch tài chính rõ ràng cũng sẽ quản lý dòng tiền tốt nhất. Họ có thể nắm được dòng tiền công ty để đánh giá và kiểm soát độ hiệu quả của dòng tiền tốt nhất.

Kế hoạch tài chính cá nhân tốt

Kế hoạch tài chính cá nhân tốt

Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

Không có 1 bản kế hoạch tài chính chung cho mọi người. Hãy dùng các bước cơ bản sau để xây dựng 1 bản kế hoạch cho riêng mình.

Đặt mục tiêu tài chính

Hãy đặt ra những mục tiêu ngắn, trung và dài hạn xem trong 1 năm tới mọi người muốn cuộc sống diễn ra thế nào, trong 5 năm nữa bạn sẽ có gì và 10 năm sau bạn sẽ nắm trong tay ra sao, khi nào thì được nghỉ hưu… Biết đặt mục tiêu tài chính sẽ giúp mọi người có 1 cái đích để hướng tới và biết mình có bao nhiêu thời gian để thực hiện nó.

Quản lý dòng tiền chi tiêu mỗi tháng

Việc quan trọng nữa là bạn cần phải xem thu nhập hiện tại ở mức nào, số tiền mỗi tháng cần chi tiêu cho các khoản cố định tối thiểu ra sao, mức thu nhập bạn có thể đạt được trong tương lai là bao nhiêu và các khoản chi tiêu nào sắp phải chi tới.

Với cá nhân hoặc 1 gia đình, khoản chi tiêu ít nhất mỗi tháng bao gồm: Chi phí nhà ở, nước sinh hoạt, ăn uống, giáo dục, xăng xe, điện thoại, trả nợ hàng tháng… Hãy tính khoản tiền tối thiểu cần phải bỏ ra cho các khoản này.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, hãy chi tiêu 50% tiền lương cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho các nhu cầu không thiết yếu và 20% cho tiết kiệm và trả nợ.

Xem thêm: Gen Z và những điều cần biết về kế hoạch quản lý dòng tiền

Quản lý và giảm thiểu nợ

Nợ có thể làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Cần xác định và ưu tiên giảm thiểu nợ không cần thiết và cải thiện quản lý nợ đối với các khoản nợ cần thiết.

Đầu tư và quản lý tài sản

Đánh giá và quản lý tốt các khoản đầu tư và tài sản của doanh nghiệp. Đảm bảo rằng tài sản đang được sử dụng một cách hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Nếu chưa có kinh nghiệm đầu tư, bạn hãy mau chóng tích lũy và bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt.

Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể sử dụng chức năng “Quỹ đầu tư” của TNEX, chỉ từ 10.000 đồng, bạn đã có thể bắt đầu hành trình đầu tư của mình. Nên nhớ, không bao giờ là sớm để đầu tư, đây chính là con đường tốt nhất để bạn có thể đạt được ngưỡng tự do tài chính.

Tiết kiệm và cắt giảm chi phí

Ưu tiên những khoản chi quan trọng và cố gắng cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Hạn chế tiêu xài cho những mục không thực sự quan trọng và tìm cách tiết kiệm tiền. Nếu cảm thấy muốn mua một món đồ, bạn có thể chờ đến đợt giảm giá để có thể tiết kiệm nhưng vẫn “chiều chuộng” bản thân mình một chút.

Tư vấn chuyên gia

Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc kế toán để đảm bảo rằng các quyết định tài chính được đưa ra đúng đắn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

hãy chi tiêu 50% tiền lương cho nhu cầu thiết yếu

hãy chi tiêu 50% tiền lương cho nhu cầu thiết yếu

Tính năng Quản lý chi tiêu của TNEX

Ngoài các giao dịch ngân hàng, TNEX cũng phát triển thêm những tính năng hỗ trợ người dùng cá nhân. Tính năng này là sự đúc kết từ nhu cầu dùng của người sử dụng, đặc biệt là những bạn thuộc thế hệ trẻ với xu hướng sống hiện đại và tiện dụng.

Một trong những tính năng được yêu thích nhất của ngân hàng số TNEX đó là tính năng Quản lý chi tiêu. Hoạt động tương tự như một ứng dụng quản lý chi tiêu, tính năng này sẽ giúp cho người dùng khả năng kiểm soát chi tiêu và dùng tài sản 1 cách thông minh nhất.

Ở tính năng này, mọi người sẽ có thể cài đặt hạn mức chi tiêu cho mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, từ đấy TNEX sẽ giúp bạn xem liệu bạn đã bị vượt quá hạn mức chi tiêu chưa và gửi tới bạn thông báo bằng các emoji bắt mắt. Ngoài ra bạn cũng còn có thể tự bổ sung các giao dịch không qua TNEX chỉ bằng các thao tác đơn giản để có cái nhìn tổng quát nhất về việc chi tiêu của mình.

>>> Làm sao để mở thẻ ngân hàng trong 5 phút.

Bài viết trên đã chia sẻ cho mọi người về kế hoạch tài chính doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích tới cho mọi người.

 #taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!