Thiết lập chi tiêu hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ tài chính của các nhà quản trị hàng đầu

Bạn có bao giờ thắc mắc: Tại sao các nhà quản trị hàng đầu lại biết cách kiểm soát chi tiêu của họ hiệu quả như thế không? Lý do chính là vì họ phân chia các chi tiêu theo những nguyên tắc phù hợp.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính cũng là một trong những nền tảng chi tiêu hàng đầu được nhiều nhà quản trị công nhận. Bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về cách quản lý chi tiêu theo quy tắc này nhé!

Vì sao cần phải thiết lập quỹ chi tiêu hiệu quả?

Khó khăn trong việc quản lý, thiết lập quỹ thu chi chính là một trong những vấn đề mà nhiều người gặp phải. Nếu không giàu có về mặt tài chính, bạn có thể sẽ trở nên rất áp lực trong việc quản lý tiền bạc. Hơn thế nữa, bạn sẽ rất khó để trở nên tự do tài chính có một cuộc sống an nhàn và dễ dàng.

Vì sao chúng ta nên thiết lập quỹ chi tiêu?

Vì sao chúng ta nên thiết lập quỹ chi tiêu?

Đó chính là lý do quản lý chi tiêu chính là chìa khóa hoàn hảo để bạn có thể phát triển bản thân trong mọi lĩnh vực, khiến cuộc sống trở nên thuận tiện hơn.

>> Tìm hiểu thêm: Đâu là cách quản lý chi tiêu nhóm hiệu quả dành cho hội bạn thân?

Có những phương pháp thiết lập quỹ thu chi nào?

Có rất nhiều phương pháp để thiết lập một quỹ chi tiêu hiệu quả. Hay nói cách khác, mỗi người sẽ có một cách quản lý chi tiêu khác nhau. Các nguyên tắc chi tiêu cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

  • Quy tắc 6 chiếc lọ: Phân chia nguồn thu nhập thành 6 phần cần thiết cho cuộc sống.
  • Quy tắc tiết kiệm: Chi tiêu ít hơn thu nhập.
  • Quy tắc 50-20-30: Phân chia khoản thu nhập thành 3 phần 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% theo sở thích cá nhân và 20% theo tiết kiệm và đầu tư.

Có rất nhiều quy tắc thiết lập quỹ chi tiêu

Có rất nhiều quy tắc thiết lập quỹ chi tiêu

Quản lý chi tiêu với quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

T.Harv Eker là một doanh nhân – diễn giả – tác giả đã sáng tạo ra quy tắc quản lý chi tiêu với 6 chiếc lọ tài chính trong cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”. Theo ông, 6 chiếc lọ tài chính ở đây được hiểu là 6 khoản tiền cần thiết trong cuộc đời của bạn. Cụ thể, khi nhận được thu nhập hàng tháng, bạn có thể phân khoản tiền của mình vào 6 mục theo tỷ lệ như sau:

Khoản tiền cho hạng mục chi tiêu cần thiết: 55%

Quỹ này là các khoản tiền chi trả cho mục đích sinh hoạt, hóa đơn, ăn uống, vui chơi giải trí và mua sắm cần thiết. Mức chi tiêu hợp lý nhất chính là khoản 55% khoản thu nhập. Tuy nhiên, cũng tùy vào khoản thu nhập cao hay thấp mà khoản quỹ nào có thể tăng hoặc giảm xuống. Nhưng nếu trường hợp bạn đang chi tiêu quá 80% số tiền cho chi tiêu cần thiết cần cắt giảm khoản chi hoặc kiếm thêm thu nhập nhé!

> Tìm hiểu thêm về: Cách quản lý chi tiêu hiệu quả.

Khoản tiền cho hạng mục tiết kiệm dài hạn: 10%

Mục tiết kiệm dài hạn chính là khoản tiền thể hiện ước mơ dài hạn như mua nhà, mua xe, sinh em bé, đám cưới,… Đây là khoản hầu như không được tiêu trừ những trường hợp siêu cấp bách.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính phân chia khoản thu nhập theo tỷ lệ phù hợp

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính phân chia khoản thu nhập theo tỷ lệ phù hợp

Hạn mục cho quỹ giáo dục: 10%

Dù là độ tuổi nào, môi trường sống ra sao thì nhu cầu giáo dục vẫn rất quan trọng với chúng ta, đặc biệt là người có nhu cầu học tập cao. Bạn có thể dùng khoản tiền này để đăng ký các khóa học đầu tư cho bản thân, mua sách, mua tài liệu cần thiết,…

Hạng mục cho hưởng thụ: 10%

Quỹ hưởng thụ là một trong những cách để thỏa mãn bản thân. Bạn có thể dành hạng mục này để chi trả các khoản cho sở thích, du lịch, mua sắm, xem phim. Lưu ý không nên chi trả quá đà cho hạng mục này, bạn sẽ rất có thể phải làm việc để trả nợ thẻ tín dụng đấy.

Hạng mục cho quỹ tự do tài chính 10%

Quỹ tự do tài chính là một trong những khoản tài sản sinh ra tiền. Bạn có thể dùng khoản này để đầu tư, kinh doanh, góp vốn,.. sinh lời. Nếu có kiến thức về lĩnh vực đầu tư tài chính bạn tham gia, khoản tiền này có thể trở thành con ngỗng đẻ trứng vàng về lâu về dài.

Hạng mục cho quỹ từ thiện: 5%

Với 6 chiếc lọ này, bạn có thể dễ dàng quản lý và phân bổ chi tiêu của mình một cách hợp lý. Tuy nhiên, đối với từng nguồn thu nhập khác nhau, tỷ lệ phân bổ chi tiêu cũng sẽ khác nhau, vì vậy, bạn cân nhắc chọn tỷ lệ xây quỹ sao cho phù hợp nhất nhé!

Làm thế nào để phân quỹ vào 6 chiếc lọ một cách dễ dàng?

Việc quản lý tiền bạc vào 6 chiếc lọ nghe có vẻ dễ, nhưng khi thực hiện lại rất khó. Chưa kể, hiện nay người dùng phải quản lý tiền bạc từ khá nhiều loại hình từ tiền mặt, tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền trong mobile banking hay tiền trong ví điện tử. Điều này có thể khiến bạn khá rối. Do đó, để quản lý tiền một cách hiệu quả hơn, bạn cần một công cụ phân chia các quỹ chi tiêu hiệu quả.

Sử dụng công cụ để phân chia các quỹ tài chính cá nhân hiệu quả

Sử dụng công cụ để phân chia các quỹ tài chính cá nhân hiệu quả

Đó chính là lúc bạn cần sử dụng TNEX – Ứng dụng Ngân hàng thuần số hàng đầu Việt Nam do Asian Banker công nhận. Với ứng dụng này, nguồn tiền trong tài khoản của bạn sẽ được phân chia theo các quỹ được cài đặt. Khi đó, bạn có thể thực hiện thanh toán trực tiếp từ số tiền trong quỹ. Các giao dịch sẽ được thống kê một cách rõ ràng và chi tiết theo ngày tháng cụ thể giúp bạn kiểm soát nguồn tiền một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, có thể nói TNEX chính là một công cụ quản lý quỹ cực kỳ hiệu quả dành cho mọi đối tượng từ sinh viên cho đến các gia đình.

Sử dụng Quỹ đa năng TNEX phân chia quỹ một cách hợp lý

Sử dụng Quỹ đa năng TNEX phân chia quỹ một cách hợp lý

Bạn đã biết cách quản lý chi tiêu với quy tắc 6 chiếc lọ tài chính chưa?

Với nguyên tắc quản lý chi tiêu cùng 6 chiếc lọ tài chính ở trên chắc hẳn bạn đã có cơ sở để phân chia nguồn thu nhập của mình rồi phải không nào. TNEX hy vọng những thông tin trên sẽ thực sự hữu ích để giúp các bạn quản lý nguồn chi thành công. Chúc các bạn luôn duy trì thói quen phân bổ quỹ hiệu quả nhé, cảm ơn các bạn đã luôn theo dõi TNEX.

>> Đọc thêm: Cách sử dụng quỹ chi tiêu nhóm TNEX để thanh toán hoá đơn điện nước

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!