Tất tần tật về ngân hàng thuần số (Phần 1)

Bạn có nên chuyển đổi sang Ngân hàng thuần số hay không?

Ngày càng có nhiều khách hàng nảy sinh nhu cầu các dịch vụ tài chính số, vậy nên chúng ta đều có thể dễ dàng nhìn ra sức hấp dẫn của các ngân hàng thuần số. Thực hiện một số giao dịch hàng ngày như chuyển khoản hay thanh toán trực tuyến mà không tính phí sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thuận tiện. Hơn nữa, sự phát triển linh hoạt của các ngân hàng này thường ít gặp rào cản về quy định. Điều này đồng nghĩa với việc tạo lập tài khoản trở nên đơn giản hơn và thời gian xử lý nhanh hơn.

Tuy nhiên, ngân hàng thuần số lại không dành cho tất cả mọi người. Họ thường có ít dịch vụ hơn so với các tổ chức tài chính hiện thời. Họ cấp tín dụng không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn cho khách hàng, tập trung nhiều hơn vào những điều cơ bản như séc và tài khoản tiết kiệm, chẳng hạn như đưa ra khoản vay thế chấp hay một số gói vay khác. Vì không có chi nhánh truyền thống, nên người dùng sẽ khó mà tiếp cận để được hỗ trợ trực tiếp về tài khoản của mình.

Những khách hàng đang phân vân khi chuyển đổi từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng thuần số cần cân nhắc yếu tố bao gồm:

  • Các sản phẩm tài chính được cung cấp (tài khoản séc, nền tảng chuyển tiền,…) và cách mà chúng đáp ứng nhu cầu của bạn
  • Độ phổ biến và khả năng tiếp cận của hệ thống ATM
  • Bất kỳ khoản phí nào tồn tại, đặc biệt đối với các khoản thấu chi
  • Mức lãi suất ngân hàng cố định
  • Các tính năng giáo dục tài chính hoặc lập ngân sách đi kèm với nền tảng đó

Tập khách hàng tiềm năng của ngân hàng thuần số cũng nên đánh giá mức độ thoải mái của mình khi sử dụng các nền tảng công nghệ. Bạn có sẵn sàng tải xuống một ứng dụng khác và cấp cho nó quyền truy cập vào dữ liệu tài chính của bạn không? Bạn có thoải mái khi thảo luận về các nhu cầu ngân hàng với một chatbot không? Dịch vụ khách hàng thuần trực tuyến có hấp dẫn không, hay bạn thích được hỗ trợ trực tiếp?

Hiện nay, với tình hình rối loạn của thị trường ngân hàng thuần số tại châu u, một điểm quan trọng cần lưu ý là chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngân hàng bị phá sản? Khi Simple thông báo ngừng hoạt động vào tháng 1 năm 2021, họ cam kết với người dùng rằng tài khoản vẫn có thể truy cập được trong vài tháng sau đó và cuối cùng sẽ chuyển giao cho BBVA, công ty mẹ của Simple. Vậy còn các ngân hàng thuần số độc lập, không liên kết với các tổ chức lớn thì sẽ ra sao?

Ưu và nhược điểm của ngân hàng thuần số

Như tất cả các tổ chức tài chính khác, ngân hàng thuần số cũng có những ưu điểm và khuyết điểm như sau.

Ưu điểm

Chi phí thấp hơn: Ngân hàng thuần số không tốn chi phí để duy trì các chi nhanh nên họ có thể thu phí dịch vụ ít hơn (hoặc miễn phí phí dịch vụ cho người dùng như TNEX)

Mức lãi suất cao hơn: Do chi phí chung thấp hơn, nên ngân hàng thuần số thường giữ mức lãi suất cao cho khách hàng.

Sự tiện lợi: Bạn có thể thực hiện các giao dịch thường ngày, chẳng hạn như chuyển khoản hoặc thanh toán, thông qua ứng dụng ngân hàng di động hoặc nền tảng trực tuyến ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào.

Nhược điểm

Ít xây dựng các chi nhánh: Ngân hàng thuần số thường không có sự xuất hiện của chi nhánh vật lý. Bạn sẽ khó mà nhận được hỗ trợ trực tiếp.

Ít dịch vụ hơn ngân hàng truyền thống: Các tổ chức này có xu hướng tập trung vào séc và tiết kiệm hơn là cho vay.

Các ngân hàng thuần số đã xuất hiện để tiến tới một kỷ nguyên kỹ thuật số mới và giải quyết những điểm khó khăn liên quan đến thị trường dịch vụ tài chính vài năm gần đây. Mặc dù gặp một số trở ngại, xu hướng này chắc chắn không thể biến mất trong tương lai gần. Và trong một ngành công nghiệp từ lâu cần đa dạng hóa và tập trung đổi mới khả năng tiếp cận, đó sẽ là một tín hiệu vô cùng tích cực.

Xem thêm:

 

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!