Tại sao bạn tiết kiệm mãi mà vẫn chưa giàu?

Bước vào cuộc sống của người trưởng thành, bạn xác định rõ chỉ có làm việc hăng say và chăm chỉ tiết kiệm mới khiến bạn trở nên giàu có và thoải mái tận hưởng cuộc sống. Đều đặn mỗi lần nhận lương, bạn trích ra một khoản nhỏ và bỏ vào quỹ tiết kiệm lãi suất tốt với hy vọng “tiền sẽ đẻ ra tiền”. Nhưng rồi một năm trôi qua, bạn tổng kết lại số dư và nhận ra mình chẳng tiết kiệm được đồng tiền nào cả. Cảm giác “cái nghèo” vẫn luôn đeo bám làm bạn phải tự hỏi “Tại sao bạn tiết kiệm mãi mà vẫn chưa giàu?”

Tiết kiệm sai cách sẽ không thể khiến tài chính bạn sinh sôi

Tiết kiệm sai cách sẽ không thể khiến tài chính bạn sinh sôi

Tận hưởng hết mình

Nếu là một người yêu thích cập nhật những xu hướng nổi bật nhất hiện nay, bạn chắc chắn sẽ không thể nào ngồi yên bỏ qua mỗi khi một chiếc túi xách hàng hiệu hay một mẫu điện thoại mới vừa được trình làng. Bạn lập tức chọn “chốt đơn” mẫu hàng ấy, bay màu luôn gần một tháng lương còn chưa kịp nhận với mong muốn trở thành những người đầu tiên sở hữu chúng. Đến khi rủi ro xảy đến như ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp hay tai nạn, bạn trở tay không kịp và nhanh chóng rơi vào bế tắc, thậm chí là nợ nần chồng chất. Điều này không chỉ gây áp lực tài chính lên bản thân mà còn là gia đình của bạn nữa đấy.

Để hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra mà vẫn có thể mua sắm những tài sản có giá trị lớn, bạn nên lập ngân sách chi tiêu rõ ràng cho từng khoản mua sắm và cân nhắc để ra một khoản tài chính dự phòng cho những tình huống khẩn cấp. Bên cạnh đó, bạn cần quản lý “cảm hứng” mua sắm của bản thân bằng quy tắc “30 ngày yêu”. Bất cứ khi nào bạn thấy một món đồ mình yêu thích, hãy khoan “móc hầu bao” luôn mà cho bản thân 30 ngày chờ đợi để suy nghĩ về tính hữu dụng, mức độ cần thiết của chúng cho cuộc sống bạn. Sau khoảng thời gian ấy, bạn có thể đã sẵn sàng hơn về mặt tài chính, và có khi bạn lại tìm được những chỗ bán hàng “hời” hơn để vui vẻ “rinh ẻm” về nhà rồi ấy chứ.

Thu không đủ chi

Cũng có thể, thu nhập thấp và suy nghĩ “mình ăn chưa đủ no, lo gì đến tiết kiệm” mới là “thủ phạm” khiến bạn chưa thể tiết kiệm được đồng nào.

Để bắt tay vào việc tiết kiệm, trước hết, bạn cần xác định rõ nguồn thu nhập và số tiền cần chi mỗi tháng là bao nhiêu. Lập một bảng cân đối thu chi, bạn hãy ước tính các khoản cố định cần phải trả mỗi tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, thực phẩm, … Sau đó, lấy số tiền mình có trừ đi các khoản cần chi để biết được số tiền tối đa bạn có thể để dành ra để tiết kiệm.

Nếu các khoản bắt buộc phải chi của bạn quá lớn, đôi khi bằng hoặc vượt quá số tiền bạn kiếm được buộc bạn phải chật vật vay mượn hằng tháng, hãy nghĩ đến các cách gia tăng thu nhập cho bản thân. Bạn có thể đề nghị tăng lương với sếp, tìm một công việc với mức lương hậu hĩnh hơn hay làm thêm vài nghề tay trái để có thêm một nguồn tiền khác chảy về túi. Hơn nữa, bạn không nên giữ suy nghĩ khi nào tài chính dư dả rồi mới bắt đầu tiết kiệm. Những khái niệm “đủ sống” hay “dư dả” chỉ mang tính chất định tính, nếu bạn không hành động ngay lúc này thì bạn sẽ không bao giờ có thể tiết kiệm được. Vậy nên, học cách tiết kiệm từ những khoản nhỏ nhất rồi từ từ nâng dần lên, bởi vì “tích tiểu” sẽ “thành đại” mà. Hình thành và nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm còn giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý tài chính cá nhân sau này đấy

Vung tay quá trán

Như đã đề cập ở trên, tận hưởng hết mình không phải là bạn sẵn sàng xuống tiền cho chiếc túi xách hàng hiệu hay mẫu điện thoại mới nhất bạn đang rất yêu thích. Lối suy nghĩ “tôi cần hưởng thụ thành quả lao động của mình sau những tháng ngày làm việc chăm chỉ” và đánh bay khoản tiền lương vừa chảy về ví còn chưa kịp cầm ấm tay sẽ khiến bạn “rỗng túi” khi chưa hết tháng.

Nên hạn chế thói quen mua sắm chỉ vì bạn thích

Nên hạn chế thói quen mua sắm chỉ vì bạn thích

Để không còn xảy ra tình trạng “vung tay quá trán”, bạn cần xác định rõ khả năng tài chính của bản thân trong xã hội và đưa ra mức chi tiêu phù hợp với nhu cầu bản thân. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên văn phòng với mức lương vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng, bạn không nên thường xuyên chọn ăn ở những nhà hàng sang trọng như trưởng phòng của bạn với mức lương 40 triệu hay tới dùng bữa. Không nên chạy theo số đông, cố gắng bắt kịp với xu hướng nếu khả năng tài chính của bạn chưa cho phép. Điều này không đồng nghĩa với việc để bản thân thụt lùi so với xã hội, hay sống hà tiện đến mức cực đoan mà hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra bất kỳ một quyết định chi tiêu mua sắm nào. Và thuộc lòng nguyên tắc “tiêu những khoản còn lại sau khi đã tiết kiệm” thay vì “tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu” nhé.

Không biết cách tiết kiệm

Thế hệ trẻ GenZ ngày nay rất tài giỏi trong nhiều lĩnh vực, nhạy bén trong việc nắm bắt và tiếp thu những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tuy nhiên, thói quen tiết kiệm tài chính cho tương lai vẫn còn là một khái niệm mới mẻ với một bộ phận các bạn GenZ và kể cả nhiều người trưởng thành. Kết quả từ cuộc khảo sát “Am hiểu tài chính” thường niên do Mastercard tổ chức tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy, người Việt hoạch định kế hoạch khá tốt ở mức 73 điểm, nhưng yếu về kỹ năng đầu tư tài chính (51 điểm). Thiếu kiến thức và tư duy về vấn đề tích lũy tài chính khiến nhiều bạn trẻ dù đã đi làm được vài năm, thu nhập dồi dào nhưng vẫn chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu cả.

Để nâng cao nhận thức về việc tích lũy tài chính, bạn nên bắt đầu thói quen tiết kiệm ngay từ bây giờ. Nếu bạn còn mơ hồ về khái niệm này, hãy lên mạng tìm kiếm và chọn lọc những khóa học hướng dẫn tiết kiệm hiệu quả từ các chuyên gia uy tín để học hỏi, làm theo. Một phương pháp bạn có thể áp dụng như công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” (JARS system) của Harv Eker. Theo cách này, bạn sẽ chia nguồn thu nhập hằng tháng vào 6 cái lọ với 6 mục đích khác nhau: nhu cầu thiết yếu (55%), giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), tự do tài chính (10%), tiết kiệm dài hạn (10%) và giúp đỡ người khác (5%). Thực hiện việc này đều đặn hàng tháng để tạo dựng thói quen tiết kiệm cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo phương pháp ghi chép Kakeibo, 30/70, hoặc tiết kiệm tài chính tự động thông qua các ứng dụng quản lý tài chính của các ngân hàng số.

Phương pháp quản lý tài chính “6 cái lọ” rất hiệu quả

Phương pháp quản lý tài chính “6 cái lọ” rất hiệu quả

Một số lời khuyên dành cho bạn

Tiết kiệm đúng cách sẽ giúp bạn phòng trừ những rủi ro xảy đến trong cuộc sống. Ngoài ra, có một khoản tài chính dự phòng sẽ hỗ trợ bạn:

  • Xoay sở trong những tình huống khó khăn bất ngờ đến như đau ốm, bệnh tật, thất nghiệp, …mà không cần nhờ đến đến bạn bè hay người thân.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống như có sẵn tài chính để mua nhà, mua xe mới mà không cần phải quá lo lắng quá nhiều về tiền bạc
  • Giảm bớt gánh nặng hoặc thanh toán hết các khoản nợ còn tồn đọng

Một số phương pháp quản lý tài chính nổi bật đã được đề cập ở trên như phương pháp “6 cái lọ”, phương pháp ghi chép Kakeibo hay quy tắc 70/30. Bên cạnh đó, bạn có thể trải nghiệm và sử dụng tính năng quản lý chi tiêu đến từ TNEX – ngân hàng thuần số hàng đầu Việt Nam. Không chỉ là ngân hàng miễn phí trọn đời các loại phí dịch vụ, TNEX còn cung cấp các tính năng tài chính cũng phi tài chính siêu tiện ích, đặc biệt là tính năng Quản lý chi tiêu. Với tính năng này, bạn có thể:

  • Theo dõi được các khoản thu/chi theo ngày, tuần, tháng đã được hệ thống tự động ghi lại và thống kê bằng biểu đồ.
  • Cài đặt hạn mức chi tiêu của tháng và nhận cảnh báo nếu xài vượt mức.
  • Có thể bổ sung lưu các khoản chi tiêu bên ngoài TNEX.
  • Việc ghi chú chi tiêu thú vị hơn với nhiều hình emoji vui mắt

Ngân hàng số thế hệ mới TNEX

Ngân hàng số thế hệ mới TNEX

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bất kỳ ai có nhu cầu cũng đều có thể đăng ký tài khoản ngân hàng TNEX. Tất cả những gì bạn cần chỉ là một chiếc điện thoại thông minh, ảnh 2 mặt của căn cước công dân và thông tin cá nhân. Các bước mở tài khoản TNEX đều có thể thực hiện online mọi lúc mọi nơi. Hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn và tính bảo mật của TNEX khi được ngân hàng MSB bảo trợ và phát triển. Tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng app tại đây.

Tổng kết

Có rất nhiều lý do để thúc đẩy bạn chi tiêu, nhưng chỉ có một lý do duy nhất để thúc đẩy bạn tiết kiệm nhiều hơn: tương lai. Tương lai chính là mua nhà, mua xe, xây dựng tổ ấm, đầu tư cho con cái hay phòng hờ những rủi ro như ốm đau bệnh tật, các biến động trong cuộc sống. Để thực hiện những điều đó, không có cách nào khác ngoài việc nâng cao thu nhập của bản thân và hình thành thói quen tiết kiệm ngay lúc này. Tiết kiệm hiệu quả bắt nguồn từ việc biết cách quản lý tài chính cá nhân tốt. Hãy tải và trải nghiệm thử những tính năng quản lý tiền bạc ưu việt của TNEX tại đây bạn nhé!

>> Xem thêm: Bạn có đang tiêu dùng thông minh hay ở mức báo động?

 

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!