Thẻ đen là gì và những đặc quyền của loại thẻ này
1. Thẻ đen là gì?
Vậy thẻ đen là gì? Thẻ tín dụng đen còn được biết đến với cái tên thẻ hạng bạch kim (Platinum). Đây là loại thẻ tín dụng vô cùng giá trị được ngân hàng cấp cho khách hàng.
Tuy nhiên, không phải đối tượng khách hàng nào cũng được ngân hàng dung cấp dòng thẻ đen. Chủ nhân của loại thẻ này phải là những người vô cùng giàu có và quyền lực. Bản thân màu sắc của tấm thẻ cũng đã toát lên điều đó. Bởi màu đen vốn tượng trưng cho sự sang trọng tinh tế mà không kém bí ẩn cuốn hút.
Không chỉ vậy, trên thực tế không phải ngân hàng nào cũng có quyền phát hành thẻ đen. Ở Việt Nam, những ngân hàng cấp thẻ đen có thể kể đến một vài cái tên như: Vietcombank, BIDV, Sacombank,…
2. 2 điều bạn cần ghi nhớ về thẻ đen
Đặc điểm
- Số lượng thẻ cấp ra thị trường hạn chế.
- Số tiền tối thiểu khách hàng trữ trong tài khoản thường phải rất rất cao. Con số có thể lên tới hàng chục tỷ đồng tùy theo chính sách ngân hàng.
- So với các loại thẻ thông thường, phí duy trì thẻ đen cao gấp nhiều lần.
- Chỉ những đối tượng trong quy định mới được ngân hàng cấp thẻ.
Đặc quyền
Bên cạnh vẻ ngoài đặc biệt, thẻ đen còn mang đến những đặc quyền độc nhất cho người sở hữu. Cụ thể bao gồm:
- Cung cấp bảo hiểm toàn cầu. Chẳng hạn bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tư trang, bảo hiểm hoãn chuyến bay,… Mỗi ngân hàng có một chính sách khác nhau về số tiền cũng như hạn mức bảo hiểm.
- Tích hợp cũng như miễn phí các dịch vụ tiện ích. Trong đó, có thể kể đến như dịch vụ tin nhắn SMS, thanh toán điện tử,…
- Cung cấp một số dịch vụ: dịch vụ hỗ trợ 24/7, ở khách sạn miễn phí,…
- Được áp dụng các chương trình ưu đãi hay tặng thưởng nếu khách hàng thanh toán bằng thẻ.
- Ưu đãi mua sắm cao hơn các loại thẻ thông thường.
- Được hưởng chương trình ưu đãi từ các hãng hàng không trong nước cũng như quốc tế. Không chỉ thế, khách hàng còn có thể tích lũy điểm thưởng sau mỗi chuyến bay.
- Nhận nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại các sân Golf cao cấp trên toàn quốc.
- Thoải mái sử dụng dù ở nội địa hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
- Chi trả hoàn tiền, hay còn gọi là cashback (áp dụng đối với một vài thẻ nhất định).
Thẻ đen là gì và những đặc quyền của loại thẻ này
1. Khái niệm về thẻ từ và thẻ chip
Dù đã dừng phát hành, nhưng nhiều người vẫn đang sử dụng thẻ từ mà chưa đổi sang thẻ chip. Khi đã phân biệt các loại thẻ này , bạn sẽ hiểu được ưu thế nổi bật của thẻ chip. Trước hết, hãy cùng TNEX nhắc lại về khái niệm của chúng.
Thẻ từ
Thẻ từ là loại thẻ có dải băng từ màu đen ở mặt sau để lưu trữ thông tin. Mỗi khi đưa vào cây ATM hoặc quẹt qua máy POS, chủ thẻ được nhận diện nhờ vào những thông tin này.
Thẻ chip
Khác với thẻ từ, thẻ chip sở hữu một con chip điện tử gắn ở mặt trước. Thông tin chủ thẻ được mã hóa và chứa đựng trong chính con chip này.
2. Phân biệt các loại thẻ ngân hàng: So sánh hai loại thẻ
Dựa vào các tiêu chí so sánh, chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được hai loại thẻ trên như sau.
Số loại thẻ
- Thẻ từ: Chỉ có một loại.
- Thẻ chip: Có đến 3 loại thẻ chip khác nhau. Đó là thẻ chip tiếp xúc, thẻ phi tiếp xúc (contactless) và thẻ chip giao diện kép.
Cấu tạo
- Thẻ từ: Có một dải vạch đen ở mặt sau, thông tin cá nhân được lưu sau dải này.
- Thẻ chip: Mặt trước được gắn 1 con chip điện tử, mặt sau có dải băng như thẻ từ.
Độ bền
- Thẻ từ: Dải băng từ dễ bị trầy xước, vậy nên khi sử dụng và bảo quản thì cần phải chú ý.
- Thẻ chip: Mã hóa của chip thay đổi liên tục, vì thế bạn không cần quá lo lắng về độ bền của thẻ chip.
Cách sử dụng
- Thẻ từ: Quẹt thẻ.
- Thẻ chip: Quẹt thẻ, quét con chip hoặc chạm chip vào ô quét.
Mức độ bảo mật thông tin
- Thẻ từ: Dữ liệu được lưu trên băng từ và kẻ xấu có thể lợi dụng hệ thống máy quẹt để giải mã và lấy cắp thông tin. -> Bảo mật thấp
- Thẻ chip: Thông tin chủ thẻ được mã hóa theo tiêu chuẩn EMV với quy trình 8 bước -> Bảo mật cao
Nhận dạng chủ thẻ
- Thẻ từ: Dựa vào băng từ hoặc chữ ký của chủ thẻ ở mặt sau để nhận dạng. -> Đơn giản
- Thẻ chip: Chip nhận dạng chủ thẻ thông qua mã pin. ->Phức tạp
Được tích hợp nhiều ứng dụng
- Thẻ từ: Không được tích hợp nhiều ứng dụng.
- Thẻ chip: Có thể tích hợp được nhiều ứng dụng như thẻ sinh viên, sổ tiết kiệm,…
Xem thêm:
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng hay bị nhầm lẫn (Phần 2)
1. Khái niệm về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng giúp bạn sử dụng chúng thuận tiện hơn trong cuộc sống thường ngày. Nhưng trước hết, chúng ta hãy cùng nhắc lại khái niệm về hai loại thẻ: tín dụng và ghi nợ.
Thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng còn được gọi với cái tên tiếng Anh là Credit Card. Với thẻ tín dụng, bạn có thể thanh toán dù trong thẻ không còn tiền. Nói đơn giản hơn, chiếc thẻ này cho phép bạn chi tiêu trước, trả tiền sau, chỉ cần số tiền đó nằm trong hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho mỗi thẻ.
Khi đến kỳ hạn thanh toán, bạn phải trả lại đầy đủ số tiền cho bên ngân hàng. Sau thời gian đó nếu bạn vẫn chưa trả đủ, khoản còn nợ sẽ bị tính lãi theo quy định.
Thẻ ghi nợ
Thẻ ghi nợ (Debit Card) là một loại thẻ dùng để thanh toán thay cho tiền mặt. Đây là thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng của bạn, vậy nên có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu. Bạn chỉ có thể quẹt thẻ, chuyển khoản,… khi số tiền nhỏ hơn hoặc bằng số dư tài khoản.
2. Phân biệt các loại thẻ ngân hàng: So sánh hai loại thẻ
Dựa vào các tiêu chí so sánh, chúng ta dễ dàng phân biệt được hai loại thẻ trên như sau.
Cấu tạo thẻ
- Thẻ tín dụng: Có biểu tượng chữ CREDIT trên thẻ, mặt sau có tô chữ ký dành cho người chủ thẻ.
- Thẻ ghi nợ: Chữ DEBIT ở bên trên hoặc bên dưới biểu tượng đơn vị thanh toán.
Chức năng
- Thẻ tín dụng: Có thêm chức năng chuyển đổi trả góp với lãi suất 0-1%.
- Thẻ ghi nợ: Chỉ có chức năng rút tiền, thanh toán hóa đơn thay cho tiền mặt.
Điều kiện làm thẻ
- Thẻ tín dụng: Người mở phải có công việc ổn định, hợp đồng lao động, sao kê thu nhập bình quân hàng tháng,…
- Thẻ ghi nợ: Chỉ cần có CMND/CCCD
Các khoản phí
- Thẻ tín dụng: Phí rút tiền là 0-4% tổng số tiền bạn rút, phí thường niên khá cao và đồng thời miễn phí dịch vụ banking/Internet banking.
- Thẻ ghi nợ: Phí rút tiền và phí thường niên đều thấp, tuy nhiên dịch vụ banking/Internet banking có thể mất phí tùy một số ngân hàng.
Giới hạn chi tiêu
- Thẻ tín dụng: Bằng hạn mức được ngân hàng cấp.
- Thẻ ghi nợ: Bằng số tiền mà bạn nạp vào tài khoản.
Chương trình ưu đãi
- Thẻ tín dụng: Ngân hàng phát hành thẻ cũng như các đối tác liên tục đưa ra những ưu đãi hấp dẫn.
- Thẻ ghi nợ: Gần như không có chương trình ưu đãi nào.
Lịch sử tín dụng
- Thẻ tín dụng: Điểm cũng như xếp hạng tín dụng của bạn chịu ảnh hưởng bưởi lịch sử tín dụng.
- Thẻ ghi nợ: Không ảnh hưởng tới việc bạn sử dụng thẻ.
Xem thêm:
Phân biệt các loại thẻ ngân hàng hay bị nhầm lẫn (Phần 1)
Khái niệm
Thẻ ghi nợ hay còn gọi là Debit Card là một trong những sản phẩm thẻ căn bản của các ngân hàng. Đây được xem là một hình thức thay thế tiền mặt phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể liên kết với tài khoản ngân hàng nhờ thẻ ghi nợ. Trong thẻ có bao nhiêu tiền, thì bạn có thể sử dụng bấy nhiêu, không thể sử dụng vượt mức bạn có. Hình thức này khác với việc làm thẻ tín dụng là chi tiêu trước rồi mới trả tiền sau.
Thẻ ghi nợ có tính năng gì?
- Rút tiền tại tất cả các cây ATM nhanh chóng, dễ dàng
- Thanh toán hóa đơn dịch vụ tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ ATM hay máy POS
- Liên kết với ví điện tử, các dứng dụng đặt hàng online
- Dễ dàng thanh toán trên các thiết bị bằng điện thoại di động: Ví Momo, Ví Zalo Pay, Ví Moca,…
- Có thể thanh toán hóa đơn online nhanh chóng, dễ dàng và an toàn với thẻ Debit đã đăng ký internet banking
- Chuyển tiền liên quân ngân hàng 24/7 tại ATM và ứng dụng chuyển tiền.
- Gửi tiết kiệm trực tiếp từ thẻ Debit
…..
So sánh thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế
Hiện nay, có 2 loại thẻ ghi nợ chính: thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

(Nguồn: internet)
Mỗi loại thẻ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau mà bạn có thể dễ dàng so sánh dựa vào bảng trên. Như việc thẻ ghi nợ quốc tế có phạm vi giao dịch lớn hơn thì lại mất nhiều phí hơn. Dựa vào nhu cầu cá nhân mà các bạn có thể chọn mở loại thẻ theo nhu cầu sử dụng của mình.
Tại TNEX, bạn cũng có thể mở ngay một tài khoản ngân hàng và quan trọng là được MIỄN PHÍ tất cả các loại phí. Không phí chuyển tiền, không phí rút tiền. Không phí thường niên, không phí quản lý tài khoản và không phí duy trì tài khoản. Tham gia vào vũ trụ TNEX ngay thôi!