Freelancer là gì? Top 5 công việc freelancer cho sinh viên
1. Freelancer là gì?
Để tìm hiểu freelancer là gì, trước hết bạn cần hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “freelance” có nguồn gốc từ thời Trung cổ, cụ thể hơn là vào những năm 1800. Nó dùng để ám chỉ những người lính đánh thuê có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào mà người trả tiền giao cho.
Qua hơn 200 năm, “freelance” ngày nay được định nghĩa là việc làm tự do và tạm thời. Những công việc này không hề có tính ràng buộc về mặt thời gian hay địa điểm. Khách hàng hoặc chủ dự án sẽ chỉ quan tâm đến độ hoàn thiện cùng chất lượng của sản phẩm.
Thế còn freelancer là gì?
Qua đó, bạn có thể hiểu đơn giản freelancer chính là người làm việc tự do. Vì không bị ràng buộc bởi công ty hay doanh nghiệp nào, họ có thể cung cấp dịch vụ của mình cho người thuê trả giá cao nhất, hoặc phục vụ nhiều người cùng một lúc.
Mặt khác, họ vẫn có thể lựa chọn hợp tác lâu dài với bên khách hàng nếu muốn. Nhưng vì không ký hợp đồng lao động, họ sẽ không được hưởng quyền lợi như nhân viên chính thức. Chẳng hạn như phúc lợi bảo hiểm, các chế độ an sinh xã hội,…
2. 5 công việc freelancer dành cho sinh viên
Đối với các bạn sinh viên, việc trở thành freelancer là một hướng đi cực kỳ lý tưởng. Quỹ thời gian dành cho học tập được duy trì trong khi bản thân lại có thêm thu nhập. Không chỉ vậy, đây cũng là trải nghiệm thực tế để mỗi người trau dồi thêm kỹ năng. Nhờ đó, quá trình thực tập hay xin việc trong tương lai sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nếu là sinh viên, dưới đây sẽ là danh sách 5 công việc freelancer mà bạn nên tham khảo.
- Viết lách: Không chỉ những ai thích bay bổng với câu chữ, ngay cả dân khối A, B cũng có thể lựa chọn công việc này. Nếu luyện tập chăm chỉ đều đặn, trình độ của bạn chắc chắn sẽ được nâng cao theo thời gian.
Bạn có thể thử sức với bài SEO, bài đăng Facebook, tin tức báo chí,… Bởi sự đa dạng về mặt hình thức cũng như thể loại nội dung, viết lách đang dần chiếm vị trí “công việc quốc dân” giữa trăm ngàn công việc freelancer.
- Thiết kế đồ họa: Tưởng chừng là chuỗi thao tác đơn giản với các phần mềm, công cụ, song công việc này vẫn đòi hỏi bạn phải có con mắt thẩm mỹ ở mức độ khá trở lên. Điều này trái ngược với viết lách, vì để làm tốt bạn cần năng khiếu và sáng tạo. Ngoài ra, bên cạnh sự cần cù, bạn cũng phải rèn tính cẩn thận và tỉ mỉ.
Ấn phẩm truyền thông, tờ rơi quảng cáo hay mẫu template thiết kế sẽ là những đầu việc bạn đảm nhận nếu trở thành freelancer về thiết kế đồ họa
- Dịch thuật: Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Trung,… thì công việc này đích thị dành cho bạn. Với lợi thế sẵn có, bạn chỉ cần tập trung nghiên cứu thêm kiến thức và từ vựng chuyên ngành. Bên cạnh đó, đừng quên trau dồi cả tiếng Việt để chuyển ngữ chính xác và mượt mà hơn nhé.
- Lập trình: Một lập trình viên tự do sẽ có nhiệm vụ lập trình website, thiết kế ứng dụng điện thoại,… Thêm nữa, bạn có thể đưa ra dịch vụ như SEO, quản lý hoặc phân tích cơ sở dữ liệu. Tất nhiên, kiến thức cơ bản như HTML, Javascript,… là điều kiện bắt buộc để bạn làm công việc này.
- Affiliate: Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, công việc affiliate đang dần phổ biến rộng rãi. Hãy tham khảo chương trình Affiliate Marketing của các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, hoặc các thương hiệu lớn khác để hiểu thêm về loại hình này.
Xem thêm:
- Làm sao để lựa chọn một công việc phù hợp?
- Sinh viên có nên đi làm thêm để trang trải tài chính không?
- “Chơi” thôi mà vẫn ra tiền, tin được không?
Freelancer là gì? Top 5 công việc freelancer cho sinh viên
1. Dự tính mức thu nhập hàng tháng của bạn
Một freelancer quản lý tài chính hiệu quả là người dự tính được mức thu nhập hàng tháng. Trước hết, bạn cần kiểm tra và thống kê lại số tiền từ công việc freelancer và cả số tiền mà bạn đầu tư cho các dự án đó.
Nếu con số giữa các tháng chênh lệch nhau quá nhiều, bạn có thể lấy tổng số tiền mình kiếm được trong cả năm vừa qua rồi chia đều cho 12 tháng. Trong trường hợp bạn mới bắt đầu cách đây không lâu, hãy chia đều cho số tháng bạn làm nghề.
Một bản dự toán tài chính sẽ hoàn chỉnh khi mức thu nhập được dự trù cụ thể. Nhờ đó, bạn vừa dễ dàng quản lý tài chính, vừa kiểm soát được lượng tiền đầu tư trong tương lai gần.
2. Freelancer quản lý tài chính với hai tài khoản ngân hàng
Việc làm freelancer của bạn ngày càng mở rộng, làm phát sinh các khoản phí phục vụ việc nâng cấp cải tiến. Có thể kể đến như tiền mua thêm phần mềm, công cụ hay các trang thiết bị,… Khi ấy, một phần thu nhập của bạn sẽ dùng để chi trả các khoản này.
Chính vì thế, bạn nên sở hữu hai tài khoản ngân hàng tách biệt. Một tài khoản dùng cho công việc và cái còn lại thì dùng cho cá nhân. Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng phân chia nguồn tiền cho hai mục đích này. Kể cả bạn chỉ làm freelancer bán thời gian, điều này cũng hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc quản lý tài chính.
3. Tiết kiệm càng nhiều càng tốt
Hãy chắc chắn rằng số tiền bạn kiếm được phải đủ để lo cho cuộc sống của chính bạn. Nhiều bạn trẻ tuy không có thu nhập đều đặn nhưng lại tiêu xài phung phí. Dần dần, họ có thể rơi vào tình trạng vật lộn với đồng tiền, thậm chí là nợ nần chồng chất. Muốn tránh viễn cảnh ấy, bạn nên cân nhắc cắt giảm các khoản chi tiêu một cách tối đa. Chỉ ưu tiên những nhu cầu thiết yếu để đảm bảo chất lượng sống ở mức vừa đủ.
Ngoài ra, bạn hãy kết hợp với việc lập danh sách chi tiêu cá nhân và công việc. Trong đó, mạnh dạn gạch bớt những thứ không quan trọng, ví dụ như đặt đồ sale, một vài món linh tinh,… Không được tự ý thêm bất cứ khoản mục nào vào danh sách này. Bởi nó có thể xuất phát từ sự hứng thú nhất thời của bạn. Liên tục nhắc nhở bản thân, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi đáng kể đấy!
4. Freelancer quản lý tài chính nhờ quỹ dự phòng
Vậy trong trường hợp khẩn cấp, bạn phải làm gì để không ảnh hưởng đến danh sách chi tiêu? Câu trả lời chính là quỹ ngân sách dự phòng. Hãy chuẩn bị quỹ dự phòng đủ để trang trải tất cả chi phí trong một năm.
Số tiền này sẽ đảm bảo công việc freelancer của bạn tiếp diễn trong lúc tìm cách xử lý vấn đề phát sinh. Tưởng chừng lằng nhằng rắc rối, song đây có thể chính là chiếc phao cứu sinh của bạn. Bởi công việc freelancer không ổn định, nên rủi ro hoàn toàn có thể xảy đến bất ngờ. Đặc biệt, nếu muốn mở riêng một tài khoản ngân hàng cho quỹ, bạn hãy chọn loại có lãi suất cao nhất.
Xem thêm:
- 5 bí kíp giúp bạn quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
- 50/30/20 – Quy tắc vàng trong quản lý tài chính
- Những cách quản lý tài chính hiệu quả cho Gen Z