Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả chưa chắc bạn đã biết
1. Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm thể hiện khả năng cộng tác, làm việc của cá nhân với một nhóm người, một tập thể chung. Chẳng hạn như bạn bè, đồng nghiệp, hoặc đôi khi là gia đình, người thân,…
Vì cùng hướng đến mục tiêu chung, làm việc nhóm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho từng thành viên. Mặt khác, văn hóa Việt Nam lại luôn đề cao tính cộng đồng cùng sự đoàn kết giữa mọi người. Do vậy, kỹ năng này vô cùng cần thiết với tất cả mọi người. Trẻ nhỏ hay người lớn, học sinh sinh viên hay người đi làm, ai ai cũng đều làm việc nhóm.
2. Lợi ích của làm việc nhóm
Quan trọng như thế, nhưng cụ thể làm việc nhóm mang lại lợi ích gì? Dưới đây sẽ là một số điểm nổi bật.
-
Gia tăng sự kết nối.
Thông qua quá trình làm việc nhóm, các thành viên được kết nối với nhau nhiều hơn. Chúng ta bắt buộc phải giao tiếp, trao đổi, trò chuyện với nhau nếu muốn hoàn thành phần việc. Những buổi họp, buổi brainstorm cũng là cơ hội để mọi người có thể chia sẻ, tâm sự. Càng hiểu về nhau, nhóm càng loại bỏ được nhiều trở ngại và hoạt động trơn tru hơn.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng,… của mỗi người cũng được cải thiện đáng kể.
-
Nâng cao năng suất công việc
Không một ai được coi là hoàn hảo. Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Khi làm việc trong một tập thể, điểm mạnh của người này có thể bù đắp cho điểm yếu của người khác. Hơn nữa, bằng việc quan sát học hỏi, chúng ta hoàn toàn khắc phục được điểm yếu của bản thân. Khả năng của cả nhóm vì thế mà tiến bộ theo từng ngày.
Không chỉ vậy, mỗi phương án đều phải nhận được sự đồng thuận của số đông. Dưới góc nhìn đa chiều khách quan như vậy, tính tối ưu luôn được đảm bảo. Năng suất công việc chắc chắn sẽ nâng cao.
-
Rèn tính kỷ luật
Trong một tập thể, mọi thành viên đều phải tôn trọng quy định chung cũng như ý kiến số đông. Không ai được làm việc tùy ý, không tuân theo một nguyên tắc hay trật tự nào. Duy trì thái độ đúng mực, ý thức làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp công việc đạt kết quả như ý.
3. Những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả bạn cần biết
- Lắng nghe
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức và phân công công việc
- Quản lý thời gian
- Đàm phán và thuyết phục
- Lãnh đạo
- Giải quyết mâu thuẫn
- Tư duy phản biện
Xem thêm:
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả chưa chắc bạn đã biết
1. HR là gì?
Vậy HR là gì? Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào thế kỷ 19, thời điểm quan hệ lao động giữa người chủ và nhân viên bắt đầu được chú trọng hơn. Đây cũng là lúc môi trường làm việc đang dần hình thành các định nghĩa như đánh giá lựa chọn hay hành vi tổ chức.
Viết tắt cho cụm từ Human Resources trong tiếng Anh, HR được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực. Những người làm nghề HR sẽ phụ trách công việc liên quan đến quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như tuyển dụng nhân viên, thực hiện các chính sách với người lao động, đào tạo nhân sự,…
Nguồn nhân lực là một thành tố quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Do đó, bộ phận HR có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển chung của công ty. Hiện nay, ở một số nơi, HR sẽ làm cả phần công việc về hành chính văn phòng (General Affair).
2. Công việc của bộ phận HR trong doanh nghiệp là gì?
Nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty, bộ phận HR đảm nhận những nhiệm vụ chính như sau.
Tuyển dụng
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng phù hợp với nhu cầu công việc.
- Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tìm kiếm, thu hút các ứng viên tiềm năng.
- Duy trì mối liên hệ với các nguồn cung nhân lực. Ví dụ các trường Đại học, đơn vị đào tạo,…
- Đưa ra phương án giúp nhân viên trong công ty nâng cao chất lượng làm việc.
Quản lý về tiền lương, hợp đồng, bảo hiểm
- Tính toán lương thưởng, phụ cấp cũng như chế độ phúc lợi cho nhân viên.
- Quyết toán thuế TNCN
- Quản lý hợp đồng lao động của CBNV, theo dõi thời hạn cùng các điều khoản với từng chức vụ.
- Phụ trách xử lý mọi vấn đề về bảo hiểm và báo cáo định kỳ.
Đào tạo
- Triển khai và theo dõi kế hoạch đào tạo CBNV.
- Giám sát quy trình và đánh giá kết quả.
- Đề xuất giải pháp và mục tiêu nhằm nâng cao trình độ CBNV, đảm bảo đúng với định hướng phát triển chung.
3. Ngành HR bao gồm những vị trí nào?
Có rất nhiều vị trí công việc trong ngành HR. Tùy thuộc vào quy mô nhân sự cũng như nhu cầu công việc, các vị trí này trong một doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi nhất định. Cụ thể, chúng bao gồm:
- Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự
- HR manager: Trưởng phòng nhân sự
- HR admin: Quản trị hành chính – nhân sự
- Recruitment Specialist: Chuyên viên tuyển dụng
- Training and Development Specialist: Chuyên viên đào tạo và phát triển
- Compensations and Benefits Specialist/Chuyên viên C&B: Chuyên viên tiền lương và phúc lợi
HR là gì và những điều bạn cần biết về nghề nghiệp này
1. Freelancer là gì?
Để tìm hiểu freelancer là gì, trước hết bạn cần hiểu được ý nghĩa của nó. Từ “freelance” có nguồn gốc từ thời Trung cổ, cụ thể hơn là vào những năm 1800. Nó dùng để ám chỉ những người lính đánh thuê có thể thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào mà người trả tiền giao cho.
Qua hơn 200 năm, “freelance” ngày nay được định nghĩa là việc làm tự do và tạm thời. Những công việc này không hề có tính ràng buộc về mặt thời gian hay địa điểm. Khách hàng hoặc chủ dự án sẽ chỉ quan tâm đến độ hoàn thiện cùng chất lượng của sản phẩm.
Thế còn freelancer là gì?
Qua đó, bạn có thể hiểu đơn giản freelancer chính là người làm việc tự do. Vì không bị ràng buộc bởi công ty hay doanh nghiệp nào, họ có thể cung cấp dịch vụ của mình cho người thuê trả giá cao nhất, hoặc phục vụ nhiều người cùng một lúc.
Mặt khác, họ vẫn có thể lựa chọn hợp tác lâu dài với bên khách hàng nếu muốn. Nhưng vì không ký hợp đồng lao động, họ sẽ không được hưởng quyền lợi như nhân viên chính thức. Chẳng hạn như phúc lợi bảo hiểm, các chế độ an sinh xã hội,…
2. 5 công việc freelancer dành cho sinh viên
Đối với các bạn sinh viên, việc trở thành freelancer là một hướng đi cực kỳ lý tưởng. Quỹ thời gian dành cho học tập được duy trì trong khi bản thân lại có thêm thu nhập. Không chỉ vậy, đây cũng là trải nghiệm thực tế để mỗi người trau dồi thêm kỹ năng. Nhờ đó, quá trình thực tập hay xin việc trong tương lai sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nếu là sinh viên, dưới đây sẽ là danh sách 5 công việc freelancer mà bạn nên tham khảo.
- Viết lách: Không chỉ những ai thích bay bổng với câu chữ, ngay cả dân khối A, B cũng có thể lựa chọn công việc này. Nếu luyện tập chăm chỉ đều đặn, trình độ của bạn chắc chắn sẽ được nâng cao theo thời gian.
Bạn có thể thử sức với bài SEO, bài đăng Facebook, tin tức báo chí,… Bởi sự đa dạng về mặt hình thức cũng như thể loại nội dung, viết lách đang dần chiếm vị trí “công việc quốc dân” giữa trăm ngàn công việc freelancer.
- Thiết kế đồ họa: Tưởng chừng là chuỗi thao tác đơn giản với các phần mềm, công cụ, song công việc này vẫn đòi hỏi bạn phải có con mắt thẩm mỹ ở mức độ khá trở lên. Điều này trái ngược với viết lách, vì để làm tốt bạn cần năng khiếu và sáng tạo. Ngoài ra, bên cạnh sự cần cù, bạn cũng phải rèn tính cẩn thận và tỉ mỉ.
Ấn phẩm truyền thông, tờ rơi quảng cáo hay mẫu template thiết kế sẽ là những đầu việc bạn đảm nhận nếu trở thành freelancer về thiết kế đồ họa
- Dịch thuật: Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Trung,… thì công việc này đích thị dành cho bạn. Với lợi thế sẵn có, bạn chỉ cần tập trung nghiên cứu thêm kiến thức và từ vựng chuyên ngành. Bên cạnh đó, đừng quên trau dồi cả tiếng Việt để chuyển ngữ chính xác và mượt mà hơn nhé.
- Lập trình: Một lập trình viên tự do sẽ có nhiệm vụ lập trình website, thiết kế ứng dụng điện thoại,… Thêm nữa, bạn có thể đưa ra dịch vụ như SEO, quản lý hoặc phân tích cơ sở dữ liệu. Tất nhiên, kiến thức cơ bản như HTML, Javascript,… là điều kiện bắt buộc để bạn làm công việc này.
- Affiliate: Với sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội, công việc affiliate đang dần phổ biến rộng rãi. Hãy tham khảo chương trình Affiliate Marketing của các sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada, hoặc các thương hiệu lớn khác để hiểu thêm về loại hình này.
Xem thêm:
- Làm sao để lựa chọn một công việc phù hợp?
- Sinh viên có nên đi làm thêm để trang trải tài chính không?
- “Chơi” thôi mà vẫn ra tiền, tin được không?
Freelancer là gì? Top 5 công việc freelancer cho sinh viên
1. Tạo dựng các mối quan hệ
Để thăng tiến trong công việc, trước hết bạn phải thiết lập và xây dựng các mối quan hệ. Điều này vốn quan trọng ngay cả trong cuộc sống hàng ngày chứ không chỉ riêng môi trường công sở. Tiếp xúc với nhiều người, bạn sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân. Hơn nữa, khi gặp rắc rối, bạn có thể tận dụng mạng lưới quan hệ và tìm sự giúp đỡ.
Bởi vậy, hãy chủ động trong những bữa tiệc, hoạt động ngoại khóa của công ty. Đây chính là cơ hội để bạn giao lưu làm quen với tất cả mọi người. Qua những buổi trò chuyện tâm sự, đôi bên sẽ hiểu về nhau hơn trước. Thêm vào đó, giúp đỡ đồng nghiệp cũng là một cách hay để bày tỏ sự thân thiện. Từ đó, mối quan hệ giữa bạn và họ trở nên gắn bó, thân thiết hơn rất nhiều.
2. Thăng tiến trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao
Tinh thần trách nhiệm hiểu đơn giản là thái độ với các nhiệm vụ được giao, coi trọng từng phần việc cần hoàn thành. Không chỉ vậy, điều này còn được thể hiện qua sự quyết tâm vượt khó để công việc đạt được hiệu quả cao nhất.
Là một bước tiến mới trong công việc, vì thế dĩ nhiên muốn thăng tiến thì bạn phải thật sự toàn tâm toàn ý với công việc mình đang làm. Trở thành người có tinh thần trách nhiệm cao, bạn sẽ góp phần xây dựng một đội ngũ năng suất. Đồng nghiệp và lãnh đạo luôn đặt niềm tin lớn vào những ai sẵn sàng gánh vác trách nhiệm mà không né tránh.
3. Thẳng thắn góp ý xây dựng
Sự thành thật là biểu hiện của những người thực sự quan tâm. Thoải mái nói lên những quan điểm của mình chứng minh rằng bạn trân trọng công việc này, trân trọng những người đang đồng hành bên bạn như thế nào. Mọi người sẽ vì thế mà an tâm hơn khi làm việc cùng bạn, thay vì sự đề phòng sau những lời nịnh nọt hay khen đểu.
Tất nhiên, thẳng thắn thật thà cũng có lúc thua thiệt. Sự chân thành phải được bộc lộ một cách khéo léo để đối phương không cảm thấy bị vùi dập hay thiếu tôn trọng. Hãy luôn nhớ rằng mục đích duy nhất của bạn là muốn mọi người đều tốt lên. Dùng câu từ sao cho đúng và đủ sẽ cứu bạn khỏi những tình huống đi quá giới hạn.
4. Thăng tiến trong công việc nhờ sự rõ ràng và khoa học
Khi đã nắm rõ vị trí và nhiệm vụ của mình trong công ty, bạn mới có được bước chuyển mình rõ rệt. Những phương thức sáng tạo, cách làm đột phá chỉ có thể thực hiện khi bạn gắn nó với bản chất công việc. Trái lại, nếu bạn chỉ làm như được lập trình sẵn, chắc chắn bạn sẽ mãi mãi là chiếc máy đó. Tự nâng cấp chính mình, công việc tự khắc đạt kết quả tích cực, và bạn sẽ nhận được sự đánh giá xứng đáng để nhận lấy trọng trách cao cả hơn.
Mặt khác, sắp xếp công việc khoa học hợp lý là bước đầu tiên cần làm khi muốn nâng cao hiệu quả làm việc. Đây cũng chính là yếu tố cần có của người làm các vị trí quản lý, trưởng phòng, lãnh đạo khi phải quán xuyến nhiều đầu công việc. Luyện tập cho mình thói quen này khi còn là cấp dưới sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều sau này.
5. Luôn đặt bản thân vào vị trí của người khác
Chúng ta lúc nào cũng cần tự tin vào bản thân, tuy nhiên không phải vì thế mà phủ nhận tất cả những ý kiến còn lại. Không ai hoàn hảo cả, vậy nên mỗi người đều tiếp cận vấn đề theo cách của riêng mình. Đặt bản thân vào vị trí của người khác sẽ tạo cho bạn góc nhìn đa chiều toàn diện và khách quan nhất. Mỗi giải pháp bạn đưa ra sẽ giải quyết triệt để vấn đề tồn đọng, đồng thời phát huy điểm mạnh trong suy nghĩ của những người còn lại.
Xem thêm:
Thăng tiến trong công việc như thế nào?
1. Công việc phù hợp theo năng lực bản thân
Mỗi người chúng ta có một điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Công việc phù hợp sẽ là công việc mà bạn có thể tận dụng thế mạnh của bản thân, phát huy nó để từ đó tạo ra giá trị. Tuy nhiên, đôi khi công việc phù hợp lại là công việc giúp bạn khắc phục khuyết điểm, hoàn thiện năng lực qua thời gian. Tùy vào định hướng phát triển, bạn có thể lựa chọn một trong hai hướng trên.
Cần lưu ý rằng, khi bạn nhận một công việc quá sức với mình, hiệu quả sẽ giảm đi đáng kể, đồng thời mang lại nhiều tác động tiêu cực đến bạn nói chung và công việc nói riêng. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng mức độ dễ khó của công việc bạn dự tính chọn.
2. Công việc phù hợp tính cách và sở thích cá nhân
Nếu bạn là người năng động, khéo ăn khéo nói, bạn có thể sẽ phù hợp với nhóm ngành nghề thiên về sáng tạo hoặc ngoại giao. Mặt khác, nếu bạn có tính cách hướng nội, cầu toàn hay tỉ mỉ, thì vị trí kế toán hoặc nhân sự tại các doanh nghiệp sẽ là những lựa chọn thích hợp.
Trong những năm gần đây, vô số ngành nghề mới liên tục xuất hiện, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thị trường lao động. Nhờ vậy, bạn có thể tha hồ tìm kiếm một công việc mà bạn thật sự thích thú khi làm. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để kiên trì mỗi ngày.
3. Công việc phù hợp dựa vào nhu cầu của xã hội
Khi đã hiểu rõ bản thân có thể làm gì và muốn làm gì, việc tiếp theo bạn cần làm chính là tìm hiểu chi tiết các ngành nghề bạn muốn theo đuổi. Qua các nguồn thông uy tín và chất lượng như Trung tâm dự báo nguồn nhân lực, các tài liệu về thị trường lao động, hay những người đi trước có nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về môi trường ngành, về tiềm năng cũng như xu hướng trong tương lai gần.
Một công việc hội tụ đầy đủ 3 yếu tố kể trên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất đối với mỗi cá nhân. Đây chính là thuyết con nhím – phương pháp lựa chọn công việc phù hợp hiệu quả được ứng dụng rộng rãi. Hãy thử đặt cho mình thật nhiều câu hỏi liên quan đến các yếu tố trên, tìm điểm giao thoa giữa những đáp án để biết công việc phù hợp với mình là gì nhé!
Xem thêm:
Làm sao để lựa chọn một công việc phù hợp?
1. Làm đẹp Profile cá nhân.
Linkedin cho phép bạn tạo trang cá nhân với đầy đủ thông tin như một bản CV tích hợp mạng xã hội, bởi bạn hoàn toàn có thể post bài, chia sẻ quản điểm cá nhân, ghi dấu vào những sự kiện đặc biệt….
Nhưng ghi nhớ rằng, Linkedin không phải một nơi giống như Facebook hay Instagram, Linkedin đòi hỏi nhiều sự chuyên nghiệp hơn. Hãy tạo ra những bài viết thật giá trị và chất lượng để xây dựng hồ sơ thật đẹp cho bản thân nha.
2. Chủ động xây dựng networking.
Khi bạn mới tạo tài khoản mới trên Linkedin, Linkedin sẽ nhanh chóng đề xuất cho bạn một số người quen có điểm chung với bạn. Bạn có thể xem profile của họ và chủ động kết nối. Các kết nối của LinkedIn sẽ được phần thành 3 loại:
- Loại 1: Những người mà bạn đã kết nối với họ hoặc ngược lại
- Loại 2: Những bên ngoài, đã connect với người nằm trong network của bạn – có thể coi là những network tiềm năng mà bạn có thể chủ động kết nối (Nói dễ hiểu thì là bạn của bạn chúng mình đó)
- Loại 3: Những người đã nằm trong network của nhóm 2nd (Bạn của bạn của bạn của mình). Tất nhiên, chúng ta cũng có thể connect với họ.
Như vậy, networking càng rộng, bạn càng có cơ hội lọt vào mắt xanh của nhiều nhà tuyển dụng đó. Một điểm đặc biệt nhất của LinkedIn chính là khả năng thông báo tới bạn ngay khi có 1 nhà tuyển dụng đã xem hồ sơ cá nhân của mình. Các tài khoản cũng sẽ có quyền hiển thị số lượt truy cập vào hồ sơ của họ và số lần họ đã xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nhờ đó bạn có thể biết độ “xịn” của các ứng viên trên mạng xã hội tuyển dụng này. Bên cạnh đó, hãy chăm chỉ tham gia vào các hội nhóm, điều này sẽ làm profile bạn uy tín hơn so với những profile không tham gia vào những group này.
3. Sử dụng phễu lọc trên thanh công cụ tìm kiếm và tối ưu từ khoá.
Tuỳ theo job title và kinh nghiệm làm việc cũng như lĩnh vực chuyên môn, bạn tuỳ chọn trên phễu lọc và Linkedin sẽ gửi đến bạn các vị trí công việc phù hợp. Bạn còn có thể truỳ chỉnh các mục như: ngày đăng tinn, mức độ kinh nghiệm, khu vực,…
Nâng cao hơn, thay vì chỉ gõ job title, bạn còn có thể cho nội dung vào dấu ngoặc kép, kết quả sẽ cho ra những hồ sơ tối ưu hoá chuẩn them cụm từ tương ứng mà bạn muốn tìm.
Ngoài ra, nếu muốn tìm kiếm kết hợp nhiều từ khóa, hãy thêm lệnh “AND” (nhớ viết hoa hết nhé), “OR” hoặc “NOT” (khi không muốn có các kết quả tìm kiếm chứa nội dung nào đó) vào giữa các từ khóa tìm kiếm.
Công cụ sinh ra để hỗ trợ con người, đừng ngại tiếp nhận và mày mò trên những nền tảng này nhé. TNEX chúc các bạn sớm có công việc như ý!
1001 TIPS TÌM VIỆC HIỆU QUẢ TRÊN LINKEDIN
Bạn có biết: Một người trưởng thành trung bình dành tới 10-14 năm chỉ để làm việc, tức đã mất tới 20-25% thời gian của một đời người! Và điều đáng sợ hơn nữa chính là trên thực tế có tới 80% người đều đang chán ghét công việc mình làm. Dĩ nhiên, không phải cứ vứt bỏ gánh nặng kinh tế mà theo đuổi đam mê để có sự nghiệp cá nhân hoàn hảo là dễ dàng, là đúng đắn và cũng không phải có một công việc như mong muốn thì bạn có thể lúc nào cũng vui vẻ, nhàn nhã mà không hề gặp khó khăn nào.
Theo Mark Manson, để có một sự nghiệp cá nhân hoàn hảo thì phải cân bằng giữa ba yếu tố
- Thứ nhất, điều bạn coi trọng
- Thứ hai, điều bạn giỏi
- Cuối cùng, điều thế giới, xã hội coi trọng
Một khi đã trải qua ba bước để xác định ba điều trên thì cũng là lúc bạn có thể tìm ra được hướng đi cho sự nghiệp của bản thân.
1. Tìm kiếm điều bạn coi trọng để có sự nghiệp cá nhân hoàn hảo
Trong thời gian đầu của quá trình đi tìm kiếm sự nghiệp hoàn hảo, nhiều người thường bắt đầu ở việc đặt câu hỏi: “Mình đam mê điều gì?”. Thế nhưng thực chất câu hỏi này lại không quá là chính xác để được sử dụng trong ngữ cảnh sự nghiệp. Bởi rất nhiều người rất dễ nhầm tưởng thú vui thông thường như thích chơi game, thích vẽ, thích chơi guitar,… những thứ được ta làm mà không bị vướng phải bất kỳ áp lực nào khi thực hiện nó, với điều bạn quan tâm, điều có thể giúp bạn tìm được sự nghiệp đúng đắn.
Vậy nên câu hỏi được đặt ra phải là: Bạn coi trọng cái gì? Một khi bạn có điều để coi trọng, bạn sẽ vừa không chỉ tìm thấy niềm vui khi làm việc mà còn tìm thấy những ý nghĩa, có động lực để thực hiện.
Bạn có bao giờ thấy bản thân thích tính toán, lập ngân sách cá nhân, tìm cách đầu tư gia tăng tài sản không chỉ cho bản thân mà còn giúp những người khác xung quanh bạn; hay đơn giản hơn là luôn muốn trang hoàng lại nội thất của bất kỳ căn nhà nào bạn đặt chân vào để chúng đẹp hơn. Tất cả những việc mà bạn đang làm và chú tâm tới chúng tới mức “không bình thường” kể cả bạn cũng không nhận ra được, chính là thứ bạn coi trọng và quan tâm
Ảnh 1: Facebook xuất hiện chính là từ sự coi trọng của Mark Zuckerberg với MXH. (Nguồn: The Social Network)
2. Tìm kiếm điều bạn giỏi
Sau khi đã xác định được điều mà mình coi trọng, hãy đi tìm kiếm điều bạn làm giỏi, đây cũng không phải là một điều dễ dàng. Có thể với một số người, bạn đã luôn xác định được chính xác khả năng của mình ở đâu, mình có thể thực hiện tốt cái gì.
Chẳng hạn, bạn luôn thấy bạn xuất sắc trong việc tính toán, thống kê, quản lý chi tiêu ngay từ những ngày đi học phổ thông, như vậy có thể bạn sẽ giỏi trong các công việc liên quan đến tài chính.
Hay như bạn yêu thích thiết kế thời trang, bạn cũng rất giỏi trong việc tạo nên những bộ trang phục mới lạ, thời thượng và được tất cả mọi người công nhận, vậy thì bạn đã xác định được hướng phát triển của sự nghiệp của bạn rồi.
Ngược lại, có những người lại không biết rõ tiềm năng của mình đến đâu, không biết mình giỏi ở điểm nào. Nếu bạn là một người như vậy, hãy dành thời gian thử thêm nhiều điều, trải nghiệm càng nhiều càng tốt, bạn sẽ sớm nhận ra được khả năng của mình thôi.
Ảnh 2: Jo March của The Little Women là người yêu thích viết lách, cô biết mình có tiềm năng trong việc sáng tạo những con chữ nên luôn chú tâm theo đuổi con đường này. (Nguồn: The Little Women)
3. Tìm kiếm điều thế giới, xã hội coi trọng
Bước cuối cùng để bạn tìm ra yếu tố giúp bạn kiếm được thu nhập từ khả năng của mình.
Bạn có thể là người giỏi viết, giỏi vẽ, giỏi kiểm soát tài chính, thế nhưng tất cả những tài năng đó sẽ chỉ dừng lại ở việc là sở thích, nếu nó không giúp bạn kiếm được tiền nuôi sống được bản thân.
Vậy làm thế nào để có thể vừa thỏa mãn được đam mê, cũng như được làm thứ mình giỏi mà vẫn được trả tiền cho những điều mà bạn làm ấy?
Từ giá trị bạn coi trọng, và khả năng của bản thân, hãy tìm ra cơ hội có sẵn ở ngoài thị trường.
Nếu bạn đã xác định được điều mình quan tâm, cũng như điều bạn giỏi vậy thì chúc mừng bạn, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm được mọi cơ hội nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình. Dù bạn muốn làm kế toán viên, marketer hay là thợ làm tóc, thợ làm móng,… là bất kỳ ai thì ngoài kia sẽ luôn có một công việc phù hợp với bạn.
Điều quan trọng hơn cả là hãy biến bản thân thành một ứng viên ưu tú nhất trong ngành nghề mà bạn chọn lựa. Cơ hội công việc cho bạn có thể nhiều nhưng cơ hội tốt nhất lại chỉ dành cho những ai có sự chuẩn bị tốt nhất. Vậy nên, đừng ngại học thêm cái mới, tiếp thu những kiến thức mới không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh.
Từ giá trị bạn coi trọng, và khả năng của bản thân, hãy tự tạo ra không gian mới cho bản thân
Nếu kể cả sau khi đã biết điều mình muốn, điều mình giỏi cùng với việc biết được điều xã hội đang cần, mà bạn vẫn chưa tìm được một môi trường làm việc phù hợp, một công ty có thể tối ưu những gì bạn có thể làm được, tại sao không thử Startup nhỉ?
Ảnh 3: Joy là một người mẹ đơn thân đã can đảm khởi nghiệp và tự tạo dựng một sự nghiệp riêng cho mình vượt qua mọi rào cản từ xã hội. (Nguồn: Joy)
Ngày nay, khi xã hội luôn cởi mở với những sản phẩm mới, lại luôn có những nhà đầu tư, quỹ đầu tư sẵn sàng hỗ trợ những dự án mới có tiềm năng, việc tự tạo dựng một công ty không còn là việc bất khả thi như một vài thập niên trước. Tuy vậy, trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn bạn có câu trả lời cho hai câu hỏi này:
- Bạn có chắc chắn bạn có thể tạo ra một sản phẩm mới mà xã hội cần và sẵn sàng trả tiền cho nó hay không?
- Bạn đã có kế hoạch kinh doanh rõ ràng để phát triển sản phẩm ấy chưa và bạn có quyết tâm thực hiện hóa kế hoạch ấy hay không?
Khi Startup chắc chắn sẽ không tránh khỏi khó khăn, không tránh khỏi thất bại thế nhưng từ những thất bại ấy bạn sẽ học được những bài học cho bản thân. Vậy nên hãy vững tâm, kiên nhẫn và tin tưởng những sự lựa chọn của mình.
Theo: Mark Manson_How to find the perfect career
Xem thêm: