Sắm Tết hợp lý để năm mới không cạn ví

Mỗi dịp Tết đến xuân về, bài toán chi tiêu luôn khiến nhiều người đau đầu. Đa phần mọi người cho rằng đây là cơ hội để sắm sửa hay du lịch thỏa thích, làm tiền đề tạo động lực “cày cuốc” cho năm tới. Đây là tâm lý thường thấy của người tiêu dùng, song khi chi tiêu không hợp lý có thể dẫn tới sai lầm. Ngược lại, trong thời điểm cuối năm với các khoản cần “tất tay”, bạn vẫn phải tiếp tục giữ vững kỷ luật tiêu xài thay vì buông thả theo những sở thích của bản thân. Nếu không, TNEX chắc chắn rằng bạn sẽ xoay sở không kịp khi rơi vào cái bẫy “thiếu trước, hụt sau”.

Hãy đọc bài viết dưới đây để lên kế hoạch chi khéo léo hơn khi đứng trước thềm năm mới bạn nhé!

Hãy nói “không” với việc tiêu xài theo ý thích

Xuất phát từ nhu cầu và mong muốn của con người, TNEX phân loại chi tiêu theo 2 kiểu như sau:

  • Chi phí muốn: Đây là những nhu cầu được bạn chi trả nhằm thoả mãn xu hướng giải trí, sở thích của từng người ví dụ như du lịch, xem phim, đi coffee, ăn uống ở nhà hàng…
  • Chi phí cần: So với chi phí muốn thì khoản chi phí cần này là các khoản chi trả bắt buộc hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Ví dụ: chi phí phải trả cho tiền điện, tiền nước, tiền xăng xe, chi phí sửa chữa hay các loại phí khác liên quan tới nhà cửa…

Theo thông lệ, vào mỗi dịp cuối năm, đặc biệt là những ngày cận Tết, các chi phí muốn có chiều hướng tăng cao. Đi shopping, trang trí dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị quà cáp hiếu kính với gia đình, họ hàng…bên cạnh đó, thời điểm cuối năm – đầu xuân tiệc tùng tất niên và tân niên cũng trở nên dày đặc hơn. Với người đang đi làm, nhất là người trẻ, đây là những khoản chi thuộc “chi phí muốn” không thể làm “lơ” trong giai đoạn này. Ngoài ra, khoản lương thưởng tháng 13 cũng là nguồn thu nhập khổng lồ, làm động lực cho việc “vung tay quá trán” của bạn. Hiểu đơn giản là, bạn muốn tiêu tiền phóng khoáng hơn cho bản thân để bù đắp những tháng ngày lao lực làm việc.

Xem thêm: Làm sao để chi tiêu lương tháng 13 hợp lý?

Song, cần phải biết rằng, nếu bạn thực sự đã nghiêm túc lên kế hoạch tài chính và thực hiện nó trong năm qua thì mới nên nghĩ đến chuyện “tất tay” thưởng cho bản thân. Bởi khi bạn thực hiện kế hoạch tài chính hiệu quả, tức là bạn đã có quỹ dự phòng và biết nên làm gì để duy trì mục tiêu kinh tế dài lâu.

Ngược lại, nếu bạn không thể kiềm chế ham muốn sắm sửa thì hậu quả “cháy túi”, thậm chí nợ nần sau khi Tết Nguyên đán qua đi là kết quả tất yếu. Đặc biệt, khi bắt đầu bước vào năm 2023 nhưng lại có rất nhiều khoản chưa thanh toán, hẳn bạn sẽ khó giữ tinh thần thoải mái để lên kế hoạch chi tiêu cho cả năm. Không ai muốn khởi đầu một năm mới với áp lực tiền bạc chỉ vì cả năm qua đã lỡ chi tiêu quá tay cả. Đó là lý do TNEX cho rằng tâm lý chi tiêu “tất tay” dịp cuối năm và đầu năm mới thực sự không phù hợp với những người không chuẩn bị hay thực hiện quản lý tài chính.

Sắp xếp và phân loại các khoản chi

Vậy làm cách nào để sắp xếp và phân loại một cách hợp lý các khoản mua sắm cá nhân và tiệc tùng ngày cuối năm để tránh cảnh thiếu thốn đầu năm mới?

TNEX cho rằng, nếu chưa từng lên kế hoạch tài chính dài hạn trước đó, bạn chỉ nên tập trung vào giải quyết các khoản chi tiêu cần mà thôi. Đây là vừa khéo để bạn có thể hạn chế những trường hợp xảy ra ngoài ý muốn. Cùng với đó, bạn nên bắt đầu suy nghĩ đến việc vẽ ra một kế hoạch tài chính mới cho năm 2023. Chỉ khi bạn thực hiện được, việc tiêu xài hay tự thưởng cho bản thân trong cuối năm tới là chuyện hết sức dễ dàng.

Dưới đây là gợi ý mà TNEX đưa ra cho bạn trong việc sắp xếp và phân loại các khoản chi trong tương lai:

Nếu bạn là nhân viên văn phòng hay làm “con sen” cho bất kỳ tổ chức trả lương nào, bạn ngay lập tức phải chuyển ngay 20%, hoặc ít nhất 10% tới tài khoản tiết kiệm riêng của bạn. Còn lại, 80% sẽ là khoản chi giới hạn được phép sử dụng. Tuy nhiên, hãy dành 50% trong số 80% này cho khoản chi tiêu cần, 30% dư lại cho khoản chi tiêu muốn. Lưu ý, hãy cố gắng giảm phần tiền cho phục vụ nhu cầu giải trí và sở thích xuống thấp hết mức có thể.

Đều đặn mỗi tháng như vậy thì cuối năm bạn hoàn toàn được phép chi theo sở thích 2% tổng số tiền mình đang có. Khoản này sẽ càng lớn nếu bạn cố gắng đẩy phần tích lũy lên cao hơn. Đầu tư sinh lời đối với trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, quỹ đại chúng, là những lựa chọn rất đáng cân nhắc.

Lời khuyên mua sắm ngày Tết

Bước vào không khí nhộn nhịp mua sắm trong dịp Tết Quý mão gần kề, TNEX có 3 điều muốn nhắn nhủ tới bạn để “năm mới không cạn ví”:

Tuyệt đối không nợ

Điều cấm kỵ nhất trong chi tiêu là nợ nần. Nhiều cá nhân vẫn nghĩ rằng mượn tiền, mua trả góp bởi vẫn còn tận 12 tháng nữa để xoay xở, đối phó với những khoản nợ này.

Đừng để mình vướng vào suy nghĩ ngắn hạn này. Bởi cuộc sống là một thước phim không biết rõ phần kết, ví dụ điển hình như dịch bệnh Covid-19 đã làm chao đảo cả thế giới trong thời gian vừa qua. Nếu những tình huống khó ngờ xảy ra, bạn sẽ rơi vào bế tắc trong việc tạo ra nguồn thu nhập với phần tiền chưa chi trả. Thay vào đấy, hãy đo lường cá nhân khả năng chi tiêu. Thực hiện được chúng, bạn sẽ không phải vướng bận với quá trình trả nợ kéo dài.

Xây dựng ngân sách cụ thể

Xây dựng ngân sách là điều đầu tiên và cũng đặc biệt quan trọng trong chi tiêu. Đồng thời, duy trì kỷ luật trước khi ra quyết định tiêu tiền cũng là nhiệm vụ thứ yếu. Bằng không, nếu cứ tiêu tiền không điểm dừng sẽ tạo ra phiền phức, không cẩn thận bạn sẽ đón Tết bằng nước mắt chứ không phải nụ cười đấy.

Sớm lên kế hoạch chi tiêu

Dù đây là vấn đề đơn giản, được TNEX nhắc đi nhắc lại nhiều lần, song ít ai để ý tới tầm quan trọng của nó. Khi đã có plan cụ thể với list mua sắm cần chuẩn bị từ trước, bạn không cần phải chen chúc mua sắm hay chật vật trong không khí đông đúc ngày Tết. Ngoài ra, săn mã giảm giá, tận dụng các đợt khuyến mãi cũng là cách tiết kiệm chi tiêu khá hiệu quả.

Quan trọng hơn cả, việc lập kế hoạch từ sớm cho phép bạn được cân nhắc lựa chọn thay vì phải tặc lưỡi chi tiền chỉ vì nó tăng giá quá đắt đỏ trong thời điểm này. Nhờ vậy, những ngày cuối năm cận Tết của bạn sẽ thật trọn vẹn.

Tổng kết

Nhiều bạn trẻ thường thích tiêu xài tùy hứng, thậm chí là không ngại vay mượn để sắm sửa cho bản thân và gia đình trong giai đoạn cuối năm. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảnh “ví 0 đồng” khi bắt đầu bước sang năm mới. Trên đây là những lời khuyên của TNEX dành cho bạn trong việc mua sắm ngày Tết, hy vọng với những lưu ý này, bạn sẽ có đủ tinh thần và vật chất để đón năm mới với một tinh thần thoải mái, vui tươi. 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!