Những tiêu chí lựa chọn chứng chỉ quỹ tốt

Bạn không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp, không đủ thông tin, chuyên môn trực tiếp đầu tư cổ phiếu thì bạn đầu tư mua chứng chỉ của quỹ đầu tư như một hình thức bạn uỷ thác (“giao”) cho chuyên gia đầu tư thay bạn. Do vậy, lựa chọn chứng chỉ quỹ chính là lựa chọn quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đó.

Một công ty quản lý quỹ có thể quản lý nhiều quỹ đầu tư mở cho nhiều đối tượng khách hàng. Một chứng chỉ quỹ “tốt” là chứng chỉ quỹ phù hợp với bạn nhất, theo những tiêu chí chung như sau:

Chứng chỉ quỹ có mức lợi nhuận phù hợp với kỳ vọng của bạn

Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần phải cân nhắc kỹ. Bạn phải trả lời được những câu hỏi cơ bản như sau:

  • Mức lợi nhuận bạn nhắm tới (kỳ vọng) là bao nhiêu một năm? 
  • Bạn có kiên trì đầu tư vào một chứng chỉ quỹ nào đó lâu dài, ít nhất trên 2 năm hay không? Vì thường hiệu quả đầu tư sẽ có sau 2-3 năm từ lúc bắt đầu mua.
  • Bạn yêu thích ngành nào (danh mục đầu tư) và muốn tập trung đầu tư vào ngành đó? 
  • Bạn muốn mua định kỳ (hàng quý, hàng tháng) hay mua để dành tiền một năm mua 1 lần?

Sau khi đã xem xét cẩn thận các yếu tố trên, bạn hẳn đã có câu trả lời chứng chỉ quỹ nào phù hợp với mình nhất… Bên cạnh đó, bạn cần phân tích, so sánh chỉ số NAV/CCQ (Giá trị tài sản ròng/chứng chỉ quỹ) của từng chứng chỉ quỹ trong ít nhất 5-10 năm trước; nên đầu tư vào chứng chỉ quỹ nào có giá trị NAV cao, vì chứng chỉ quỹ đó có hiệu quả, giá trị tăng trưởng tốt. 

“Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao” và ngược lại. Bạn đừng kỳ vọng quá cao bởi trên thực tế, hiệu quả bình quân của của các quỹ đầu tư cũng chỉ đạt được 10%-12%/năm, mức lợi nhuận này của một quỹ cổ phiếu là khá tốt. Vậy bạn cũng nên xem xét đó là giới hạn trên. Nếu thực tế hiệu quả cao hơn thì bạn cũng vui hơn vì may mắn.

Lựa chọn những chứng chỉ quỹ phù hợp với “khẩu vị” của bạn

Mỗi người có “khẩu vị” rủi ro (khả năng chịu rủi ro khi kết quả kém, bị lỗ) khác nhau, từ thấp, ổn định – trung bình, cho đến cao. Nên không ai có thể chọn chứng chỉ quỹ phù hợp với bạn ngoài chính bạn. 

Nếu thuộc “tuýp” thích mạo hiểm thì bạn nên chọn quỹ cổ phiếu. 

Nếu muốn lời ít thôi nhưng an toàn hơn thì chọn chứng chỉ quỹ cân bằng, 

Còn nếu rủi ro tối thiểu thì chứng chỉ quỹ trái phiếu là đúng nhất, lợi nhuận thấp nhưng an toàn (lợi nhuận kỳ vọng càng giảm thì mức an toàn càng tăng)… 

Bạn cũng có thể mua nhiều chứng chỉ quỹ khác nhau nếu để dành được nhiều tiền nhằm đa dạng danh mục đầu tư, phân tán được các rủi ro (nguyên tắc “không để tất cả trứng vào một rổ”).

Chỉ mua chứng chỉ quỹ của công ty quản lý quỹ uy tín

Bạn tham khảo, kiểm chứng các ý kiến của các chuyên gia, nhà đầu tư đi trước, nghiên cứu thông tin chính thức trên mạng để xác định những công ty tốt, có đủ những yếu tố sau:

  • Có đội ngũ chuyên gia nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường tài chính cả trong nước và ngoài nước;
  • Danh mục đầu tư đa dạng, đủ để giảm thiểu rủi ro và tăng cường lợi nhuận tối ưu; một cổ phiếu trong danh mục không vượt quá 5 hoặc 10% của tổng giá trị danh mục.
  • Các cổ phiếu đang đầu tư có khả năng tăng trưởng tốt, đã có hiệu quả trong quá khứ; 
  • Chiến lược đầu tư linh hoạt, “tùy cơ ứng biến”; có năng lực kiểm soát nguồn vốn đầu tư hợp lý, am hiểu và tuân thủ pháp luật;
  • Thuận tiện khi mở tài khoản, thực hiện đầu tư mua/bán trên app điện thoại hoặc website. 

Tính thanh khoản cao

Trước hết tính thanh khoản là khả năng bạn có thể dễ dàng giao dịch, mua bán trao đổi chứng chỉ quỹ khi có nhu cầu, phụ thuộc vào khả năng khớp lệnh giao dịch và thời gian giao dịch.

Về yếu tố khả năng khớp lệnh giao dịch, dựa trên khối lượng giao dịch hàng ngày của quỹ. Về thời gian giao dịch: nếu hàng ngày làm việc thì quá tốt; tuy nhiên có một vài quỹ bạn chỉ có thể giao dịch 1 hoặc 2 lần/tuần.

Phí dịch vụ quản lý quỹ, phí giao dịch mua, bán chứng chỉ quỹ…

Về cơ bản chứng chỉ quỹ không thích hợp với nhà đầu tư “lướt sóng”, chứng chỉ quỹ cần có thời gian để tối ưu hóa nguồn vốn của nó, nếu không thì chỉ tốn thêm tiền phí quản lý cho công ty quỹ mà thôi. Các khoản phí giao dịch rất quan trọng trong việc xác định lợi nhuận đầu tư của bạn. 

Biểu phí dịch vụ phải rõ ràng, công khai và không vượt quá mức giá trung bình của thị trường; bạn nên tính xem mức tiền lời hàng năm trên số vốn bỏ ra sau khi trừ phí của công ty quản lý quỹ có hơn tiền lãi ngân hàng hay không thì mới quyết định đầu tư.

Sẽ rất thuận tiện khi bạn có thể được tự động trích tiền từ Ngân hàng thuần số www.tnex.com.vn để mua chứng chỉ quỹ của các công ty có hỗ trợ tính năng này để việc đầu tư của bạn đạt chuẩn “stylistic” và “pro” hơn nhé. 

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!