Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mất ngủ

Trước đây, chúng ta luôn nghĩ rằng tình trạng mất ngủ chỉ xảy ra ở những người cao tuổi. Nhưng hiện nay, hiện tượng đó đã được trẻ hóa. Cả những người trẻ cũng không tránh khỏi việc thao thức cả đêm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng mất ngủ cùng những nguyên nhân gây nên.

 

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một hiện tượng, nặng hơn thì còn là một bệnh mà mỗi chúng ta không còn xa lạ. Nhưng để thực sự biết mình có đang gặp tình trạng mất ngủ hay không, việc đó có nghiêm trọng không, bạn cần hiểu cụ thể về khái niệm này.

 

Một cách hiểu đơn giản, mất ngủ là thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ. Cụ thể, mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến. Nó có thể gây ra tình trạng mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của bạn.

 

Nghiên cứu của các chuyên gia Quỹ Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Mỹ cho thấy một người bình thường trung bình cần ngủ từ 7- 9 tiếng/ngày. Trong đó, giấc ngủ phải đảm bảo đạt chất lượng (ngủ sâu, ngon giấc), đủ về thời gian và cảm thấy thỏa mái khỏe khoắn sau khi thức dậy.

 

Mất ngủ được phân theo hai mức độ, bao gồm: Mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ cấp tính là mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ kéo dài trong vòng ít nhất là 1 tháng. Từ mất ngủ cấp tính có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính nếu bạn không cải thiện được chất lượng giấc ngủ sớm.

 

Đặc biệt, hiện nay số lượng người trẻ gặp tình trạng mất ngủ đang ngày càng tăng (khoảng 25% là người từ 18-30 tuổi). Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này đến từ nhiều yếu tố. Bài viết này sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân phổ biến nhất.  

 

Những dấu hiệu của bệnh mất ngủ

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ không chỉ đơn giản ở việc bạn trằn trọc, khó ngủ cả đêm. Giới chuyên môn đã chỉ ra rằng người mắc chứng mất ngủ có thể gặp phải tính trạng: Khó duy trì giấc ngủ; Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu; Tỉnh dậy nhiều lần lúc nửa đêm (thường dài hơn 30 phút) và khó ngủ lại; Thấy mệt mỏi sau khi thức dậy; Không thấy tỉnh táo; Cảm giác như chưa được ngủ,…

 

Có thể bạn quan tâm: https://www.tnex.com.vn/ung-dung-dem-buoc-chan-cung-tnex-nguoi-ban-dong-hanh-cua-gen-z/

TITO Mất ngủ

Nguyên nhân phổ biến của việc mất ngủ

1. Căng thẳng kéo dài

Những suy nghĩ nặng nề chạy liên tiếp trong tâm trí bạn sẽ ngăn cản bạn đi vào giấc ngủ để nghỉ ngơi. Suy nghĩ đó có thể là áp lực về công việc, học tập, sức khỏe, tài chính hoặc các mối quan hệ. Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống hoặc chấn thương tâm lý cũng có thể dẫn đến chứng mất ngủ. Não bộ làm việc liên tục kèm theo sự căng thẳng cao độ khiến bạn không thể thoải mái chìm vào giấc ngủ được.

 

2. Thói quen ngủ không tốt

Thói quen ngủ kém hình thành từ giờ giấc đi ngủ không đều, ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ quá muộn trong một thời gian dài, kích thích các hoạt động trước khi đi ngủ (Ví dụ như tập thể dục), môi trường ngủ không thoải mái (Ánh sáng, âm thanh,…). Sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, TV, điện thoại thông minh ngay trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

 

Ngoài ra, có một lí do mà bạn không nghĩ tới. Nếu ban ngày bạn sử dụng giường ngủ của mình để làm việc, ăn hoặc xem TV, đến tối ngủ trên giường, trong không gian phòng ngủ của mình, bạn sẽ không còn cảm giác được nghỉ ngơi thư giãn nữa. Đó không còn là không gian chỉ dành cho việc nghỉ ngơi của bạn. 

 

3. Ăn quá nhiều trước khi ngủ

Có một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, nhưng ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu về thể chất khi nằm. Những người có bệnh về dạ dày còn  dễ bị ợ nóng khiến cơ thể khó chịu, không thể ngủ ngon được. 

4. Sử dụng các chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng các chất kích thích như cafein có trong rượu bia, trà, cà phê, … cũng có thể khiến bạn gặp phải chứng mất ngủ. Đặc biệt đối với những người không quen sử dụng các loại thức uống này, bạn nên hạn chế sử dụng hoặc chỉ sử dụng với một lượng nhỏ để tránh trằn trọc, khó ngủ ban đêm.

 

Ngoài ra, một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, điều trị tăng huyết áp, corticoid, … cũng dễ gây ra các tác dụng phụ khiến bạn không thể ngủ ngon hoặc thậm chí không thể ngủ được. Đối với những loại thuốc cần có sự chỉ dẫn, kê đơn của bác sĩ, bạn nên tuân thủ để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.

 

> Đọc thêm: https://www.tnex.com.vn/bot-xi-tret-voi-tinh-nang-theo-doi-cam-xuc-cua-tnex/

 

Nếu không phải do những nguyên nhân trên gây ra bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để thăm khám và có giải pháp điều trị bệnh. Những thay đổi về thói quen ngày hàng ngày có thể giúp cải thiện giấc ngủ trên một số đối tượng.

 

Tổng kết

Giấc ngủ đối với mội con người đều rất quan trọng, đó là khoảng thời gian ta được nghỉ ngơi sau cả một ngày dài hoạt động liên tục. Giấc ngủ cũng giúp chúng ta tái tạo năng lượng và sức khỏe cho bản thân, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

 

Bạn nên quan tâm đến sức khỏe tài chính, thể chất và tinh thần của mình nhiều hơn nhằm mang đến những giấc ngủ chất lượng nhất. Tính năng theo dõi cảm xúc và đếm bước chân của TNEX sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình một cách vừa tiện lợi, nhanh chóng lại rất hiệu quả. Trải nghiệm để mang lại thuận ích cho chính cuộc sống của bạn!

 

#loisong #meocach #suckhoe #thoiquen #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!