Những lý do khiến bạn mãi vẫn không thể bắt tay với “tiết kiệm”

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao ý định để dành tiền của mình lúc nào cũng không thành công, đi đến gần nửa đường thì khoản tiền tiết kiệm đó lại tiêu mất. Đây cũng là tình trạng của nhiều bạn trẻ hiện nay thường mắc phải. Vậy làm sao để có thể khắc phục được vấn đề này, cùng TNEX tìm hiểu 4 thói quen dẫn đến việc khiến bạn luôn ở trong trạng thái thiếu hụt tiền tiêu và những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

4 lý do khiến bạn mãi vẫn không tiết kiệm được

Vung tay quá trán – Không biết cách kiểm soát chi tiêu

Chắc hẳn bạn vẫn nhớ những lần rủ nhau đi ăn uống, mua sắm tẹt ga sau giờ làm hoặc chiều nào cũng cùng nhau đặt trà sữa từ các ứng dụng công nghệ. Đây vốn là “kịch bản” thường xuyên xảy ra ở những bạn trẻ ngày nay. Thậm chí nhiều người còn có quan niệm “Vì tôi đã vất vả cả tháng, tôi cần hưởng thụ thành quả lao động mình làm ra” nên vài trăm ngàn hoặc cả triệu đồng bay đi trong tích tắc ngay khi lương về là chuyện đáng làm. Chưa kể đến số tiền bạn bỏ ra để trả nợ cho thẻ tín dụng hay những khoản đã vay mượn trong tháng cũng đã vô tình trở thành nguyên nhân khiến bạn không còn dư đồng nào để mà tiết kiệm.

Chi tiêu không kiểm soát khiến bạn dễ rơi vào tình trạng “rỗng túi”

Chi tiêu không kiểm soát khiến bạn dễ rơi vào tình trạng “rỗng túi”

Theo các chuyên gia tài chính, điều đầu tiên để bắt đầu thói quen sống tiết kiệm đó là bạn cần định hình rõ vị trí xã hội của bản thân cũng như mức chi tiêu phù hợp với cương vị thay vì “vung tay quá trán” để bản thân rơi vào tình trạng “rỗng túi” thường xuyên và phải đi vay mượn để chi trả. Chẳng hạn như, bạn là một nhân viên văn phòng có thu nhập mỗi tháng khoảng 10 triệu/tháng thì bạn không thể tiêu xài như những người có mức thu nhập 30-40 triệu/tháng. Nguyên tắc đúng dành cho bạn chính là “tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm” chứ không phải “tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu”.

Đối với những tín đồ mua sắm thì việc quản lý cảm hứng “chốt đơn” mua đồ theo nguyên tắc “30 ngày yêu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá lượng chi tiêu hàng tháng. Theo như nguyên tắc này, ví dụ như bạn yêu thích một món đồ gì đó thì hãy khoan vội “chốt sổ” để sở hữu nó. Hãy tạm dừng và chờ đợi xem sau 30 ngày nữa liệu bạn có còn thực sự thích món hàng này nữa hay không. Hơn nữa, việc chờ đợi này cũng là cơ hội cho bạn tìm được một chỗ bán món hàng đó với mức giá tốt hơn hay một chương trình khuyến mãi nào đó đúng lúc.

Khoan vội “chốt đơn” để tiết kiệm

Khoan vội “chốt đơn” để tiết kiệm

Suy nghĩ “không thể tiết kiệm được”

“Thu không đủ chi thì nói gì đến tiết kiệm!” Thực tế mà nói, thu nhập thấp không phải “thủ phạm” làm cho bạn có cố gắng mấy cũng không thể tiết kiệm, mà chính quan niệm “làm đồng nào xào đồng nấy” cùng suy nghĩ “mình không thể tiết kiệm ” mới khiến bạn không thể hoàn thành mục tiêu tài chính. Để bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm hoàn chỉnh, bạn cần nắm rõ số tiền kiếm được hàng tháng cũng như số tiền cần chi tiêu hàng tháng. Sau đó, hãy làm một vài phép tính đơn giản để ước tính các khoản chi phí cố định như tiền nhà, tiền điện nước, nhu yếu phẩm, phương tiện đi lại,…Và dùng số tiền bạn có được trừ đi số phí phải chi trả để thấy được khoản tiền tối đa mà bạn có thể trích ra cho việc tiết kiệm. Nếu các khoản chi trả cố định quá lớn, chiếm bằng hoặc vượt qua mức thu nhập, điều này buộc bạn phải nghĩ đến những phương án khác để gia tăng thu nhập. Theo đó, nhiều người vẫn hay nghĩ sẽ bắt đầu tiết kiệm khi có khả năng tài chính dư dả. Song khái niệm “sau này” lại mang tính chất định tính, nếu phải chờ đến khi bạn sẵn sàng, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu.

Bên cạnh những yếu tố trên, bạn có thể áp dụng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân với quy tắc “6 cái lọ” (JARS system) của Harv Eker để tiết kiệm một cách hiệu quả. Phương pháp JARS này vô cùng đơn giản, việc bạn cần làm đó là chia thu nhập hằng tháng của mình vào 6 chiếc lọ. Mỗi chiếc lọ sẽ tượng trưng cho những khoản phí, bạn chỉ cần điền tên và chức năng nhất định trên mỗi lọ, cụ thể như chiếc lọ dành cho nhu cầu thiết yếu (55%), chiếc lọ dành cho giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), tự do tài chính (10%), tiết kiệm dài hạn (10%) và giúp đỡ người khác (5%). Hoặc bạn cũng có thể sử dụng tính năng quỹ đa năng của App TNEX, bởi TNEX là một trong những ngân hàng số tốt nhất dành cho thế hệ trẻ có hỗ trợ người dùng tối ưu tài chính, tiết kiệm tiền mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện nó đều đặn để tạo thành thói quen cũng như để đạt được một hiệu quả nhất định trong việc quản lý tài chính.

Xem thêm: Những phần mềm giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cùngi app TNEX

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cùng app TNEX

Lo lắng về lạm phát

Thực tế, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang lo lắng vì lạm phát. Tuy nhiên thay vì lo nghĩ rằng “lạm phát sẽ khiến đồng tiền của bạn mất giá” thì hãy tiết kiệm theo những cách thông minh hơn. Như các chuyên gia tài chính cá nhân cũng đều có đưa ra lời khuyên: “Cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, nếu bạn đang có một khoản tiền “nhàn rỗi”, việc cất tiền trong tủ sẽ khiến đồng tiền đó trượt giá, bạn có thể tạo một tài khoản tiết kiệm theo lãi suất quy định tại các ngân hàng hoặc đầu tư khoản tiền đó vào thị trường chứng khoán để “tiền đẻ ra tiền” và tối ưu tài chính nhất có thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ, bởi đây cũng là một kênh đầu tư sinh lời cao cho khoản tiền “rảnh rỗi”. Tất nhiên, bạn nên tìm kiếm và lựa chọn các đối tác, công ty bảo hiểm có uy tín hoặc mua bảo hiểm thông qua ngân hàng để có sự bảo trợ và yên tâm hơn khi trao gửi tài sản của mình.

TNEX đồng hành cùng bạn xây dựng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Là một ngân hàng dành cho thế hệ trẻ được The Asian Banker 2022 công nhận là “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam” – TNEX không những cung cấp cho người dùng các tính năng giao dịch, tài chính như những ngân hàng truyền thống khác mà còn sở hữu hệ thống thuận ích hỗ trợ tối đa khách hàng trong cuộc sống như quản lý chi tiêu, đầu tư tài chính, xây dựng thói quen sức khỏe,… Đặc biệt hơn với tính năng quản lý chi tiêu, TNEX chắc chắn là một người bạn đồng hành tuyệt vời giúp người dùng dễ dàng nắm bắt tình hình chi tiêu của mình khi TNEX cung cấp cho bạn những đặc quyền sau:

  • Bạn có thể cài đặt hạn mức chi tiêu để không “vung tay quá trán”
  • Thiết lập hiển thị đầy đủ các khoản chi tiêu theo từng ngày/ tuần/ tháng để bạn theo dõi và kiểm tra, từ đó lên kế hoạch chi tiêu cho những ngày tiếp theo sao cho để hợp lý.
  • Giúp bạn thống kê tất cả các khoản chi từ những giao dịch được thực hiện bên ngoài TNEX để thuận tiện hơn trong việc theo dõi chi tiêu.
  • Đem đến trải nghiệm mới lạ với những hình minh hoạ, cảnh báo vui nhộn dễ thương.
  • Dễ dàng thiết lập lại hạn mức chi tiêu vào mỗi chu kì ngày đầu của tháng mới.

TNEX giúp bạn kiểm soát chi tiêu cá nhân hiệu quả

TNEX giúp bạn kiểm soát chi tiêu cá nhân hiệu quả

Với ưu điểm vượt trội trên, tính năng quản lý chi tiêu được tích hợp trên ứng dụng TNEX sẽ tiện lợi hơn rất nhiều so với hình thức ghi chép bằng sổ truyền thống. Hãy tập cho mình thói quen tiết kiệm và rèn luyện những kỹ năng quản lý tài chính cá nhân ngay từ những con số nhỏ nhất và dần dần nhân nó lên theo thời gian bởi “tích tiểu” chắc chắn sẽ “thành đại”. Không những vậy, việc xây dựng và nuôi dưỡng thói quen, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng sẽ hỗ trợ cho bạn hình thành một tính cách tốt cũng như hữu ích cho việc tiết kiệm trong tương lai.

Xem thêm: Bỏ túi 12 bí kíp tiết kiệm mỗi ngày

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!