NẮM ĐƯỢC 3 BÍ MẬT NÀY SẼ KHIẾN TO-DO-LIST CỦA BẠN TRỞ NÊN HỮU DỤNG

To-do-list giúp bạn sắp xếp lại não bộ

 Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng đang một núi deadlines ập vào đầu thì lại bị lôi đi họp team, họp đội, nhóm và suốt buổi đó bạn luôn thấp thỏm vì những công việc còn dang dở chưa?

Theo nghiên cứu thì việc những công việc chưa hoàn thành thường hay xâm nhập vào tâm trí bạn, đây được gọi là hiệu ứng Zeigarnik. Dù nghiên cứu này được dựa trên việc chúng ta có xu hướng ghi nhớ tốt hơn tới những việc bị gián đoạn hơn là các mục tiêu đã đạt được trọn vẹn, nhưng trong trường hợp có quá nhiều thứ bị mắc kẹt lại thì sao?

 

Vào năm 2011, Baumeister và Masicampo là hai nhà nghiên cứu lỗi lạc đã làm một thử nghiệm nho nhỏ cho người tham gia thực hiện quá trình đọc hiểu. Trước đó họ phải trải qua những nhiệm vụ khởi động. Kết quả cho thấy, nếu nhiệm vụ khởi động chưa hoàn thành, thì cá nhân sẽ có kết quả đọc hiểu kém hơn. Tuy nhiên, khi danh sách kế hoạch được lên cụ thể cho những nhiệm vụ này thì kết quả đọc hiểu lại cải thiện vô cùng đáng kể.

Như vậy, việc tồn tại những công việc dang dở sẽ trở thành một gánh nặng trong tâm trí, khiến khả năng tập trung bị suy giảm. Ghi lại chúng chính là giải pháp tốt nhất để bạn giảm phóng não bộ. Điều này tương tự như việc nhân viên phục vụ bàn sẽ không để quên/sót món ăn nếu chúng được ghi chép lại vậy.

 

Có to-do-list mọi thứ nằm trong tầm tay

Hãy tưởng tượng mục tiêu lớn của bạn là hoàn thành một quyển sách. Ngoài việc viết lời thì còn có rất nhiều công đoạn cần phải thực hiện như viết dàn ý, sắp xếp thông tin, biên tập,… Tất cả mớ hỗn độn này khiến chúng ta không biết bắt đầu từ đâu.

Đây chính là lúc to-do-list phát huy tác dụng. Việc chia nhỏ mục tiêu, chẳng hạn như “lập dàn ý cho chương 1” rồi chương 2, chương 3, khiến cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn hẳn. Đây là thời điểm bạn ước lượng khối lượng công việc, các bước cần làm, những mục đang chờ đợi cũng như thời gian phù hợp để hoàn thành chúng.

Nhiều nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng to-do-list giúp họ cảm thấy mọi thứ được kiểm soát, thay vì không biết nên làm dù và dù cho nó có được hoàn thành hay không. To-do-list là công cụ dọn dẹp hỗn độn, giúp xây dựng những kế hoạch rõ ràng để phân bổ thời gian hợp lý, đồng thời là bằng chứng ghi nhận những gì ta đạt được trong quá khứ khi nhìn lại.

Tiến sĩ Kerry Ressler của Đại học Harvard cũng từng đưa ra nhận định rằng, khi biết quản lý khối lượng công việc, có thể làm tâm trí bớt căng thẳng. Khi có một biểu đồ dự đoán khi nào căng thẳng sẽ bắt đầu và công việc kết thúc, não của bạn sẽ trở nên “nghe lời” lắm đấy!  

 

Tích vào to-do-list là cảm giác tuyệt vời

Nếu là “con đẻ” của to-do list, bạn hẳn sẽ hiểu được cảm giác sung sướng thế nào khi được tích vào những đầu việc đã xong.

Khi những mục tiêu nhỏ được hoàn thành, não sẽ tiết ra loại hormone trao thưởng dopamine, loại hormone gây ra cảm giác sảng khoái và phấn chấn hơn. Điều này cũng lý giải cho việc tại sao nhiều người thích chia chúng thành những đầu mục nhỏ trên to-do-list. Mỗi lần hoàn thành một việc nhỏ như thế, dopamine sẽ hình thành và khích lệ bạn, từ đó là động lực để bạn nhanh chóng làm nốt những đầu mục khác

Kết

Như vậy, to-do-list sẽ trở nên vô cùng hữu ích nếu được tổ chức một cách hiệu quả, bài bản. Đừng cố nhồi nhét quá nhiều thứ vào to-do-list và không tập trung mà liên tục nhảy qua nhảy lại giữa các đầu việc, biết đâu bạn sẽ chẳng làm được gì trọn vẹn. 

Hãy tham khảo một số bài viết sau của TNEX để có thể làm việc một cách hiệu quả:

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!