Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức những tháng cuối năm
Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Trong khi đó, diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn rất phức tạp. Vậy làm thế nào để nhà bán hàng kinh doanh thành công và vượt qua nhiều thách thức […]

Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Trong khi đó, diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn rất phức tạp. Vậy làm thế nào để nhà bán hàng kinh doanh thành công và vượt qua nhiều thách thức trong những tháng cuối năm 2020?
- Cơ hội và thách thức những tháng cuối năm
Theo các chuyên gia, ngay trong giông bão, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn cho thấy điểm sáng khi không bị sụt giảm mà ngược lại vẫn giữ được nhịp tăng trưởng. Đó là do tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ vẫn rất lớn nhờ nguồn cung hàng hóa dồi dào.
Cùng với đó, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội nên vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Xu hướng mua hàng online bùng nổ mạnh mẽ trong những tháng qua. Tất cả hàng hóa dịch vụ đều được giao tận tay người dùng có nhu cầu, ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh cũng liên tục đổi mới và có nhiều bí quyết kinh doanh bán lẻ thành công hơn.
Song hành với cơ hội bao giờ cũng là thách thức. Thị trường ngành bán lẻ đối mặt với nhiều khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng tốt.
- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường Việt Nam có sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà cung cấp nước ngoài. Với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%.
- Tính liên kết giữa các yếu tố của thị trường bán lẻ như nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ còn thiếu chặt chẽ.
- Mức độ chuyên nghiệp chưa cao: Đó là các yếu tố về công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.
- Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt là trong những thời điểm có những thay đổi lớn như dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi và có giải pháp phù hợp để đảm bảo kinh doanh phát triển
2. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ
Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, các ngành chức năng luôn nỗ lực tối đa để kiểm soát dịch bệnh. Các nhà kinh doanh đều trông chờ và hy vọng thị trường bán lẻ sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Các chuyên gia cho rằng, với mức tăng trưởng GDP trong những năm gần đây của nền kinh tế thì thị trường ngành bán lẻ vẫn đang ở trong giai đoạn vàng của sự phát triển. Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh hơn. Nhiều người di chuyển vào các thành phố và đảm nhận các công việc sản xuất và dịch vụ có giá trị cao hơn, thu nhập của mọi người cũng sẽ tăng lên. Đây là những yếu tố thúc đẩy ngành bán lẻ có cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó, một lượng khách du lịch quốc tế trong thời gian tới có thể đến Việt Nam khi tình hình dịch bệnh qua đi. Đây cũng là những yếu tố tiềm năng mang đến thêm nguồn cầu cho bán lẻ. Sự phát triển hạ tầng cũng góp phần tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thêm các cơ hội phát triển dự án bán lẻ mới.
3. Nhà bán hàng cần chuẩn bị gì để chinh phục thị trường bán lẻ?
- Nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường: Các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ, nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường để chiếm lĩnh thị phần, kể cả thị trường ngách để đủ sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài.
- Khi đầu tư các dự án bán lẻ mới, nên ưu tiên chọn vị trí cửa hàng tại những nơi có mật độ dân số và sức mua tốt, đảm bảo kinh doanh thuận lợi, duy trì được nguồn vốn quay vòng hàng hóa.
- Lựa chọn mô hình kinh doanh bán lẻ phù hợp: Điểm kinh doanh bán lẻ không chỉ là nơi mua sắm tiện ích, đầy đủ tất cả hàng hóa cho các gia đình mà còn là nơi diễn ra hoạt động mua sắm kết hợp vui chơi, thư giãn của giới trẻ. Lựa chọn được mô hình phù hợp trong kinh doanh bán lẻ hiện đại giúp người kinh doanh kiểm soát và đưa ra giải pháp kịp thời để phát triển lâu dài.
- Bám sát thói quen tiêu dùng của thị trường: Thói quen của người tiêu dùng có thể thay đổi. Đặc biệt là từ khi dịch Covid xuất hiện ở Việt Nam, người dân ngại ra khỏi nhà. Các dịch vụ tiêu dùng cần phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng bằng các hình thức giao tận nơi. Không chỉ là các mặt hàng như đồ ăn, đồ uống giao tận nơi mà mô hình tạp hóa giao hàng tận nơi cũng cần đẩy mạnh để tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt nhà bán hàng phải kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ.
- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý bán hàng: Các đơn vị kinh doanh ngày nay chú ý hơn đến tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng. Đó là việc nâng cấp cửa hàng với các thiết bị bán hàng hiện đại như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn, tăng đơn hàng và doanh số.