TNEX sở hữu nền tảng dành cho khách hàng và chủ cửa hàng. Cụ thể, TNEX là ứng dụng mang đến cho khách hàng một thế giới ngập tràn các ưu đãi nhắm trúng những nhu cầu thường nhật của họ như ẩm thực hay giải trí. Trong khi đó TNEX-Merchant lại cho phép các chủ tiệm, chủ cửa hàng bán hàng, tạo ưu đãi trực tuyến tiếp cận tới hàng triệu khách hàng tiềm năng.
Tiện ích nổi trội và khác biệt so với những ngân hàng số thông thường khác mà TNEX đem lại chính là khách hàng có thể mua sắm, sử dụng dịch vụ ăn uống tại các đại lý liên kết (Merchant) trong hệ thống và thanh toán bằng QR code – phương thức không tiếp xúc hiện đại và an toàn. Ngoài ra, TNEX cung cấp phương thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và cả tiện ích trò chuyện, nhắn tin với bạn bè. Với các tiểu thương nhỏ, TNEX-Merchant mang đến cơ hội tiếp cận tới hàng triệu khách hàng mới và thay đổi cách thức bán hàng truyền thống.
Chỉ vài bước đơn giản, chủ cửa hàng đã có thể sở hữu ngay gian hàng miễn phí trên TNEX Merchant, để có thể:
Sở hữu Website bán hàng miễn phí.
Dễ dàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng thế hệ trẻ.
Dịch vụ Ngân hàng miễn phí trọn đời.
Bán hàng trên nền tảng không thu phụ phí, phí quản lý.
Tải ứng dụng TNEX Merchant và đăng ký trở thành đối tác ngay:
Tại Việt Nam, hiện có hơn 85% dân số đã sử dụng Internet, trong đó có khoảng 45-60% số người dùng Internet để mua sắm trực tuyến. Đây chính là lúc để các chủ cửa hàng nhìn lại một cách rõ ràng hơn về việc kinh doanh của mình!
1. Thấu hiểu khách hàng
Đây là thời đại của khách hàng. Họ chủ động sử dụng Internet để kết nối với người bán, chủ động lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ; chủ động tìm hiểu thông tin về sản phẩm cũng như nơi cung cấp sản phẩm. Họ sẽ tìm kiếm, cân nhắc và ra quyết định tốt nhất cho bản thân dựa vào những thông tin trên mạng. Nếu các chủ cửa hàng không nắm bắt được về hành vi tiêu dùng, mong muốn thôi thúc của khách hàng, thì rất khó để đạt hiệu quả tối đa khi quảng bá sản phẩm của mình. Hãy dành thời gian để nghiên cứu khách hàng của mình về các thông tin như:
Giới tính.
Độ tuổi.
Sở thích, hành vi.
Thói quen tiêu dùng.
Mức thu nhập và hạn mức chi tiêu.
2. Hiểu đúng bản chất của bán hàng 4.0
Thời đại Công nghệ 4.0 là giai đoạn bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, thời đại của trí thông minh nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain, Internet. Mọi thứ thay đổi nhanh chóng. Bởi vậy, nếu các chủ cửa hàng không liên tục cập nhật và thay đổi sẽ dễ bị bỏ lại phía sau. Trí thông minh nhân tạo (AI) được sử dụng thay thế con người giao tiếp với khách hàng ở các bước đầu tiên, như giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu của khách… Dữ liệu lớn (Big Data) giúp thu thập hành vi và nhu cầu của từng khách hàng với từng loại sản phẩm, cũng như đưa ra dự đoán về nhu cầu tiếp theo của khách hàng trong tương lai, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
3. Áp dụng công nghệ vào việc bán hàng
Sự dịch chuyển từ bán hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến đang rõ ràng hơn bao giờ hết và công nghệ được sinh ra để phục vụ cho những chủ cửa hàng một nền tảng kinh doanh mới. Đưa công nghệ vào hoạt động bán hàng để tiết kiệm nguồn lực, giảm thiểu rủi ro là điều nên làm trong thời 4.0. Hãy để các phần mềm, ứng dụng có thể giúp bạn quản lý đơn hàng, thống kê doanh thu, tạo báo cáo kinh doanh…một cách chính xác và nhanh chóng nhất. Điều này vừa tiết kiệm chi phí nhân sự, vừa giảm thiểu những rủi ro không đáng có.
Bán hàng cùng TNEX, chúng tôi ứng dụng những công nghệ cập nhật nhất trong ngành tài chính để cung cấp tất cả những tiện ích trên cho chủ cửa hàng: một hệ thống giới thiệu sản phẩm, giao tiếp với khách hàng, báo cáo bán hàng theo ngày, phân tích hành vi mua hàng của từng cá nhân.
4. Mở rộng các kênh bán hàng cũng như chủ động tìm kiếm khách hàng
Mạng xã hội bùng nổ, công nghệ thông tin bùng nổ, trên internet xuất hiện thêm rất nhiều nền tảng mới với số lượng người dùng khổng lồ. Đừng bỏ lỡ những nguồn lực miễn phí này. Càng có mặt trên càng nhiều kênh, các chủ cửa hàng càng tăng cơ hội “gặp mặt” khách hàng của mình. Hãy “phủ sóng” cửa hàng của mình ở khắp mọi nơi có thể: Instagram, Facebook, YouTube, Tik Tok, các trang thương mại điện tử.. Và đừng quên lên kế hoạch và phương án phù hợp với từng kênh để đạt hiệu quả tối đa.
TNEX là một điểm dừng chân giúp các chủ cửa hàng tiếp cận với hàng triệu khách hàng trẻ tiềm năng mỗi ngày!
📱Tải ứng dụng TNEX Merchant và đăng ký trở thành đối tác ngay:
Cán bộ triển khai là cán bộ nhân viên của MSB, không bao gồm cán bộ nhân viên thuộc nhóm cán bộ bán hàng. Không áp dụng đối với cán bộ nhân viên đã có quyết định nghỉ việc/chấm dứt hợp đồng lao động và/hoặc đang thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
II. THỜI GIAN TRIỂN KHAI: 15/12/2020 – 14/02/2021
III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
3.1. Hạng ASTRONAUT –Giải thi đua phát triển số lượng Merchant.
Giới thiệu 01 Merchant nhận ngay 35.000VNĐ
3.2. Hạng GALAXY – Giải cán bộ triển khai phát triển số lượng Merchant nhiều nhất trong tháng.
Cán bộ triển khai phát triển số lượng Merchant nhiều Nhất – Nhì – Ba mỗi tháng sẽ nhận giải tương ứng với số tiền:
GIẢI THƯỞNG
SỐ TIỀN
SỐ LƯỢNG MERCHANT
Giải UNIVERSE
10.000.000 VNĐ
Tối thiểu 200 Merchants
Giải PLANET
5.000.000 VNĐ
Tối thiểu 100 Merchants
Giải SPACESHIP
3.000.000 VNĐ
Tối thiểu 70 Merchants
IV. THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH
Khách hàng tải và đăng ký thành công Ứng dụng TNEX;
Nhập mã giới thiệu là mã nhân viên của cán bộ triển khai;
Merchant đăng ký thành công tài khoản người dùng và tài khoản thanh toán trên ứng dụng TNEX;
Merchant phải có ít nhất 01 hoạt động đăng bán sản phẩm/chương trình khuyến mại tối thiểu 5%.
V. CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH GIẢI THƯỞNG:
Thời gian tính số lượng Merchant do cán bộ triển khai phát triển sẽ được tính từ thời điểm chương trình chính thức triển khai.
Việc xác định giải thưởng Nhất, Nhì, Ba căn cứ số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng Merchant App trong thời gian diễn ra chương trình theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Trường hợp nhiều cán bộ triển khai phát triển số lượng khách hàng sử dụng Merchant App cao bằng nhau, sẽ trao giải theo thứ tự ưu tiên sau: cán bộ triển khai phát triển số lượng khách hàng sử dụng Merchant App nhanh nhất hoặc đăng tải sản phẩm, dịch vụ trên Merchant App nhiều nhất.
Đối với cán bộ triển khai đủ điều kiện nhận cả 2 giải thưởng, cán bộ triển khai chỉ được nhận giải thưởng có giá trị cao nhất.
VI. QUY TRÌNH, CÁCH THỨC, THỦ TỤC NHẬN THƯỞNG
Cuối mỗi tháng trong thời gian diễn ra chương trình, Trung tâm Hệ sinh thái và Đối tác – Khối Ngân hàng số sẽ tổng hợp số liệu, thông báo và thực hiện chi/tặng thưởng cho từng cán bộ triển khai đạt giải vào tháng tiếp theo.
Chương trình có thể kết thúc sớm hơn dự kiến trong trường hợp số lượng Merchant phát triển vượt mức 4000 Merchant và sẽ được thông báo cụ thể khi kết thúc chương trình.
Cán bộ triển khai phải chịu thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật và MSB trong từng thời kỳ nếu thuộc đối tượng đủ điều kiện được nhận thưởng theo các cơ cấu giải thưởng của chương trình.
Hình thức trao giải: Chuyển khoản vào tài khoản lương của cán bộ triển khai.
MSBers ơi, Giới thiệu ngay – Nhận tiền liền tay !
BAY CÙNG TNEX – NHẬN THƯỞNG KẾCH XÙ
Theo Báo cáo Hành vi người tiêu dùng của Nielsen tháng 7/2020, trong khi các kênh tiêu dùng Truyền thống, tiêu dùng Tại chỗ sụt giảm 9% – 36% thì Kênh hiện đại với các nền tảng mua bán hàng trực tuyến, chứng kiến xu hướng ngược lại với sự tăng trưởng kéo dài liên tục từ đầu năm đến nay, với mức tăng 23% trong Quý I/2020. Tương lai của cửa hàng trực tuyến vô cùng rộng mở, để trợ giúp, chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập thông tin về cách thức để bắt đầu kinh doanh trực tuyến sinh lời dành cho những người mới hay những nhà bán lẻ truyền thống.
1. Xác định thị trường mục tiêu
Mỗi mặt hàng, sản phẩm có thị trường mục tiêu khác nhau. Định vị rõ tệp khách hàng mong muốn là bước đầu tiên cần có trong một kế hoạch kinh doanh nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng.
Trong bước này, các nhà bán hàng cần trả lời những câu hỏi sau:
Mình bán cái gì?
Ai là người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ này?
Tại sao người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình?
Đã có ai làm thành công chưa? Họ thành công ở điểm gì?
Người bán hàng cần hiểu và nhìn nhận được chân dung khách hàng để không dàn trải trong việc phát triển sản phẩm, quảng cáo, tránh tiêu tốn chi phí với những người không có nhu cầu mua sản phẩm.
2. Đánh giá tiềm năng thị trường
Sau khi đã định vị được thị trường mục tiêu, chủ doanh nghiệp cần xem xét thị trường đó có thực sự tiềm năng hay không thông qua các tiêu chí dưới đây:
Lượng người mua trong thị trường trong thời gian đo lường nhất định;
Số lần mua trung bình của một khách hàng trong thời gian đo lường nhất định;
Giá bán sản phẩm so với giá thị trường
Các nhà bán lẻ mở gian hàng trên nền tảng TNEX Merchant hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi tích hợp phân tích xu hướng thị trường dựa trên dữ liệu chính xác thu thập được từ hệ thống với những sản phẩm được ưa chuộng và bán chạy trong từng thời điểm. Ngoài ra chúng tôi còn giúp các đối tác của mình mở ra liên kết với nhau, tạo cơ hội mới để dễ dàng phát triển công việc kinh doanh.
3. Xây dựng kế hoạch đi vào thị trường
Tạo nhiều điểm chạm với khách hàng tiềm năng để gia tăng trải nghiệm sản phẩm và ấn tượng về thương hiệu khi mới thâm nhập thị trường. Hãy cố gắng xây dựng các kênh trực tuyến để tiếp cận với khách hàng tiềm năng hiệu quả.
Hiện nay, bên cạnh những nền tảng phổ biến có thể bán hàng trực tuyến như website, các nền tảng mạng xã hội , chúng ta có thể ddi vào thị trường thông qua tiếp thị liên kết, bán hàng đa kênh, trong đó có thể kể đến kênh thương mại điện tử, ví điện tử, ngân hàng số. Các kênh tiếp thị liên kết này đã có sẵn lượng người dùng khổng lồ theo từng độ tuổi, tệp tính. Hơn nữa, người dùng đang chuyển đổi hành vi mua sắm từ trực tiếp sang trực tuyến nên không thể không đẩy mạnh việc bán hàng trên những kênh phân phối và quảng cáo đầy tiêm năng này.
Với TNEX, các nhà bán lẻ hoàn toàn có thể đăng ký gian hàng để tiếp cận người dùng trong mạng lưới của chúng tôi với các bước hoàn toàn đơn giản và KHÔNG MẤT CHI PHÍ. Chúng tôi miễn phí trọn đời cho các gian hàng: Phí dịch vụ ngân hàng, phí dịch vụ thẻ, phí tạo và quản lý công cụ bán hàng.
4. Thu hút khách hàng trên các nền tảng bán hàng
Bạn đã tạo lập cho mình một website kinh doanh online, bây giờ cần thu hút người mua ghé thăm website để tạo ra doanh thu.
Cố gắng tối ưu hóa bằng cách gia tăng lượt tiếp cận tự nhiên từ nội dung hữu ích bạn cung cấp cho người dùng, tăng tìm kiếm vị trí xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm như: Google, Youtube, Cốc Cốc hoặc đầu tư ngân sách chạy quảng cáo cho website.
TNEX hỗ trợ các merchant của mình tạo website miễn phí và đồng bộ hóa các danh mục sản phẩm, chương trình khuyến mãi từ ứng dụng lên website.
5. Xây dựng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng (CRM)
Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hệ thống sẽ cho biết khách hàng đến từ nguồn nào trên online, báo cáo và phân tích hành trình mua hàng trên các kênh bán hàng, xây dựng việc chăm sóc khách hàng, hậu mãi sau khi khách hàng kết thúc mua sắm thành công, tạo các chương trình duy trì vòng đời tiêu dùng của khách hàng.
Ngoài ra việc xây dựng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng cũng nhằm báo cáo tình hình kinh doanh trong ngày để chủ cửa hàng theo dõi sát sao tiến độ bán hàng, doanh thu của cửa hàng.
Các gian hàng có mặt trên TNEX sẽ được chúng tôi cung cấp báo cáo tình hình kinh doanh trực quan và cập nhật thường xuyên hằng ngày. Hệ thống TNEX sẽ tự động cập nhật doanh thu hằng ngày giúp chủ cửa hàng dễ dàng cập nhật thông tin lượng truy cập và số đơn hàng để đánh giá tình hình kinh doanh. Ngoài ra, báo cáo hiệu quả bán hàng của chúng tôi giúp chủ cửa hàng đánh giá chiến lược kinh doanh trên từng mặt hàng, kịp thời đưa ra những chương trình khuyến mãi, thúc đẩy doanh số phù hợp. Báo cáo theo mốc tùy chọn mốc thời gian của chúng tôi còn giúp khách hàng dễ dàng đạt được hiệu quả kinh doanh hay các chương trình khuyến mãi theo từng thời kỳ.
6. Phân tích hành vi người dùng và thói quen mua hàng
Trong bước xây dựng hệ thống kinh doanh trực tuyến, thu thập thông tin, phản hồi từ khách hàng càng nhiều càng tốt. Đánh giá từ khách hàng chưa bao giờ là thừa để một doanh nghiệp khắc phục, nâng cấp sản phẩm, dịch vụ của mình. Luôn xem xét thái độ, cách mua hàng của khách hàng, số lần mua hàng, khảo sát, thu thập nhận xét của khách hàng và có thể tặng cho họ những món quà nhỏ tri ân. Nếu khách hàng quay lại, chúng ta cần hiểu điều gì đã làm họ hài lòng.
Số liệu mức độ yêu thích với từng sản phẩm/ dịch vụ cũng được TNEX thu thập để chủ gian hàng hiểu hơn về phản hồi của khách hàng.
7. Đánh giá lại hệ thống kinh doanh
Đây được xem là bước để bạn hoạch định kết quả của mình đã đặt ra có đạt được mục tiêu hay không.
Ví dụ một số chuyển đổi chung như:
Nếu website tiếp cận được 15.000 khách hàng thì sẽ có 20% khách hàng quan tâm, 50% trong đó có thể tham dự các sự kiện sản phẩm của bạn.
Có 400 người sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Mong rằng kế hoạch tổng hợp trên hữu ích cho các nhà bán lẻ đã kinh doanh hoặc đang có ý tưởng kinh doanh muốn phát triển cửa hàng của mình.
Tham gia ngay, trở thành đối tác đăng ký gian hàng tại TNEX Merchant để chúng tôi hỗ trợ các nhà bán lẻ tiếp cận, mở rộng tệp khách hàng tới hàng nghìn người dùng trong hệ thống của chúng tôi!
KHỞI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN RA LỢI NHUẬN
Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Trong khi đó, diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn rất phức tạp. Vậy làm thế nào để nhà bán hàng kinh doanh thành công và vượt qua nhiều thách thức trong những tháng cuối năm 2020?
Cơ hội và thách thức những tháng cuối năm
Theo các chuyên gia, ngay trong giông bão, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn cho thấy điểm sáng khi không bị sụt giảm mà ngược lại vẫn giữ được nhịp tăng trưởng. Đó là do tiềm năng phát triển thị trường bán lẻ vẫn rất lớn nhờ nguồn cung hàng hóa dồi dào.
Cùng với đó, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội nên vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Xu hướng mua hàng online bùng nổ mạnh mẽ trong những tháng qua. Tất cả hàng hóa dịch vụ đều được giao tận tay người dùng có nhu cầu, ngay cả trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh cũng liên tục đổi mới và có nhiều bí quyết kinh doanh bán lẻ thành công hơn.
Song hành với cơ hội bao giờ cũng là thách thức. Thị trường ngành bán lẻ đối mặt với nhiều khó khăn để đạt được mục tiêu tăng trưởng tốt.
Cạnh tranh gay gắt: Thị trường Việt Nam có sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà cung cấp nước ngoài. Với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40%.
Tính liên kết giữa các yếu tố của thị trường bán lẻ như nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ còn thiếu chặt chẽ.
Mức độ chuyên nghiệp chưa cao: Đó là các yếu tố về công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.
Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt là trong những thời điểm có những thay đổi lớn như dịch Covid-19 xuất hiện. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi và có giải pháp phù hợp để đảm bảo kinh doanh phát triển
2. Xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ
Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới. Tại Việt Nam, các ngành chức năng luôn nỗ lực tối đa để kiểm soát dịch bệnh. Các nhà kinh doanh đều trông chờ và hy vọng thị trường bán lẻ sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn.
Các chuyên gia cho rằng, với mức tăng trưởng GDP trong những năm gần đây của nền kinh tế thì thị trường ngành bán lẻ vẫn đang ở trong giai đoạn vàng của sự phát triển. Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh hơn. Nhiều người di chuyển vào các thành phố và đảm nhận các công việc sản xuất và dịch vụ có giá trị cao hơn, thu nhập của mọi người cũng sẽ tăng lên. Đây là những yếu tố thúc đẩy ngành bán lẻ có cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó, một lượng khách du lịch quốc tế trong thời gian tới có thể đến Việt Nam khi tình hình dịch bệnh qua đi. Đây cũng là những yếu tố tiềm năng mang đến thêm nguồn cầu cho bán lẻ. Sự phát triển hạ tầng cũng góp phần tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thêm các cơ hội phát triển dự án bán lẻ mới.
3. Nhà bán hàng cần chuẩn bị gì để chinh phục thị trường bán lẻ?
Nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường: Các nhà kinh doanh cần nghiên cứu kỹ, nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường để chiếm lĩnh thị phần, kể cả thị trường ngách để đủ sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp nước ngoài.
Khi đầu tư các dự án bán lẻ mới, nên ưu tiên chọn vị trí cửa hàng tại những nơi có mật độ dân số và sức mua tốt, đảm bảo kinh doanh thuận lợi, duy trì được nguồn vốn quay vòng hàng hóa.
Lựa chọn mô hình kinh doanh bán lẻ phù hợp: Điểm kinh doanh bán lẻ không chỉ là nơi mua sắm tiện ích, đầy đủ tất cả hàng hóa cho các gia đình mà còn là nơi diễn ra hoạt động mua sắm kết hợp vui chơi, thư giãn của giới trẻ. Lựa chọn được mô hình phù hợp trong kinh doanh bán lẻ hiện đại giúp người kinh doanh kiểm soát và đưa ra giải pháp kịp thời để phát triển lâu dài.
Bám sát thói quen tiêu dùng của thị trường: Thói quen của người tiêu dùng có thể thay đổi. Đặc biệt là từ khi dịch Covid xuất hiện ở Việt Nam, người dân ngại ra khỏi nhà. Các dịch vụ tiêu dùng cần phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng bằng các hình thức giao tận nơi. Không chỉ là các mặt hàng như đồ ăn, đồ uống giao tận nơi mà mô hình tạp hóa giao hàng tận nơi cũng cần đẩy mạnh để tăng doanh số bán hàng. Đặc biệt nhà bán hàng phải kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bán lẻ.
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý bán hàng: Các đơn vị kinh doanh ngày nay chú ý hơn đến tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng. Đó là việc nâng cấp cửa hàng với các thiết bị bán hàng hiện đại như máy in hóa đơn, máy quét mã vạch. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả hơn, tăng đơn hàng và doanh số.
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cơ hội và thách thức những tháng cuối năm
Chiếm 3/4 tổng doanh thu ngành bán lẻ, kênh bán lẻ truyền thống vẫn luôn khẳng định vai trò “thống trị” tại thị trường Việt Nam bởi thói quen “tiện đâu mua đấy” của người dân.
Giới chuyên gia đánh giá, mô hình bán lẻ truyền thống như tiệm tạp hoá sẽ “sống khỏe” khi biết cách thích ứng trong thời đại công nghệ mới.
Số liệu từ Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho thấy, đã gần 30 năm liên tục phát triển, nhưng đến nay kênh bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại) mới chỉ chiếm được 25% – 26% tổng doanh thu thị trường bán lẻ. Phần doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về các chợ truyền thống, tiệm tạp hóa. Tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt Nam chỉ chiếm 25% tổng mức bán lẻ, thấp hơn nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (34%), Malaysia (60%) hay Singapore (90%).
Dù vẫn chiếm vị trí thượng phong trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, bán lẻ truyền thống cũng đã phải vượt qua chính mình để phù hợp hơn trong thời đại mới.
“Các nhà bán lẻ truyền thống đã chấp nhận cạnh tranh thay vì sợ hãi trước bán lẻ hiện đại. Họ biết những hạn chế, nhược điểm của mình, hiểu được nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam thời hội nhập để mang lại giá trị tốt hơn cho khách hàng mà kênh bán lẻ hiện đại chưa làm được”.
Theo bà Loan, kênh bán lẻ truyền thống đã có những thay đổi ngoạn mục như sử dụng thanh toán điện tử, kết hợp cả bán hàng online với offline qua nhiều kênh, cố gắng tiếp cận xu hướng hiện đại từ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, kết nối phản ánh người tiêu dùng với nhà sản xuất…
Một trong những lợi thế quan trọng của tiệm tạp hóa chính là giá cả sản phẩm tới tay người tiêu dùng luôn ở mức rất cạnh tranh bởi họ thường không mất chi phí mặt bằng hay các chi phí quản lý, kho bãi, nhân lực…