LƯU Ý VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI KHI NGHỈ VIỆC

“Đã mang lấy nghiệp vào thân…”. Mượn câu Kiều của Cụ Nguyễn Du để nói về việc dù bạn có đi làm công ăn lương hay là chủ doanh nghiệp thì tối thiểu bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản về luật lao động, luật thuế, luật bảo hiểm xã hội. 

Trong đó, luật lao động thường thể hiện trong hợp đồng lao động, nội quy công ty…. Luật thuế thì ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty, thuế thu nhập cá nhân. Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) là vấn đề quan tâm hàng đầu cho cả hai phía người/công ty thuê bạn (người sử dụng lao động) vì đây là chi phí đáng kể, bắt buộc bên thuê bạn và bạn phải trả hàng tháng, tổng cộng lên đến 32% của chi phí lương. Bên phía công ty chịu 21,5%, bạn chịu 10,5%. 

Lương bạn nhận hàng tháng phải trừ BHXH, thuế thu nhập cá nhân nếu trên 11 triệu/tháng, kinh phí công đoàn nếu bạn tham gia công đoàn… Đó là lý do khi “deal” lương các bạn có lương “gross”, lương “net”.

Bạn lãnh lương hàng tháng, theo luật, công ty và người lao động cùng đóng bảo hiểm xã hội theo công thức sau:

Khi phỏng vấn nhận việc hoặc vào làm, bạn cần làm rõ mức đóng của công ty và của bạn hàng tháng (trích từ lương tháng) vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng BHXH sau này khi ngừng việc. Khi đi làm, bạn đã đóng góp cho nhà nước, khi bạn ngừng việc để tìm việc mới hoặc tự kinh doanh thì cũng phải “đòi” những quyền lợi trợ cấp BHXH của bạn. Để có thể tận dụng tối đa các quyền lợi của BHXH bắt buộc khi nghỉ việc chỗ cũ, bạn tham khảo các bước sau:

  1. “Chốt” sổ BHXH và nhận các giấy tờ chứng minh nghỉ việc

Theo luật, sổ BHXH do bạn giữ nhưng thực tế, để tránh mất sổ, công ty thường giữ “giùm”. Khi nghỉ, bạn cần thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH để mang sang chỗ làm mới để đóng tiếp BHXH hoặc xin trợ cấp nếu chưa đi làm.

Khi hợp đồng lao động chấm dứt, công ty cũ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (chốt sổ BHXH) cho bạn và trả lại sổ này cùng các giấy tờ đã giữ của bạn. Như vậy, để đảm bảo quyền lợi, bạn có quyền đề nghị công ty cũ nhanh chốt sổ BHXH và cho bạn:

– Hợp đồng đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

– Quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc; thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng…

Đây là những giấy tờ quan trọng, bạn bắt buộc phải có để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

  1. Làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Trong thời gian tìm việc chính thức khác, bạn có thể làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp để thêm thu nhập khi chưa có chỗ làm mới. Bạn lưu ý phải đáp ứng đủ các điều kiện theo luật sau đây:

– Bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ các trường hợp: bạn đơn phương chấm dứt trái pháp luật, bạn hưởng lương hưu, có nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng).

– Bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.

– Bạn đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

– Bạn vẫn chưa tìm được việc làm (lưu ý là việc làm chính thức) sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ (trừ các trường hợp theo luật)

Sau khi thấy đã đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong vòng 3 tháng, bạn đến cơ quan Bảo hiểm Xã hội thường cùng địa chỉ với Trung tâm Giới thiệu Việc làm (TTGTVL) quận gần nhất để nộp đơn. Ở BHXH, TTGTVL quận, các anh/chị phụ trách sẽ hướng dẫn thêm về thủ tục và hồ sơ chi tiết, cơ bản gồm có:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu của BHXH);

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

Việc nộp đơn xin trợ cấp là thủ tục hành chính và BHXH là cơ quan hành chính nên các bạn cũng chuẩn bị tâm lý về “paper works”, có khi phải đi tới lui, bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ nhiều lần.

Về thời hạn xử lý hồ sơ, chi tiết và quy định khác, bạn có thể tham khảo thêm trên mạng … “Đầu xuôi, đuôi lọt” nên các bạn cứ kiên trì.

  1. Nhận BHXH 1 lần sau một năm nghỉ việc

Nếu bạn đã nghỉ và không muốn tiếp tục đi làm thuê, không tiếp tục tham gia BHXH nữa thì có thể làm hồ sơ hưởng BHXH 01 lần. Có nhiều trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13. Đối với gen-Z nhà mình thì có lẽ là một trong các trường hợp:

– Bạn ra nước ngoài định cư;

– Bạn là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, học viên quân đội, công an,… khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;

– Bạn đã tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Như vậy, sau khi bạn nghỉ việc 1 năm mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu thì được hưởng BHXH 01 lần. Còn các trường hợp không cần đợi đủ 01 năm tính từ ngày nghỉ việc. 

Để chính xác hơn cho trường hợp thực tế của bạn, bạn nên tham khảo trước các quy định pháp luật, liên hệ BHXH quận gần nhất để hỏi kỹ điều kiện, thủ tục và quy trình…

Khi đi làm, ngoài BHXH, bạn nên “nuôi heo” để phòng thân trên TNEX nhé… Team TNEX – Ngân hàng số cho giới trẻ – luôn đồng hành với tiến trình nghề nghiệp của bạn! 

Các bạn có thể tìm đọc thêm các bài viết liên quan về chuẩn bị tài chính khi chuyển việc, tìm hướng đi sự nghiệp mới cho minh nhé, tham khảo thêm bài “Chuẩn bị tài chính thế nào trước khi nghỉ việc?” 

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!