Lịch sử KFC – Câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng

KFC hay Kentucky Fried Chicken đã trở thành một thương hiệu gà rán quen thuộc đối với nhiều thế hệ tại Việt Nam. Thế nhưng, bạn đã biết câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng đằng sau thương hiệu này? Nếu bạn đang cần một tấm gương khởi nghiệp để học hỏi thì hãy đến với câu chuyện của Harland Sanders – Người tạo ra thương hiệu KFC.

Những chương đầu cuộc đời không yên bình

Harland Sanders (09/09/1890) sinh ra tại Indiana, Mỹ. Như một cliché của nhiều câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng khác, nhân vật chính luôn gặp nghịch cảnh, những khó khăn sẽ vượt lên để thành công, quý ngài bán gà của chúng ta cũng vậy. Sớm phải chịu cảnh mồ côi cha từ năm 6 tuổi, Harland trở thành người chăm sóc những đứa em của mình để mẹ có thời gian làm lụng tạo thu nhập nuôi gia đình.

Nhân vật trên logo quen thuộc của thương hiệu KFC chính là Harland Sanders

Năm 12 tuổi ông ra bỏ nhà ra đi vì không chịu được cảnh người cha dượng khó tính, cục cằn mà mẹ mình tái giá. Vừa học vừa làm đến lớp 7, Harland cũng nghỉ học để làm việc kiếm tiền. Với mơ ước trở thành một vị tướng thét ra lửa, năm 16 tuổi, ông khai gian tuổi là 18 để gia nhập quân đội. Nhưng sớm bị buộc rời quân đội vì không đạt yêu cầu trong chiến đấu 1 năm sau đó.

Ở độ tuổi 18 tuổi, Harland Sanders đã cưới vợ. Để chăm lo cho gia đình mình, Harland đã làm qua rất nhiều công việc như thủy thủ, lính cứu hỏa, luật sự , bán bảo hiểm… Thế nhưng đến những năm 40 tuổi, ông vẫn không có sự nghiệp đàng hoàng do nghề nào cũng không làm tốt.

Thất chí, ông cùng gia đình chuyển về bang Kentucky, xin làm nhân viên bán xăng và quản lý trạm dừng với giá rẻ để có nơi ở. Thế nhưng tại đây, ông đã sáng tạo ra cách rán gà trong nồi áp suất giúp làm chín nhanh mà gà vẫn mọng nước bên trong, giòn tan bên ngoài. Ngoài ra, gà của ông còn có một công thức bí mật làm nên hương vị độc đáo có một không hai, làm nhiều khách hàng yêu thích.

Từ số tiền bán gà rán kiếm được, ông mở một cửa hàng gà rán tên là Kentucky Fried Chicken hay KFC đối diện trạm xăng mình làm việc. Gà của ông được yêu thích đến mức vào năm 1935 thống đốc bang Kentucky đã phong cho ông là Đại tá danh dự khi biết được ước mơ của Sanders là trở thành quân nhân.

Tưởng cuộc đời đã bước đến ngưỡng thành công, thế nhưng một loạt những biến cố đã xô đổ sự nghiệp mà ông chủ KFC dày công xây dựng.

Món gà hấp dẫn của Thiếu tá Sanders đã chinh phục được rất nhiều thực khách

Đầu tiên là việc ly hôn vợ và tái hôn với một nhân viên phục vụ trong nhà hàng. Tiếp đó, nhà hàng KFC trứ danh tại Kentucky gặp hỏa hoạn khiến ông phải xây dựng lại một cơ sở mới khang trang hơn. Nhưng vừa đổ hết tài sản vào đây thì một tuyến đường cao tốc cắt ngang khu vực này, khiến xe cộ không thể ghé lại nhà hàng của ông được nữa. Vậy là ông phải bán cà cơ nghiệp với giá gần như cho không, phải lãnh trợ cấp thất nghiệp và lâm vào một cuộc sống tù túng, quẫn bách.

Hãy học quản lý chi tiêu để cuộc sống không rơi vào nợ nần, khó khăn!

Bài học về lòng tin và sự kiên định

Chương 2 của câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của “Ông già bán gà” sẽ cho bạn thấy nỗ lực, kiên định là yếu tố quan trọng để thành công.

Sau khi cơ nghiệp như cơn gió bay ra khỏi tay mình, Harland Sanders vẫn không bỏ cuộc. Lúc này ông đã ngoài 60, ở độ tuổi mà đa số người đều đã có sự nghiệp ổn định hoặc đã nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Nhưng với Thiếu tá Sanders, đây mới là sự bắt đầu của một hành trình khởi nghiệp mới. Với số tiền trợ cấp ít ỏi cùng một số vốn nhỏ để bắt đầu lại sự nghiệp huy hoàng. Ông bắt đầu chuyến đi khắp nước Mỹ để rao bán công thức món gà rán của mình (gồm 11 loại gia vị bí mật).

Ông đi từ miền thượng bắc đến xứ thâm nam nước Mỹ, gõ cửa từng cửa tiệm, nhà hàng để bán công thức bí mật của mình. Nhưng đa số ông đều nhận được những cái lắc đầu từ chối. Đến lần giới thiệu thứ 1010 (tức là ông đã thất bại 1009 lần) cũng đã có người đồng ý mua lại công thức của Thiếu tá gà rán.

Bắt đầu từ đây, ông bắt đầu bán công thức và thành lập cửa hàng nhượng quyền cho thương hiệu gà rán KFC từng một thời lẫy lừng. Đến năm 75 tuổi, Sanders đã nhượng quyền cho 600 cửa hàng KFC khắp nước Mỹ và Canada.

Harland Sanders và một cửa hàng nhượng quyền KFC

Ngân hàng số là gì? Bạn đã biết chưa?

Đoạn cuối của câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng

Vào năm 1964, sau khi đã hài lòng với thành quả của mình và cảm thấy mình đã quá sức để quản lý, giám sát 600 cửa hàng, Thiếu tá gà rán đã bán lại cổ phần của mình với số tiền 2 triệu USD. Thế nhưng ông vẫn là đại sứ thương hiệu có thù lao cho nhãn hiệu Gà rán Kentucky trứ danh. Vậy là gương mặt “ông già bán gà” đã trở nên phổ biến và trở thành một trong những biểu tượng đại chúng dễ nhận biết nhất.

Hiện tại, KFC có hơn 20.000 cửa hàng tại 109 quốc gia trên thế giới. Vậy là khởi đầu của câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng này chỉ bắt đầu từ một chiếc vali chứa những tờ công thức cho món gà rán thơm ngon cùng một ý chí quyết tâm sắt đá của một ông lão ngoài lục tuần.

Thế nhưng, vào những năm gần cuối đời, ông lại có thái độ và những lời chỉ trích gay gắt dành cho chuỗi cửa hàng KFC. Lý do không phải vì bất kỳ một mối thù hằn cá nhân nào mà là do Thiếu tá Kentucky cho rằng KFC đã cắt giảm chi phí và khiến chất lượng đồ ăn và phục vụ giảm sút. Cũng dễ hiểu vì sao ông tức giận khi đứa con đầy tâm huyết của mình đang vì chạy xuống con dốc sâu mang tên lợi nhuận mà đánh mất hình ảnh và uy tín trong lòng khách hàng.

Một cửa hàng KFC ở hiện tại

Mách bạn cách mở thẻ ngân hàng online để mua gà rán ở mọi nơi mà không cần tiền mặt!

Tiêu chuẩn của Sanders

Để đưa KFC lên đến tột đỉnh thành công, Harland Sanders cũng có những tiêu chuẩn riêng cho những cửa hàng của mình, mà có thể tóm gọn bằng 3 đại ý:

  • Thái độ phục vụ: Những món ăn ngon có thể tạo nên thương hiệu lớn, thế nhưng để trở thành một thương hiệu tuyệt vời còn cần có chất lượng từ khâu phục vụ. Chuỗi cửa hàng lẩu Haidilao danh tiếng của tỷ phú Trương Dũng cũng đang chứng minh điều này là đúng.
  • Chất lượng: Chất lượng món ăn là điều phải được đảm bảo khi những miếng gà rán KFC đến tay khách hàng. Ở đây là về cả mặt hương vị lẫn hình thức.
  • Độ sạch: Sự chỉn chu, sạch sẽ làm cho khách hàng yên tâm khi thưởng thức những món ăn từ chuỗi cửa hàng của “ông già bán gà” này.

Kết thúc đẹp cho một câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của Thiếu tá bán gà

Kết

Mặc dù hơn ⅔ cuộc đời mình, Harland Sanders luôn gặp những khó khăn, vận rủi. Phải khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng ở tuổi ngoài 60, thế nhưng Thiếu tá Sanders đã chứng minh chỉ cần có niềm tin, không bỏ cuộc thì cuộc đời sớm muộn cũng sẽ trả cho bạn những quả ngọt. Trên đây là câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng từ Ông già bán gà ở Kentucky, nếu bạn vẫn còn tự ti, băn khoăn về sự nghiệp của mình, hãy nhớ chỉ cần cố gắng, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành quả xứng đáng.

Đọc thêm: Hướng dẫn bạn cách mua bảo hiểm xe máy ngay tại nhà!

#nghenghiep #huongnghiep #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!