Chi tiêu hiệu quả vẫn tiết kiệm với lương 10 triệu

Với những bạn trẻ mới ra trường đi làm vài năm thì thu nhập từ lương thường rơi vào khoảng 10 triệu đồng. Với mức thu nhập như thế, bạn trẻ nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu (phòng trọ, sinh hoạt, ăn uống, đi chơi, học tập,..) và bao nhiêu để tiết kiệm. Trong bài viết hôm nay, TNEX sẽ mách bạn bí quyết lên kế hoạch chi tiêu hiệu quả vẫn tiết kiệm được tiền với mức lương 10 triệu đồng.

Lập ra kế hoạch chi tiêu cho 1 năm

Trong một cuộc phỏng vấn, một chuyên gia tài chính đã dành lời khuyên cho các bạn trẻ: “Thu nhập 1 tháng là 10 triệu đồng, vậy thu nhập 1 năm của bạn là 120 triệu đồng. Hãy lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm với khối tài sản 120 triệu của chính mình. ”

Để có cái nhìn tổng quan, bạn cần lên kế hoạch dự tính chi tiêu trong thời gian tính bằng năm. Trong năm, bạn có dự tính chi tiêu một món đồ hay việc gì đó có giá trị lớn hay không? Nếu có, thì mỗi tháng nên dành ra bao nhiêu tiền để dành mua được món đồ đó.

Lập kế hoạch 1 năm bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tài chính bản thân

Lập kế hoạch 1 năm bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về tài chính bản thân

Nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu: Theo lời khuyên chuyên gia thì bạn trẻ nên trích khoảng 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu bắt buộc (tiền trọ, ăn uống, di chuyển điện nước,..), khoảng 30% thu nhập khác được dùng để chi tiêu cho các khoản phát sinh tùy ý và 20% để dành làm khoản tiết kiệm. Bạn hãy tính theo thu nhập 1 năm, 1 năm thu nhập 120 triệu thì 60 triệu dành chi tiêu bắt buộc, 36 triệu chi tiêu tùy ý phát sinh và 24 triệu là khoảng tiết kiệm.

Việc lập kế hoạch chi tiêu trong năm sẽ giúp bạn có thể có cái nhìn tổng quan về tài chính bản thân, dễ dàng điều chỉnh các khoản chi tiêu để phù hợp với bản thân.

Lên kế hoạch chi tiêu hằng tháng

Từ bảng kế hoạch năm tổng quan, bạn sẽ lập bảng kế hoạch cho từng tháng cụ thể. Bởi mỗi tháng sẽ có lúc bạn chi tiêu nhiều hơn như các tháng Tết, tháng có công việc quan trọng,..

Trong bảng kế hoạch tháng, hãy điền chi tiết hơn về các khoản tiền đã chi, số tiền thu nhập được. Để sau 1 tháng chúng ta xem lại, bạn sẽ ngạc nhiên vì có những khoản chi nào không cần thiết lại nhiều đến thế đấy.

Minh Hiếu, 22 tuổi, nữ nhân viên IT chia sẻ rằng : “Để tiết kiệm tiền. mình hay nấu ăn buổi sáng chuẩn bị cơm trưa đến văn phòng. Nhờ đó mình tiết kiệm được khoản kha khá tầm 700.000Đ. Nhưng cuối tháng kiểm tra lại các khoản chi tiêu về tiền ăn uống lại không giảm. Thì ra là em mang cơm nhưng lại order trà sữa, ăn vặt với đồng nghiệp quá nhiều. Thật vô nghĩa, một phút nhẹ dạ, order hùa để phí công sức tiết kiệm”

Bạn có biết hàng tháng nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu không?

Bạn có biết hàng tháng nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu không?

Lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp

Ngoài phương pháp 50-30-20 được nhắc đến ở trên, bạn có thể lựa chọn rất nhiều phương pháp tùy thuộc vào tài chính lẫn tính cách của bạn, miễn là bạn thấy dễ dàng thoải mái để áp dụng lâu dài là được. Một số phương pháp thông dụng được nhiều người áp dụng: phương pháp 50-50 hoặc phương pháp 6 chiếc lọ và chi tiêu Kakeibo.

Phương pháp chi tiêu 50-30-20

Phương pháp này có cách làm đơn giản, bạn chia thu nhập của mình làm 3 phần với tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%. Mỗi phần đều được sử dụng chi tiêu với các mục đích khác nhau, cụ thể:

  • 50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu cố định: Với các chi phí thiết yếu như tiền thuê nhà, di chuyển, hóa đơn điện nước mạng, ăn uống.
  • 30% thu nhập dành cho chi tiêu cá nhân: Đây sẽ là chi phí để tận hưởng và phát triển bản thân như mua quần áo, mỹ phẩm, tập gym, học tập, vui chơi
  • 20% thu nhập dành cho các mục tiêu tài chính: Ví dụ bạn muốn tiết kiệm hay đầu tư tăng thu nhập (vàng, chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ..)

Chia thu nhập làm 3 phần với tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%

Chia thu nhập làm 3 phần với tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%

Đây là phương pháp chi tiêu rõ ràng, chi tiết với mức phân bổ các khoản thu nhập hợp lý giúp bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu. Có khoản dành cho tiết kiệm, đầu tư giúp bạn gia tăng thu nhập và có quỹ tiết kiệm phòng ngừa. Bạn cần ghi chép rõ ràng các hạng mục chi tiêu trong tháng.

Phương pháp chi tiêu khoa học Kakeibo

Nghe tên cũng có thể đoán đây là phương pháp bắt nguồn từ người Nhật với yếu tố cốt lõi từ việc ghi chép chi tiết chi tiêu hằng ngày. Tuy nhiên khuyết điểm nó là dễ bị rơi vào tình trạng thiếu hụt do không có định mức cụ thể cho từng hạng mục.

  • Chi phí thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, đi chuyển,…
  • Chi phí không thiết yếu: giải trí, mua sắm, đi chơi…
  • Chi phí đầu tư: sách vở, học tập…
  • Chi phí phát sinh: đám cưới, xe hư,

Phương pháp chi tiêu 50-50

Nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu? Phương pháp khuyên bạn chỉ nên tiêu 50% thôi, cực kỳ phù hợp cho các bạn đang cần tiết kiệm tiền. Bởi nó chia thu nhập thành 2 phần: chi tiêu và tiết kiệm. Với phần trăm tiết kiệm cao lên đến 50% bạn sẽ dành được khoản tiền lớn sau thời gian áp dụng. Nhưng cũng sẽ là khó khăn vì số tiền dành cho chi tiêu sẽ ít đi.

Thực hiện kế hoạch đã đặt ra và theo dõi tiến trình

Để kế hoạch thành công, đạt mục tiêu thì yếu tố kỷ luật là quan trọng. Hãy tập trung vào mục tiêu bạn muốn đạt được trong năm nay để có động lực theo kế hoạch tài chính.

Bên cạnh đấy, hàng tháng bạn nên xem lại theo dõi chi tiêu để điều chỉnh cắt giảm những khoản chi không cần thiết nhé!

Bạn có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân cùng TNEX với Quỹ đa năng, giúp bạn tiết kiệm dần dành cho khoản chi lớn trong tương lai nhé!

Tóm lại, để lên một kế hoạch chi tiêu hiệu quả vẫn tiết kiệm dễ dàng thì bạn trẻ tập trả lời câu hỏi sau đây: Muốn tiết kiệm % lương? Thế thì nên trích bao nhiêu % lương để chi tiêu? Và lập kỷ luật thực hiện kế hoạch, theo dõi điều chỉnh kịp thời để đạt mục tiêu tài chính đề ra.

>Xem thêm: Bí quyết chi tiêu nhàn hạ

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!