HỌC NGAY BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM CỦA NGƯỜI NHẬT ĐỂ TÚI TIỀN LUÔN RỦNG RỈNH

Kakeibo – một phương pháp tiết kiệm tiền có nguồn gốc từ Nhật Bản. Phương pháp này đã trở nên phổ biến và được nhiều người trên toàn cầu ưa chuộng nhờ vào tính đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm thời gian trong việc quản lý tài chính cá nhân. Cùng TNEX đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Kakeibo – Phương pháp tiết kiệm của người Nhật 

Thuật ngữ “Kakeibo” trong tiếng Nhật chính là sổ chi tiêu tài chính gia đình, được sáng tạo bởi nữ nhà báo Hani Motoko (Nhật Bản) vào năm 1904. Điều đặc biệt là, thay vì sử dụng các ứng dụng tính toán hiện đại, phương pháp này đề xuất việc ghi chép chi tiết về mọi hoạt động chi tiêu và tiết kiệm bằng cách sử dụng bút và sổ tay.

Quản lý tài chính là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tính toán tỉ mỉ để phân chia các khoản chi tiêu sao cho hợp lý. Mục tiêu là đảm bảo đủ để tiêu dùng hàng ngày, đồng thời dành phần dư dả để đầu tư và tiết kiệm cho tương lai.

Phương pháp Kakeibo đặc biệt ở chỗ không đòi hỏi việc sử dụng các ứng dụng hiện đại. Thay vào đó, bạn cần viết tay tất cả các khoản thu chi của mình. Điều này vừa giúp bạn có khoảng thời gian để suy ngẫm, vừa giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về mô hình chi tiêu của mình. Từ đó, điều chỉnh thói quen sao cho phù hợp với khả năng tài chính cá nhân.

Đối với những người đang phải đối mặt với khó khăn trong việc kiểm soát chi tiêu và thường xuyên gặp vấn đề “chưa đến cuối tháng đã hết tiền,” việc thử áp dụng phương pháp tiết kiệm tiền Kakeibo có thể mang lại những kết quả tích cực. Hãy bắt đầu áp dụng ngay theo các bước dưới đây.

Cách sử dụng phương pháp Kakeibo để đạt hiệu quả tối đa trong tiết kiệm

Tích lũy tiền hiệu quả với phương pháp Kakeibo trong 5 bước:

Bước 1: Note lại các khoản thu

Vào mỗi đầu tháng, ghi chép các khoản thu nhập, bao gồm:

  • Tiền lương từ công việc chính.
  • Tiền lương từ công việc phụ.
  • Tiền trả nợ từ người khác.
  • Tiền lãi suất đến từ các khoản đầu tư,  các khoản tiết kiệm đã đáo hạn.

Cộng tổng số này để có số tiền thu nhập cuối tháng.

Bước 2: Note lại các khoản chi cố định

Ghi chép các khoản chi cố định như:

  • Tiền thuê nhà.
  • Tiền điện nước, điện thoại.
  • Tiếp đó, lấy tổng số ở bước 1 trừ đi số tiền này để có số tiền nhàn rỗi, sau đó chuyển đến bước tiếp theo.

Bước 3: Xác định số tiền tiết kiệm mong muốn

Từ số tiền nhàn rỗi, cần trích ra một phần để gửi tiết kiệm hoặc đầu tư, có thể là khoảng 10-20% thu nhập, tùy vào khả năng tài chính.

Bước 4: Ghi chép chi tiêu hàng ngày

Sau 3 bước trước đó, số tiền còn lại sẽ là nguồn tài chính cho việc chi tiêu hàng ngày. Hãy chia thành 4 mục chính để giúp theo dõi:

Nhu cầu thiết yếu:

  • Thực phẩm.
  • Xăng xe.
  • Khám chữa bệnh.
  • Học tập.
  • Vật dụng sinh hoạt cá nhân.

Nhu cầu không cần thiết:

  • Những món đồ xa xỉ.
  • Cà phê.
  • Nhà hàng sang trọng

Giải trí:

  • Xem phim.
  • Du lịch.
  • Sách báo.
  • Tranh ảnh.
  • Ca nhạc.

Khoản phát sinh:

  • Sinh nhật.
  • Hiếu hỷ.
  • Từ thiện.V.v.

Dành khoảng 5 phút cuối ngày để ghi chép chi tiêu theo từng mục. Đừng quên giữ lại phiếu thu sau khi thanh toán để giúp bạn nhớ rõ từng con số.

Mặc dù việc ngồi lại và ghi chép bằng tay có vẻ phức tạp, nhưng đây chính là cơ hội để đánh giá lại thói quen chi tiêu và nhu cầu cuộc sống. Đối chiếu với khoản thu ban đầu, bạn có thể đặt câu hỏi rằng:

  • Trong ngày, tôi có chi tiêu quá mức cho các mục không thiết yếu hay không?
  • Làm thế nào tôi có thể linh hoạt điều chỉnh chi tiêu để tránh tình trạng túi trống cuối tháng?

Theo dõi thu chi một cách tỉ mỉ như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu cuộc sống của mình. Từ đó, bạn có thể tìm cách tiết kiệm tiền một cách hợp lý, nâng cao thu nhập, giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

Bước 5: Tổng kết chi tiêu vào cuối tháng

Cuối tháng, cần tính tổng số tiền đã sử dụng và đánh giá xem có vượt quá kế hoạch đầu tháng hay không. Nếu có, kiểm tra mục chi tiêu nào dùng nhiều nhất và điều chỉnh trong tháng tiếp theo.

Những lưu ý khi thực hiện phương pháp Kakeibo:

  • Giữ lại hóa đơn mua sắm để ghi chép chính xác và đánh giá chi tiêu.
  • Kiên nhẫn và cẩn thận khi ghi chép, thực hiện hàng ngày để tránh sai sót.
  • Dù thu nhập thấp, vẫn quan trọng có kế hoạch quản lý tài chính, tiết kiệm và ghi lại chi tiêu mỗi tháng để sử dụng tiền một cách hiệu quả.

Áp dụng các mẹo hiệu quả trong quản lý chi tiêu  

Để có nguồn tiền dự trữ đầy đủ mà không phải lo lắng về thiếu hụt, quan trọng nhất là phải quản lý chi tiêu của bạn một cách hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tích lũy tiền một cách từ từ và ổn định.

Xây dựng quỹ dự phòng

Xác định một khoản tiền dự phòng tương đương chi tiêu cố định của 3 đến 6 tháng, đặc biệt là khi Kakeibo đã trở thành thói quen quản lý tài chính của bạn. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu cuộc sống, đặc biệt là các khoản chi tiêu cố định, và tạo ra sự an tâm khi phải đối mặt với những tình huống không mong muốn, ví dụ như mất đi thu nhập chính.

‘Bỏ ống heo’ tiền lẻ vào cuối ngày

Tiết kiệm tiền lẻ đều đặn hàng ngày, ví dụ như các tờ tiền 1.000 đồng, 2.000 đồng, hoặc 5.000 đồng. Đây gọi là phương pháp tích tiểu thành đại để tích lũy một số tiền kha khá theo thời gian.

Quy tắc 10 giây

  • Trước khi mua sắm, lập danh sách những món cần mua.
  • Khi muốn mua một món ngoài danh sách, đợi 10 giây trước khi đưa vào giỏ hàng.
  • Sử dụng thời gian này để suy nghĩ kỹ hơn về nhu cầu thực sự của mình. Có thực sự cần món này không?

Quy tắc 30 ngày  

Khi bạn đang đối diện với quyết định mua một món đồ có giá trị lớn mà không chắc chắn rằng đó là một nhu cầu thực sự, hãy áp dụng quy tắc 30 ngày. Bạn sẽ phải đợi 30 ngày trước khi quyết định mua. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn thực sự không còn nhu cầu hay muốn đó, có thể đây chỉ là một ước muốn tạm thời.

Chính việc mua chậm và chắc chắn như vậy giúp bạn tránh việc chi tiêu quá mức và tập trung vào việc trích ra một phần của nguồn lực tài chính để đầu tư tích lũy hoặc xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp. Điều này mang lại lợi ích lâu dài hơn và giúp bạn quản lý tài chính một cách có trách nhiệm hơn.

Hũ Tích Lũy của Ngân hàng số TNEX cũng là cách tiết kiệm để dành tích lũy tiền có tính kỷ luật cao 

Bên cạnh việc ghi lại khoản chi tiêu với phương pháp Kakeibo, bạn có thể sử dụng sản phẩm Hũ Tích Luỹ của Ngân hàng số TNEX. Khi bạn đã đặt ra mục tiêu cụ thể về thời gian và số tiền tiết kiệm, Hũ Tích Lũy sẽ là người đồng hành đáng tin cậy để biến mọi ước mơ thành hiện thực:

Tự do quản lý tài chính

Với “Hũ Tích Luỹ,” bạn sẽ có sự tự do lựa chọn ngày tất toán phù hợp với kế hoạch cá nhân. Linh hoạt rút tiền 24/7 từ mọi nơi, mang lại sự thuận tiện không giới hạn. Lãi suất hấp dẫn cũng sẽ là động lực mạnh mẽ để bạn tiếp tục hành trình tích lũy của mình.

Nhắc nhở hợp lý

Với khả năng đặt nhắc nhở định kỳ theo tuần, tháng, hay năm, Hũ Tích Luỹ giúp bạn duy trì thói quen tiết kiệm một cách dễ dàng mà không làm xáo trộn lịch trình của bạn.

Tích lũy dễ dàng – Mục tiêu thành thực

Tiết kiệm không còn là điều khó khăn. Hãy cùng Hũ Tích Luỹ xây dựng mục tiêu và hướng tới đích đến của bạn. Khám phá ngay!

Với phương pháp quản lý tài chính hiệu quả như Kakeibo, TNEX tin chắc rằng bằng cách áp dụng ngay từ giai đoạn sớm và sử dụng nguồn tiền một cách khôn ngoan, bạn không chỉ có thể đạt được mọi mục tiêu và dự định cho tương lai mà còn đảm bảo một cuộc sống vững chắc không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân yêu xung quanh.

 

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!