Gen Z có tiền nhàn rỗi nên mua xe hay tiết kiệm? 

Đi làm được mấy năm, nhiều bạn tích góp được khoản tiền nhàn rỗi từ vài chục đến trăm triệu thì băn khoăn không biết nên sắm xe tự thưởng cho bản thân hay để dành tiết kiệm cho tương lai. Nhiều bạn phân vân chọn lựa giữa tận hưởng tuổi trẻ hay là chi tiêu thông thái gặt hái thành công về sau? Nếu bạn cũng đang nằm trong trường hợp này thì cùng TNEX đi tìm câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé! 

Nguyễn Tuấn Minh, 24 tuổi, nhân viên văn phòng có quan điểm như sau: “Với mình việc dành tiền mua xe mới, đổi điện thoại hay đi du lịch tự thưởng cho bản thân sau những tháng này làm việc nghiêm túc là việc cần thiết. Nếu là mình, mình sẽ tậu xe mới để có thể đi làm vừa phù hợp cho chuyến đi phượt giải stress của mình. Bởi tiền hết có thể kiếm lại nhưng tuổi trẻ qua rồi thì cả đời không quay lại được.” 

Nguyễn Thu Trang, 25 tuổi cho hay: “Mình không muốn đi làm cả năm dành dụm được khoản tiền, tiêu hết thì lại quay về giai cấp vô sản lại. Vậy nên mình chọn tiết kiệm để dành làm vốn sau này đầu tư kinh doanh”

du-tien-nen-mua-xe-hay-tiet-kiẹm

Cả hai luồng suy nghĩ ở trên đây đều không sai, tùy thuộc vào quan điểm hoàn cảnh tài chính mỗi người. Các bạn có thể tham khảo kiến thức về bảng cân đối tài chính cá nhân để cân nhắc đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Tìm hiểu về bảng cân đối tài chính cá nhân 

Trong bảng cân đối tài chính cá nhân gồm có 4 phần chính đó là: Thu nhập, chi tiêu, tài sản và nợ. 

  • Về thu nhập: Đây là tổng thu nhập từ các nguồn bạn kiếm được như tiền lương, hoa hồng,…
  • Chi tiêu: Đây sẽ là số tiền chi tiêu trong tháng của bạn (tiền sinh hoạt, tiền trọ, tiền lãi vay..)
  • Tài sản: Thì chia làm 2 loại là tài sản đầu tư (sinh ra tiền tăng thêm nguồn thu nhập cho bạn) và tài sản tiêu dùng (dùng cho sinh hoạt, không có sinh ra tiền). Ví dụ bạn mua xe máy chỉ dùng di chuyển thì gọi là tài sản tiêu dùng, nhưng bạn chạy Grab bằng chiếc xe đấy thì đó là tài sản đầu tư.
  • Nợ: khoản bạn phải trả do vay tạo thành (sinh ra lãi vay, lãi vay sẽ tính vào chi tiêu)

Từ các đều trên bạn có thể tính ra được dòng tiền thuần, tài sản thuần trong khoản thời gian nhất định:

  • Dòng tiền thuần = Thu nhập – Chi tiêu
  • Tài sản thuần = Tài sản – Nợ

Như thế nào là cân đối tài chính cá nhân tốt?

  • Dòng tiền thuần > 0 nghĩa là Thu nhập nhiều hơn khoản Chi tiêu. 

Tùy theo mỗi người mà phần trăm Dòng tiền thuần tiền tích lũy còn lại sau khi chi tiêu sẽ khác nhau. Nhưng có một quy tắc bạn tham khảo đó là tính theo số tuổi: Bạn x tuổi thì tiền tích lũy nên lớn hơn hoặc bằng với x%. Ví dụ bạn 24 tuổi, thu nhập 10 triệu thì số tiền sau khi trừ chi tiêu, dòng tiền dư ra mỗi tháng nên lớn hơn 24% là 2,4 triệu. 

  • Tài sản thuần > 0 nghĩa là Tài sản nhiều hơn Nợ phải trả.

Tài chính ổn định là tài sản đầu tư phải lớn hơn tài sản tiêu dùng và tài sản nợ tối đa bằng tài sản ròng.

Ví dụ về bảng cân đối tài chính cá nhân:

Hoàng Nam, 23 tuổi, hiện tại mỗi tháng có tổng thu nhập (từ lương và hoa hồng tiếp thị giới thiệu ứng dụng TNEX) là 15.000.000Đ. Chi tiêu sinh hoạt (thuê trọ, ăn uống) mỗi tháng hết 9.000.000Đ. Sau 1 năm đi làm, Nam đang có khoản dư 30 triệu. Lúc này dòng tiền thuần mỗi tháng của Nam = Thu nhập – Chi tiêu = 6.000.0000Đ, Tài sản thuần = Tài sản – Nợ = 40.000.000Đ.

>>Ta thấy, dựa trên bảng cân đối tài chính của Nam đang tốt với dòng tiền thuần > 23% (3,45 triệu) và Tài sản thuần đang dương, không có nợ. 

Nhưng nếu Nam mua xe 70 triệu dùng di chuyển (tài sản tiêu dùng không gia tăng thu nhập). Nam sẽ trả trước 40 triệu và vay 30 triệu, thì thu nhập Nam không tăng, nhưng chi tiêu sẽ tăng vì mỗi tháng trả lãi vay (3.000.000Đ + tiền lãi vay 600.000Đ). Ta sẽ tính được: Dòng tiền thuần =2.400.000Đ < Dòng tiền thuần ổn định (23%) và tài sản thuần của Nam = 40.0000.000Đ (có thể nhỏ hơn vì xe máy sử dụng khi bán ra giá sẽ thấp hơn lúc mua).

>>Bảng cân đối tài chính của Nam thấp hơn mức ổn định, Nam sẽ phải suy xét về việc tăng thu nhập để dòng tiền thuần ổn định lại.

Vậy nên mua xe hay tiết kiệm?

Quay trở lại trả lời câu hỏi chủ đề: Có tiền nhàn rỗi nên mua xe hay tiết kiệm dành tương lai. Nếu bạn có sức khỏe tài chính yếu (Phần trăm dòng tiền thuần thấp hơn số tuổi và nợ lớn hơn tài sản ròng) thì việc mua xe đều có thể khiến tình hình tài chính trở nên tệ hơn. Bạn nên tập trung vào việc tăng thu nhập, hoặc tăng tỷ lệ tiết kiệm để ít nhất đạt được trạng thái tài chính ổn định hơn thì có thể mua sắm tài sản tiêu dùng như xe nhé! 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng Quỹ đa năng của TNEX để mở quỹ mua xe, góp tiền mua xe dần nè!

>>>Xem thêm: Hoc-cach-tiet-kiem-tien-moi-ngay-nhe-nhang-nhung-hieu-qua-voi-tinh-nang-quan-ly-chi-tieu-cua-tnex

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!