Đừng bỏ qua những mẹo tiết kiệm này nếu bạn muốn sớm tiến tới tự do tài chính

Bạn có bao giờ cảm thấy dù cố gắng thế nào cũng không thể tìm ra cách tiết kiệm tiền hiệu quả và phù hợp với bản thân? Bạn đã từng cố gắng chi tiêu ít hơn, nhưng luôn có những chuyện bất ngờ xảy ra và bạn phải hoãn lại việc tiết kiệm và chờ đợi một “lúc nào đó” khác.

Nhưng không có thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu tiết kiệm cả, điều quan trọng bạn cần làm là bắt đầu tiết kiệm ngay bây giờ. Nếu bạn còn chần chừ thì hãy xem ngay các mẹo tiết kiệm tiền đơn giản trong bài viết dưới đây để có thể nhanh chóng điều chỉnh chi tiêu của mình và tiết kiệm cho tương lai.

Tại sao tiết kiệm không hiệu quả?

Tại sao tiết kiệm không hiệu quả?

Kiềm chế việc mua sắm bốc đồng – mẹo tiết kiệm quan trọng nhất

Hầu hết mọi người sau khi lập ngân sách đều bị sốc khi biết số tiền họ thực sự chi tiêu tại các cửa hàng tạp hóa mỗi tháng. Thật dễ dàng để bạn bị cuốn vào những món đồ ăn hấp dẫn tại cửa hàng. Dù cho bạn không có dự định mua chúng thì bạn vẫn có thể sẽ bỏ chúng vào giỏ hàng và kết thúc tại quầy tính tiền. Những giao dịch đó dù nhìn qua có thể sẽ không đáng kể nhưng nếu cộng lại một lượt thì sẽ là một khoản khá nhiều và cuối cùng sẽ dẫn đến phá vỡ ngân sách của bạn hàng tháng.

Bạn có thể tiết kiệm tiền thực phẩm bằng cách lên kế hoạch cho các bữa ăn của bạn mỗi tuần và xem kỹ những gì bạn đã có trong tủ đựng trước khi đến cửa hàng. Bởi vì rất có thể bạn sẽ lại mua thêm những món bạn đã có ở nhà hoặc những món không cần thiết.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể đặt hàng trực tuyến. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, hầu hết các cửa hàng lớn đều cung cấp dịch vụ này. Đặt hàng qua các kênh online giúp bạn mua một vài món đồ với giá rẻ hơn ngoài cửa hàng, thậm chí còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển.. Ngoài ra, cách này cũng sẽ giúp bạn thoát khỏi các cám dỗ mà bạn có thể sa vào khi ngửi thấy mùi bánh quy mới nướng khi bước vào cửa hàng. Nói cách khác, bạn sẽ phải tuân theo danh sách mà mình đã lập ra và tránh những giao dịch phung phí bốc đồng.

Một mẹo khác để kiềm chế chi tiêu của bạn là viết ra món đồ bạn muốn mua và đợi vài ngày hoặc thậm chí một tuần trước khi mua. Nếu bạn vẫn cần món đồ này sau một khoảng thời gian, thì đã đến lúc bạn mua nó, còn nếu bạn thấy rằng đó chỉ là mong muốn sở hữu nhất thời thì bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm số tiền mà lẽ ra bạn đã chi cho món hàng đó.

Mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả

Mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả

Lập ngân sách các khoản chi tiêu

Bạn sẽ không bao giờ thực sự biết tiền của mình đã đi đâu cho đến khi bạn tạo một danh sách tất cả các khoản chi tiêu của mình trong một tháng.

Đánh giá thói quen chi tiêu của bạn là một cách hiệu quả để tìm ra những danh mục mà bạn thường lãng phí tiền bạc vào. Quá trình này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và rõ nét về thu nhập và các chi phí hàng tháng của bạn, giúp bạn xem xét kỹ lưỡng số tiền thu vào, chi ra và đặt ra hạn mức số tiền bạn chi tiêu và số tiền bạn cần tiết kiệm được mỗi tháng. Điều này sẽ giúp bạn có ý thức hơn về thói quen chi tiêu của mình trong quá trình mua hàng. Ngoài ra, bạn sẽ có thể cộng tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng của mình và số tiền dành cho các hạng mục khác nhau để quyết định nên cắt giảm ở đâu để đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những ứng dụng quản lý chi tiêu để dễ dàng kiểm soát dòng tiền của mình. Các ứng dụng này thường hoạt động bằng cách theo dõi chi tiêu của bạn và thậm chí có thể dự đoán chi tiêu trong tương lai, giúp bạn tiết kiệm thời gian ước tính các hạng mục trong ngân sách. Sau đó, bạn có thể theo dõi thường xuyên số tiền bạn chi tiêu cho mỗi danh mục hàng tháng và tìm kiếm nơi bạn có thể cắt giảm một cách hiệu quả.

Hiện nay, TNEX – Ngân Hàng Thuần Số tốt nhất Việt Nam do Asia Banker công nhận đã cho ra đời tính năng quản lý chi tiêu hữu ích. Với tính năng này, bạn có thể:

Dễ dàng theo dõi và quản lý dòng tiền của mình ra vào như thế nào thông qua các khoản chi tiêu theo ngày, tuần và tháng được hiển thị trên app. Cài đặt hạn mức chi tiêu tránh việc chi tiêu quá đà dẫn đến “vung tay quá trán”. Dễ dàng lưu lại các giao dịch ngoài TNEX giúp đối chiếu các khoản thu chi một các thuận tiện.

Ngoài ra, giao diện thân thiện, cùng với những cảnh báo vui nhộn với các emoji dễ thương của TNEX cũng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, biến việc tiết kiệm trở nên thoải máivà dễ dàng hơn rất nhiều.

Lập ngân sách chi tiêu

Lập ngân sách chi tiêu

Thử thách bản thân với việc đóng băng chi tiêu

Một mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả khác mà bạn có thể áp dụng để kiểm soát tài chính của mình là đóng băng chi tiêu. Phương pháp này giúp bạn cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có thể giúp bạn biết được mình đang chi bao nhiêu tiền cho những thứ không cần thiết, chẳng hạn như các chuyến đi đến quán cà phê, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi,…. Thay vì chi tiêu cho các khoản này, bạn có thể thêm vào khoản tiết kiệm hoặc dùng để trả nợ vào cuối tháng.

Tham khảo ngay: Những ứng dụng quản lý chi tiêu tốt nhất trên điện thoại!

Có chiến lược cho các mục tiêu tiết kiệm theo thời gian cụ thể

Ngoài việc suy nghĩ về cách tiết kiệm tiền, hãy xem xét bạn đang tiết kiệm cho mục đích gì và khi nào bạn cần tiền. Một số mục tiêu có thể là trong tương lai xa, chẳng hạn như tiết kiệm để nghỉ hưu hay mua nhà và các mục tiêu gần hơn có thể là mua xe, các món đồ yêu thích hoặc cho một chuyến đi nghỉ mát cùng gia đình. Thời gian sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược tiết kiệm của bạn cũng như nơi bạn sẽ gửi tiền.

Có chiến lược tiết kiệm cụ thể

Có chiến lược tiết kiệm cụ thể

Tiết kiệm tiền hàng ngày

Bạn có thể tiết kiệm tiền mỗi ngày thông qua những thay đổi rất nhỏ như:

  • Pha cà phê tại nhà thay vì đến quán cà phê.
  • Nấu bữa trưa mang theo thay vì mua đồ mang đi hoặc ăn ngoài
  • Ăn tối ở nhà thay vì ra ngoài ăn.
  • Tắt thông báo các ứng dụng và hủy đăng ký nhận email quảng cáo từ các nhà bán lẻ trên điện thoại của bạn để tránh việc chi tiêu bốc đồng.

Tiết kiệm tiền hàng tháng

  • Áp dụng các phương pháp quản lý tài chính, chẳng hạn như phương pháp 50/30/20. Với phương pháp này, bạn sẽ chia 50% cho các nhu cầu thiết yếu (như tiền nhà ở (nếu đi thuê trọ), tiền ăn uống chính, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước, bảo hiểm y tế, các khoản lãi suất ngân hàng…), 30% cho sở thích hay nhu cầu cá nhân (như học tập thêm, du lịch, mua sắm,…) và cuối cùng là 20% cho việc đầu tư và tiết kiệm (bạn nên có ít nhất từ 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt phòng trừ các trường hợp mất việc hoặc biến cố bất ngờ xảy ra).
  • Theo dõi chi tiêu của bạn mỗi tuần để theo dõi sự tiến bộ của bạn.
  • Thanh toán đầy đủ thẻ tín dụng của bạn để tránh các khoản phí tài chính.
  • Tự động chuyển một phần tiền lương vào tài khoản tiết kiệm của bạn.

Có mục tiêu tiết kiệm

Có mục tiêu tiết kiệm

Không cần biết bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền, điều quan trọng là cách mà bạn chi tiêu và tiết kiệm số tiền bạn kiếm được. Bạn sẽ chỉ thật sự bắt đầu tiết kiệm được tiền khi bạn học được những thói quen tiêu tiền lành mạnh và đặt những nhu cầu trong tương lai của bạn lên trên những mong muốn hiện tại của bạn. Hi vọng những mẹo tiết kiệm trong bài viết trên đây có thể cho bạn gợi ý để tạo dựng thói quen tiết kiệm tiền.

Xem thêm: Bí quyết quản lỹ quỹ chung cho nhóm cực hiệu quả!

 #taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!