Phần 2: Định vị bản thân tại ba “điểm đến” tài chính cá nhân

Giờ đây bạn đã biết quy tắc 25X và 4% để giúp mình tính toán điểm đến tài chính cá nhân. Nhưng bạn có biết được điểm đến này có phải gọi là “tự do tài chính” như mọi người vẫn thường nói khi đặt ra mục tiêu tài chính? Hãy để TNEX giúp bạn định vị lại lộ trình tài chính cá nhân cũng như cách quản lý tài chính để xem bạn đang ở đâu bằng những phép tính dễ dàng nhé!

Ghé thăm từng trạm đích tài chính

Trước tiên, bạn cần phải xác định rõ ràng đích đến của mình là gì trên bản đồ tài chính rộng lớn. Bạn càng hiểu rõ đích của mình, kế hoạch tài chính của bạn sẽ càng rành mạch và dễ dàng thực hiện hơn. Từ đó áp dụng hai quy tắc trên thật chuẩn xác và phù hợp với từng mốc thời gian cụ thể cho việc “bao lâu ta đến đích”.

TNEX vẫn sử dụng con số 3 tỷ làm ví dụ với mục tiêu cho bạn 10 triệu chi phí tháng sinh hoạt. Nhưng 10 triệu của bạn trang trải được những gì? Nó có thể cho bạn đạt được “tự do tài chính” chưa?

Bạn có thể hiểu gọn thế này nhé:
Mức 1 – chi phí thiết yếu
Mức 2 – chi phí thiết yếu cộng chút giải trí
Mức 3 – chi phí “lối sống” FOMO khi an toàn các chi phí thiết yếu, bạn thả ga giải trí hàng tuần và du lịch thế giới.

Chúng ta sẽ cùng nhau đặt tên ba mức cấp độ trên là An toàn, Độc Lập và Tự Do tài chính.

Xem thêm phần 1 tại: Tấm bản đồ đi đến ba “điểm đến” tài chính cá nhân (Phần 1)

An toàn tài chính (Financial Security)

Đối với ngưỡng chạm tài chính đầu tiên và căn bản này, bạn cần phải có một số tiền đủ để chu cấp toàn bộ các chi phí sinh hoạt thiết yếu hằng ngày như thuê nhà, chi phí sinh hoạt, phí điện nước, đi lại và gặp bác sĩ. Những chi phí thiết yếu căn bản, đơn giản nếu bạn thiếu thì cuộc sống sẽ ảnh hưởng và chật vật.

Cùng nắm rõ quy tắc 25X và 4% nhé

Nếu 10 triệu trang trải hết chi phí này, thì sau khi áp dụng quy tắc 25X, con số 3 tỷ bạn cho phép gọi mình đã đạt được cấp độ đầu tiên trong cách quản lý tài chính
– An Toàn tài chính

Độc lập tài chính (Financial Independence)

Sau khi đã mở cửa và bước vào ngôi nhà An toàn tài chính, chắc hẳn bạn sẽ muốn “trang trí” nhiều “nội thất đính kèm” để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Bạn muốn có thêm chi phí cho việc giải trí, du lịch và “enjoy cái moment” bằng cách tự thưởng cho chính mình chăng?

Giờ đây con số 10 triệu 1 tháng của bạn đã không đủ chi phí cho bạn đi xem phim mỗi tuần và chill trà sữa cùng bạn bè. Bạn cần thêm 5 triệu/tháng cho việc này. Có nghĩa tổng 15 triệu 1 tháng cho thiết yếu cộng chút giải trí.

15 (triệu) * 12 tháng * 25X = 4,5 tỷ
Đến lúc này, bạn cho phép gọi mình đạt được cấp độ thứ 2 – Độc lập tài chính.

Freedom Finance (Financial Freedom)

Đây thường được cho là điểm đến lý tưởng nhất vì bạn đã có được cuộc sống “trong mơ” của chính mình. Tùy mỗi người sẽ có được những cách hiểu khác nhau về “tự do”. Nhưng “quay đi ngoảnh lại”, TNEX chắc chắn đây là mơ ước của rất nhiều người.

Khi bạn có được tự do tài chính, bạn có thể thực hiện những điều mình muốn một cách thoải mái nhất cũng như tận hưởng cuộc sống sau những năm tháng bõ công dốc lòng cho công việc. Đó có thể là bạn sẽ mua biệt thự, nghỉ hưu và dừng làm việc, đi du lịch đến các châu lục, mua sắm những món hàng hiệu xa xỉ hoặc đơn giản là việc bạn muốn “về quê nuôi cá và trồng thêm rau”.

Đối với việc tự do tài chính, quả thực không có một con số cụ thể nào vì mỗi người sẽ có những mong đợi và mưu cầu khác nhau. Đó có thể là 30 triệu/tháng, 50 triệu/tháng,…
Chỉ có bạn mới có thể tính ra được chi phí cho “lifestyle” mình kỳ vọng. Đôi khi bạn cảm thấy hạnh phúc và đủ đầy, không bị áp lực tiền bạc và đạt được mục tiêu của mình, đó vẫn là Tự do tài chính.
Lúc này bạn đừng quên quy tắc 4% nhé, bạn nên tiếp tục kiếm kênh sinh lời để tiền “sống thọ”, tránh tình trạng mình trở thành “người giàu cũng khóc”.

Tổng kết

Với 3 mức trên, TNEX hy vọng lần tới khi bạn đặt sự Tự Do tài chính cho bản thân, bạn đã biết ngay con số của mình. Vậy thì các bước kế tiếp, bạn lên kế hoạch các cách quản lý tài chính của mình để xem mình có thể đạt được mức đó không. Nếu lỡ bạn cảm thấy mình không đủ khả năng, việc điều chỉnh sân ga đích đến của mình hoàn toàn khả thi.
Dù cho điểm đến của bạn là gì đi nữa, tuyệt đối đừng cho phép bản thân gặp khó khăn chỉ vì việc thiếu kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực tài chính. Một lời khuyên nho nhỏ mà TNEX gửi gắm đến bạn đó luôn tự chủ dòng tiền và đa dạng nguồn thu.

Hãy luôn có một thái độ chủ động, tích cực để thúc đẩy mối quan hệ giữa tiền bạc và chính bạn thật lành mạnh. Mong bạn sẽ thật an tâm trên từng chặng đường tài chính và đừng quên đã có TNEX luôn đồng hành cùng bạn.

TNEX – Ngân hàng thuần số tốt nhất tại Việt Nam, mang tới giải pháp tài chính tin cậy, thuận ích sống tốt hơn cho khách hàng, thông qua tính năng và dịch vụ vượt trội.

Xem thêm: Tấm bản đồ đi đến ba “điểm đến” tài chính cá nhân (Phần 1)

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!