Digital Banking là gì? Phân biệt Digital banking với Internet Banking?

Bắt đầu từ định nghĩa các khái niệm 

  • Internet banking hay online banking

Khác với Digital banking, Internet banking là hình thức truy cập tính năng và dịch vụ ngân hàng thông qua website của ngân hàng đó. Mọi thao tác đều được thực hiện trên máy tính. Bạn có thể kiểm tra số dư, thanh toán hoá đơn hay tạo khoản vay, yêu cầu cấp tín dụng tại mọi ngân hàng thông qua cổng thanh toán trực tuyến.

  • Mobile banking

Khi điện thoại di động được sử dụng nhiều hơn và trở nên thiết yếu, các ngân hàng sẽ có một ứng dụng điện thoại của riêng mình. Chỉ cần thao tác trên điện thoại hay máy tính bảng bạn có thể sử dụng các chức năng, dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, các ứng dụng di động còn có tiện ích gửi thông báo qua notification để khách hàng nắm bắt thông tin nhanh hơn.

  • Digital banking

Không chỉ dừng lại ở việc đưa các tính năng, dịch vụ ngân hàng lên website, app; Ngân hàng số (Ngân hàng điện tử, Ngân hàng kỹ thuật số) sẽ thực hiện một quy trình “chuyển đổi số” từ phần lõi, vận hành đến dịch vụ cho khách hàng. Hiểu ngắn gọn, Ngân hàng số là sự tự động hóa của các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

 

Ngân hàng kỹ thuật số cho phép khách hàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thông qua nền tảng điện tử/ trực tuyến, số hóa tất cả các hoạt động ngân hàng và thay thế sự hiện diện trực tiếp của ngân hàng bằng trực tuyến lâu dài.

 

Sự khác nhau giữa Digital banking và Internet banking?

Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ, hầu hết các ngân hàng truyền thống đã giao dịch trực tuyến (Internet banking, Mobile banking), vậy điểm khác biệt giữa Ngân hàng số với Ngân hàng trực tuyến là gì?

  • Dịch vụ của Digital banking và Internet banking

Đối với Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) các chức năng cơ bản như kiểm tra số dư, kiểm tra giao dịch, chuyển tiền, được thực hiện trên mạng. Ngân hàng số bao hàm ngân hàng trực tuyến, không chỉ gồm đầy đủ các tính năng ngân hàng trên 1 nền tảng kỹ thuật số mà còn số hoá toàn bộ quy trình với khách hàng: mở tài khoản, đăng ký, phát hành thẻ, chăm sóc khách hàng, hậu mãi,…

 

Ngân hàng kỹ thuật số nhằm mục đích số hóa tất cả các hoạt động của ngân hàng, từ hoạt động lõi đến vận hành. Khách hàng có thể không cần đến quầy giao dịch hay chi nhánh để có thể sở hữu được một tài khoản ngân hàng, với phương pháp định danh trực tuyến (e-kyc), người dùng có thể tự đăng ký tài khoản ngân hàng ngay tại nhà, thuận tiện cho sự tiếp cận của người cao tuổi hay những người chưa thể tiếp cận tới các dịch vụ tài chính phổ thông (under-bank).

  • Quầy giao dịch

Lý do trên tạo ra điểm khác biệt tiếp theo giữa 2 loại hình ngân hàng này là Ngân hàng số không cần chi nhánh hay quầy giao dịch, còn Ngân hàng truyền thống vẫn có. Vì quy trình từ đầu đến cuối được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số nên Ngân hàng số tối ưu hoá mặt giấy tờ cho cả khách hàng và nhân viên ngân hàng so với Ngân hàng truyền thống.

 

Trên đây là một số điểm khác biệt nổi bật để phân biệt 2 loại ngân hàng này. Ở Việt Nam 4 – 5 năm trở lại đây đã có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng số, chứng minh cho sự phát triển chuyển đổi số đã được đón nhận bởi người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ngân hàng số TNEX miễn tất cả phí dịch vụ: chuyển khoản, rút tiền, duy trì tài khoản, không phụ thu, giao thẻ tận nhà miễn phí, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

#tintucTNEX #baochi #TNEX
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!