Đầu tư chứng chỉ quỹ phù hợp với những ai? Có cần nhiều vốn không?

Chứng chỉ quỹ là kênh đầu tư an toàn, nhàn hạ nên được rất nhiều nhà đầu tư cá nhân chọn lựa. Nếu bạn cùng thế, cũng đang cân nhắc có nên “rót tiền’ đầu tư chứng chỉ quỹ hay không? Thì trước hết hãy đọc bài viết này, để xem bản thân có “over hợp” với kênh đầu tư này không nhé!

Đầu tư chứng chỉ quỹ là gì?

Chứng chỉ quỹ là hình thức nhà đầu tư ủy thác vốn cho các quỹ đầu tư uy tín được quản lý bởi chuyên gia tài chính chuyên nghiệp đầu tư thay cho họ. Ưu điểm hình thức mang lại cho nhà đầu tư:

  • Giảm rủi ro: Việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ giúp nhà đầu tư tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng, bao gồm các loại tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt, và các tài sản tài chính khác. Đầu tư vào chứng chỉ quỹ giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách phân chia vốn vào nhiều tài sản khác nhau. Điều này giúp cân bằng lợi nhuận và bảo vệ khỏi biến động của thị trường.
  • Quản lý chuyên nghiệp: Chứng chỉ quỹ được quản lý bởi những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư. Họ có chuyên môn, có kinh nghiệm nắm được thông tin biến động thị trường sẽ giúp bạn lựa chọn danh mục, quản lý đầu tư giúp tối ưu hóa lợi nhuận nhất.
  • Tính thanh khoản cao: Tương tự như đầu tư vàng, việc mua bán chứng chỉ quỹ diễn ra dễ dàng, đơn giản nhà đầu tư không gặp các rào cản pháp lý thủ tục phức tạp.

Nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường rộng lớn nhờ đầu tư chứng chỉ quỹ

Nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường rộng lớn nhờ đầu tư chứng chỉ quỹ

  • Tiếp cận thị trường rộng lớn: Thường có ít có hội dành cho nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào dự án lớn. Chứng chỉ quỹ mở ra cơ hội đầu tư vào nhiều công ty, ngành công nghiệp và quốc gia khác nhau. Nhà đầu tư có thể tận dụng lợi nhuận từ nhiều thị trường khác nhau.
  • Có thể đầu tư chỉ 10.000Đ: Đối với người có số vốn ít, chứng chỉ quỹ là sự lựa chọn tuyệt vời vì chỉ cần 10.000Đ là bạn có thể bắt đầu đi trên con đường đầu tư của mình rồi.

>>> Làm sao để mở tài khoản ngân hàng chỉ trong 5 phút?

Ai là người “over hợp” với chứng chỉ quỹ?

Nếu bạn đang cân nhắc có nên “xuống tiền vào kênh đầu tư này hay không? Thì xem mình có trong danh sách những người “over hợp” với chứng chỉ quỹ dưới đây không nhé!

Người không có thời gian nghiên cứu tình hình của công ty định đầu tư

Người không có thời gian nghiên cứu tình hình của công ty định đầu tư

Người bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian:

Chứng chỉ quỹ thường được quản lý bởi các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, và nhà đầu tư mua chứng chỉ này sẽ trở thành cổ đông của quỹ. Hưởng lợi nhuận và không tham gia các quản lý, quyết định đầu tư. Như vậy, chứng chỉ quỹ phù hợp với những người muốn đầu tư mà không muốn tự quản lý danh mục đầu tư của mình. Thường là người đi làm, người bận rộn không có nhiều thời gian để nghiên cứu tình hình, triển vọng kinh doanh của công ty định đầu tư.

Người mới bắt đầu đầu tư

Hầu hết, các F0 thường sẽ bị lỗ khi bắt đầu tham gia đầu tư vì không có đủ thông tin biến động thị trường cũng như kiến thức để đánh giá, phân tích rủi ro. Các F0 có thể tham khảo hình thức chứng chỉ quỹ, kênh đầu tư an nhàn được các chuyên gia có kinh nghiệm đầu tư giúp bạn.

Người có mục tiêu đầu tư dài hạn

Nhà đầu tư cần lưu ý cân nhắc mục tiêu đầu tư của mình trước khi chọn kênh đầu tư này nhé! Nếu bạn là người ưa “lướt sóng”, mê lệnh chốt lời, cắt lỗ, thích ăn chênh lệch theo sát biến động thị trường thì hình thức chứng chỉ quỹ không dành cho bạn. Nhằm hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn cho quỹ, các chuyên gia sẽ không lựa chọn ngắn hạn mạo hiểm. Mà thay vào đó sẽ nghiên cứu phân tích tìm kiếm đầu tư vào các dự án các công ty có tiềm năng phát triển bền vững trong tương lai. Thế nên, đầu tư chứng chỉ quỹ phải là dài hạn, ít nhất vài năm mới có hiệu quả lợi nhuận.

>>> 22 ứng dụng giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

Người có số vốn ít

So với bất động sản, cổ phiếu thì chứng chỉ quỹ lại có ưu điểm vượt trội về số vốn. Các quỹ thường có mức đầu tư tối thiểu khá thấp (có một số quỹ chỉ từ 10.000Đ) giúp nhà đầu tư có thể bắt đầu với số tiền nhỏ. Một ưu điểm nữa của chứng chỉ quỹ là tính điều chỉnh của vốn đầu tư. Lúc bắt đầu, bạn có thể mua ít, sau đó có khả năng bạn có thể mua thêm. Trong trường hợp bạn cần bán ra thì cũng khá dễ dàng vì tính thanh khoản cao không bị rào cản giấy từ thủ tục phiền hà.

Lưu ý quan trọng khi đầu tư chứng chỉ quỹ

Nghiên cứu và tìm hiểu:

Dành thời gian để nghiên cứu về chứng chỉ quỹ và các loại quỹ khác nhau có sẵn trên thị trường. Tìm hiểu về quy mô, lịch sử đầu tư và hiệu suất của từng quỹ để có cái nhìn tổng quan.

Chọn quỹ có mức đầu tư tối thiểu thấp, chi phí thấp:

Tìm kiếm các quỹ có mức đầu tư tối thiểu thấp hoặc không có yêu cầu mức đầu tư tối thiểu. Các quỹ nhỏ hơn thường có mức đầu tư thấp hơn và giúp bạn bắt đầu đầu tư với số tiền ít. Ngoài ra, cần xem xét chi phí đầu tư của quỹ, bao gồm cả chi phí quản lý và chi phí giao dịch. Chọn quỹ có chi phí thấp để giảm thiểu tác động của các khoản phí này lên tổng lợi nhuận đầu tư của bạn.

Quy tắc 50 30 20 thì hàng tháng bạn có thể trích ra 20% thu nhập để đầu tư

Quy tắc 50 30 20 thì hàng tháng bạn có thể trích ra 20% thu nhập để đầu tư

Đầu tư định kỳ:

Thay vì đầu tư một lần, hãy cân nhắc đầu tư định kỳ một số tiền nhỏ. Theo quy tắc 50 30 20 thì hàng tháng bạn có thể trích ra 20% thu nhập để đầu tư. Điều này giúp bạn tích luỹ dần dần và tận dụng lợi ích của việc đầu tư định kỳ.

Chọn quỹ đầu tư uy tín:

Đầu tư cùng TNEX để luôn an tâm khi đầu tư vì Quỹ đầu tư cùng TNEX được phân phối bởi sàn giao dịch quỹ Fmarket. Sàn giao dịch quỹ mở đầu tiên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chứng nhận. Ở đây lãi suất có thể lên đến 10.59%, có đa dạng các loại quỹ đầu tư, số vốn linh hoạt chỉ từ 10.000Đ. Và mua bán cực kỳ tiện lợi bởi thanh toán ngay trên TNEX.

Trên đây là những thông tin chung về đầu tư chứng chỉ quỹ. Hi vọng bạn đã nắm được những điều cơ bản về chứng chỉ quỹ. Đầu tư chưa bao giờ là quá sớm, hãy đầu tư ngay hôm nay để có một cuộc sống an nhàn về sau bạn nhé!

>>> Làm sao để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả?

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!