Áp dụng “cú hích quản lý tài chính” như thế nào?

 

Chúng ta đều hiểu việc tiết kiệm tiền nó quan trọng như thế nào? Bạn sở hữu một sổ tiết kiệm hay một quỹ tiết kiệm giúp cuộc sống của bạn trở lên yên tâm hơn trước những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh hay suy thoái kinh tế. Nhưng việc quản lý tài chính như thế nào để có tài khoản tiết kiệm đều đặn không phải dễ và ai cũng làm được . Hôm nay TNEX sẽ cùng bạn áp dụng “cú hích quản lý tài chính” cho cá nhân như thế nào hiệu quả nhất nhé.

Áp dụng cú hích tài chính cho cá nhân hiệu quả nhất

Áp dụng cú hích tài chính cho cá nhân hiệu quả nhất

Cú hích là gì?

Cú hích là một nhân tố có thể làm thay đổi hành vi của con người mà không cần thực hiện hành vi cấm đoán hay thay đổi động cơ kinh tế của họ.

Hiểu đơn giản nhất thì cú hích được hình thành dựa trên sự sắp xếp của các yếu tố môi trường mà bạn tiếp xúc thường xuyên. Sự thay đổi đó khiến bạn chủ động và tự điều chỉnh hành vi của chính mình.

Ví dụ như việc yêu cầu bạn thực hiện một quỹ lương hưu từ tài khoản lương của bạn sẽ rất khó nhưng khi công ty sẽ chủ động trích một khoản lương để đóng bảo hiểm xã hội cho bạn. Tiền sau này bạn nhận lương hưu sẽ là trích từ tài khoản bảo hiểm xã hội đó. Đây cũng là một cú hích tài chính hay của chính sách xã hội Việt Nam.

Lợi ích của việc áp dụng những cú hích trong tiết kiệm

Lợi ích của việc áp dụng những cú hích trong tiết kiệm

Lợi ích của việc tạo ra những cú hích

3 nguyên tắc chính của cú hích chính là tự nguyện, tập trung vào con người, không khuyến khích yếu tố kinh tế. Cú hích không có tính ép buộc, cấm đoán để phòng ngừa sự phản kháng.

Chính yếu tố tự nguyện của cú hích mang lại lợi thế tuyệt trong việc lựa chọn hành động của mình, nó khiến bạn trải qua những cảm giác tội lỗi khi làm sai một cách đơn giản hơn.

Chẳng hạn như khi bạn nhận lương bạn tự nhủ bỏ ra 2 triệu tiết kiệm. Thế nhưng vì một chiếc váy đẹp bạn có thể tiêu ngay số tiền đó. Nhưng nếu bạn đã thiết lập ngay cho mình 1 tài khoản tiết kiệm hàng tháng, sau khi lấy lương bạn sẽ bỏ ngay vào tài khoản đó và không thể sử dụng nó nếu chưa đến kỳ hạn rút.

Áp dụng cú hích quản lý tài chính cho các nhân

Nhắc nhở mục tiêu tiết kiệm của bản thân

Bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu tài chính và sắp xếp nó thành một bản kế hoạch cụ thể. Luôn luôn đặt chế độ nhắc nhở bản thân về bản kế hoạch này. Đó là động lực để bạn có thể thiết lập những tài khoản tiết kiệm cho mình.

Lên kế hoạch cho những dịp lễ tết

Vào những dịp lễ tết hay những dịp hay tổ chức cưới hỏi, du lịch. Nếu bạn không muốn cháy túi và đi vay nợ trong những dịp đó thì bạn có thể trích một khoản tiết kiệm riêng đều đặn hàng tháng cho những khoản chi tiêu ngoài như thế này.

Áp dụng định luật JARS trong quản lý tài chính

Áp dụng định luật JARS trong quản lý tài chính

Áp dụng luật JARS 50-30-20

Định luật JARS là bạn chia thu nhập của mình thành các quỹ với tỉ lệ tương ứng 50-3-20%. 50% cho các nhu cầu thiết yếu ví dụ như tiền nhà , tiền sinh hoạt, tiền điện, tiền trả góp…30% cho các nhu cầu các nhân như ăn uống, mua sắm, du lịch…20% cho quỹ tiết kiệm, dự phòng và đầu tư.

Khi phân chia thành các quỹ như thế này bạn chỉ được chi tiêu trong khoảng 80% thu nhập của mình và phải dành 20% thu nhập còn lại cho quỹ tiết kiệm. Gần như 20% bạn sẽ không được sử dụng trừ là việc thực hiện những kế hoạch tài chính bạn đã đặt ra.

80% thu nhập đôi bạn sẽ không đủ tiêu nếu các hoạt động cá nhân của bạn nhiều nhưng chính vì kỷ luật tiết kiệm này sẽ có thể giúp bạn hạn chế được những hoạt động không cần thiết. Hay đơn giản bạn cần biết chi tiêu thế nào để có thể thực hiện được những kế hoạch đó mà không được động đến tài khoản tiết kiệm.

Sử dụng các công cụ quản lý tài chính

Để việc phân chia quỹ một cách kỷ luật và hiệu quả hơn bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của những công cụ tài chính thủ công hoặc tự động.

TNEX - Ngân hàng thuần số miễn phí trọn đời

TNEX – Ngân hàng thuần số miễn phí trọn đời

TNEX là một ngân hàng thuần số được thành lập 10/2021. Ngoài thực hiện những chức năng như một ngân hàng truyền thống nó còn có những tính năng tuyệt vời giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và thông minh nhất.

  • Theo dõi chi tiêu: Bạn có thể theo dõi chi tiêu theo ngày, theo tuần và theo tháng qua tính năng “quản lý chi tiêu”. Từ đây bạn có thể hạn chế được những khoản chi tiêu không cần thiết và điều chỉnh lại tỉ lệ thu nhập sao cho hợp lý.
  • Kỷ luật tiết kiệm: Bạn có thể thành lập các quỹ tiết kiệm với kỳ hạn và mục đích khác nhau, hàng tháng TNEX sẽ tự động chuyển tiền thu nhập của bạn vào những tài khoản đó theo kế hoạch của bạn.

Quỹ đa năng quản lý quỹ dễ dàng, hiệu quả

Quỹ đa năng quản lý quỹ dễ dàng, hiệu quả

  • Quản lý quỹ với nhiều người: Quỹ đa năng cho phép bạn quản lý với một nhóm người một cách đơn giản. Những quỹ chung này có thể như quỹ lớp, hay quỹ từ thiện, quỹ gia đình….

Trên đây TNEX đưa ra cách áp dụng cú hích tài chính cá nhân hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo. Tạo thói quen “cú hích” sẽ luôn giúp bạn có tinh thần thoải mái nhất trong việc quản lý tài chính.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!