Chi phí sinh hoạt 1 tháng cho dân văn phòng ở Sài Gòn là bao nhiêu?

Nếu bạn mới bắt đầu tự lập và đi làm tại môi trường công sở và đang lên kế hoạch cho những mục tiêu tiếp theo thì đừng quên những chi phí sinh hoạt nhé! Bởi vì đây sẽ là những khoản phí giúp bạn sống ổn định và khỏe mạnh. 

Trước khi đến với những bước quan trọng khác như tiết kiệm, đầu tư thì việc tính toán chi tiêu cần cho bạn trong vòng 1 tháng là vô cùng cần thiết, đặc biệt với các bạn trẻ đang sinh sống tại các thành phố lớn.

Hãy cùng TNEX ghé ngang qua cuộc đời của Tuấn (25 tuổi) – một nhân viên văn phòng tại Sài Gòn với mức lương 15 triệu/ tháng để cùng xem chi phí sinh hoạt cho một tháng của bạn ấy sẽ như thế nào nhé!

  • Chi phí cho nhà ở

Nếu bạn đã có nhà ở Sài Gòn sẽ thì xin chúc mừng bạn, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho phần chi phí nhà ở. Thế nhưng, nếu bạn chọn sống ở riêng hoặc thuê nhà trọ với các bạn trẻ xa nhà thì chắc hẳn bạn cũng sẽ phần nào đắn đo với khoản phí này.

Sẽ có nhiều dạng nhà ở và mức thuê khác nhau như nhà nguyên căn, nhà trọ, khu chung cư, căn hộ,… và bạn cần xác định mục đích thuê cũng như vạch ra những tiện ích mình muốn có như gần chỗ làm, siêu thị và chợ, nơi ở trung tâm hay ngoại thành,… 

Bạn nên chọn nơi ở có giá thuê phù hợp với khả năng tài chính để việc chi tiêu hàng tháng không trở nên quá khó khăn và chật vật. Tốt nhất có thể, hãy lựa chọn nơi ở với mức giá không quá 20% mức thu nhập của bạn.

Trong trường hợp của Tuấn chọn ra ở riêng vì muốn tự lập tốt hơn. Tuấn muốn chọn nhà nguyên căn để tiện giờ giấc đi về, ngay trung tâm cho thuận tiện đường đi làm, gần công viên để có thể dễ dàng đi chạy bộ mỗi sáng. Vì vậy, Tuấn đã chọn một thuê một căn nhà nguyên căn với giá ban đầu là 8 triệu/tháng, sau đó anh rủ thêm 3 người bạn của mình cùng ở chung và chia tiền phòng 2 triệu/người/ tháng. 

Vậy thì số tiền lương của Tuấn đã dành cho khoản tiền nhà 2 triệu/ tháng.

  • Chi phí ăn uống

Thiên đường ẩm thực tại Sài Gòn luôn khiến những “chiếc bụng đói” không khỏi cồn cào và nhớ nhung. Không chỉ nổi tiếng với hàng quán sầm uất về các món ăn vỉa hè, các nhà hàng, quán cà phê, đồ uống,… cũng rất đa dạng với nhiều mức giá và nhắm đến các đối tượng khác nhau.

Nếu bạn là một tín đồ đam mê khám phá ẩm thực và mang trong mình mơ ước sẽ ăn sập khắp Sài Gòn thì quá tuyệt vời vì TNEX cũng giống bạn đấy. Thế nhưng, việc mỗi ngày đều tụ tập hàng quán, ăn uống bên ngoài thì bạn sẽ phải dành một khoản tiền kha khá để “lấp đầy chiếc bụng đói” và niềm đam mê của mình. Trong trường hợp, bạn đặt đồ ăn trên mạng thì nhiều khả năng sẽ tốn thêm phí giao hàng nữa.

Bạn hoàn toàn có thể dành ra một vài buổi tối trong tuần đi uống bia, ăn ốc với bạn bè cho thật vui và thoải mái để giải tỏa căng thẳng trong công việc, tuy nhiên sẵn sàng nấu nướng mỗi ngày cho bản thân sẽ là một ý tưởng sáng suốt cho việc tiết kiệm tài chính và giữ gìn sức khỏe.

Còn Tuấn, anh ấy chi bao nhiêu cho khoản ăn uống này? Anh đã dành ra khoảng 3,5 – 4 triệu/tháng dành cho việc ăn uống. Tuấn lựa chọn việc nấu ăn mỗi ngày để mang đi làm và thường mua thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh cho việc ăn cả tháng. Thi thoảng, anh sẽ tự thưởng cho bản thân những buổi gặp mặt bạn bè và ăn tại các nhà hàng, số buổi tối đa là 10 buổi/ tháng.

  • Chi phí đi lại

Nếu bạn có phương tiện cá nhân như xe máy, bạn cần chú ý đến tiền xăng, phí bảo dưỡng, phí sửa chữa khi xe hỏng bất ngờ,… Ngoài ra, nếu được bạn có thể sử dụng thêm xe đạp, xe bus,… để tiết kiệm hơn. 

Nếu bạn chưa có phương tiện đi lại cá nhân thì việc di chuyển bằng xe ôm công nghệ sẽ khó tránh khỏi nếu bạn đi chơi hay có việc cần đi xa.

Về Tuấn, anh chàng cũng có xe gắn máy riêng và chi trả 500 – 800 ngàn/ tháng cho chi phí xăng xe vì sở thích đi phượt. Các dịp bảo dưỡng xe thường có mức phí rơi vào 650 ngàn – 1.000.000 tùy trường hợp hư hỏng nặng hay không vào mỗi dịp 3 – 5 tháng/ lần.

  • Chi phí y tế

Một khoản tiền dành cho sức khỏe là điều vô cùng cần thiết bởi khi bạn khỏe mạnh, hiệu suất công việc mới có thể đảm bảo hiệu quả và dễ dàng tận hưởng vui sống.

Chi phí khám, chữa bệnh cũng vô cùng đa dạng tùy vào các gói khám dịch vụ và nơi khám bệnh công hay phòng khám tư. Thông thường, một lần thăm khám tại bệnh viện có chi phí trung bình từ 1 triệu đồng trở lên. Chi phí có thể tăng nếu bạn nằm viện hoặc mua thuốc,… Bên cạnh đó, với việc tiêm phòng vắc – xin thì cũng cần sự chuẩn bị về tài chính để tránh hao hụt.

Việc mua bảo hiểm y tế là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và xem xét có nên mua bảo hiểm nhân thọ hay không? Bởi lẽ, khi bạn còn trẻ, việc chăm lo sức khỏe và đầu tư dài hạn sẽ khá thích hợp với phương pháp này. 

Tuấn thường đi khám tổng quát hàng năm tại các bệnh viện công với bảo hiểm y tế với mức phí khoảng 2 triệu đồng. Ngoài ra, tiền thuốc men dành cho các bệnh như cảm cúm sẽ thường rơi vào khoảng dưới 100 ngàn cho từng đơn thuốc.

  1. Các chi phí sinh hoạt khác

Ngoài các chi phí ăn uống, nhà ở, y tế,… bạn có thể sẽ chi tiêu vào các khoản khác như: giải trí (xem phim, tiệc tùng, ca hát karaoke,…), công việc (mở rộng các mối quan hệ, mời đối tác đi ăn,…), yêu đương (hò hẹn, quà tặng,…).

Chi phí này tùy vào mỗi người mà có thể tiêu tốn nhiều hoặc ít. Đối với những bạn sống một mình thì sẽ ít tốn hơn những bạn có gia đình và con cái. Để không bị thâm hụt, bạn cần tìm ra cách quản lý tài chính phù hợp với bản thân.

Bạn có thể tham khảo phương pháp Zero – sum Budget, quy tắc 6 chiếc lọ, bảo toàn vốn,… Việc tính toán và ghi chép lại chi tiêu cá nhân sao cho phù hợp sẽ giúp bạn quản lý tốt nguồn thu chi. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Ngân hàng số TNEX cho mục ghi chép quản lý chi tiêu, vừa tiện lợi lại cực kỳ dễ nhớ.

Tiếp tục với Tuấn, anh cũng lên kế hoạch chi tiêu cho các khoản giải trí, mua sắm cá nhân, hò hẹn cuối tuần,… Ngoài ra, anh cũng cân nhắc cho các khoản đầu tư sinh lời khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán,…

Tổng kết: 

Kết lại, mời bạn tham khảo toàn bộ bảng chi tiêu cho tháng 4 vừa qua của Tuấn

  • CẦN
Chiếm 50% thu nhập 

7.500.000 VND

1/ Ăn uống3.500.000 
Ăn ngoài 1.000.000 VNĐ
Đi chợ, nấu ăn tại nhà2.000.000 VNĐ
Nước, Cà phê500.000 VNĐ
2/ Nơi ở2.000.000 VND
3/ Điện + nước500.000 VND
4/ Internet tại nhà + 4G300.000 VND
5/ Tiền điện thoại200.000 VND
6/ Y tế 250.000 VNĐ

Hằng năm, khám tổng quát khoảng 2.000.000 VND

Khám bệnh150.000VNĐ
Mua thuốc100.000 VNĐ
7/ Xăng ( đi lại)800.000  VND
Tổng đã chi7.550.000 VND
  • MUỐN
3.500.000 VNĐ 

(chiếm khoảng 30% mức thu nhập)

Giải trí500.000 VNĐ
Công việc (xã giao, ăn uống)1.000.000VNĐ
Mua sắm (Nếu có)800.000 VNĐ
Tổng đã chi 2.300.000 VND
7/Tiết kiệm 

(chiếm 20% mức thu nhập hằng tháng và đã được bỏ ra trước khi chi tiêu)

3.000.000 VND
8/ Còn dư2.150.000 VND

Từ bảng trên, bạn có thể thấy Tuấn đã phân chia làm 4 mục chính bao gồm: Chi tiêu CẦN, chi tiêu MUỐN, Tiết kiệm và Còn dư. Bạn đã áp dụng quy tắc 50 – 30 – 20 cho ngân sách chi tiêu của mình với công thức:

Chi tiêu = Thu nhập – Tiết kiệm

Chi tiêu CẦN = 50 % tổng chi tiêu

Chi tiêu MUỐN = 30% tổng chi tiêu

Ở đây, chúng ta có thể nhận thấy ở phần chi tiêu CẦN đã bị lố 50 ngàn đồng nhưng ở phần chi tiêu MUỐN thì còn dư 1,2 triệu đồng. Điều này cho thấy, Tuấn đã ưu tiên cho chi tiêu CẦN thay vì MUỐN, tuy nhiên Tuấn cũng thừa nhận với những thời gian đi phượt thì số tiền sẽ bị chênh lệch khá lớn do tiền xăng và chi trả dọc đường.

Nhờ công thức này, bạn có thể dễ dàng, linh động vì các quỹ ngân sách ít và phù hợp với nhiều đối tượng với các mức thu nhập khác nhau.

Bạn có thể tham khảo bảng chi tiêu trên để quản lý thu chi theo tháng của mình, điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thu nhập và chi tiêu của bản thân. Chi phí sinh hoạt ở Sài Gòn tuy khá đắt đỏ nhưng điều này tùy thuộc vào cách bạn chi tiêu và quản lý tài chính sao cho hiệu quả. Vì nhờ những công thức này, bạn sẽ giữ được khoản tiền tiết kiệm đều đặn cuối tháng, tránh trường hợp “vung tay quá trán” tiêu hết “sạch – sành – sanh” số lương vừa nhận được.

TNEX chúc bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm sống đặc biệt tại Sài Gòn nhé!

TNEX là ngân hàng thuần số cung cấp dịch vụ tài chính miễn phí và thuận ích sống dành cho người Việt, TNEX giúp bạn tận hưởng tháng năm rực rỡ của thanh xuân với những tính năng vượt trội giúp bạn quản lý thu nhập tài chính với độ an toàn thông tin cực kỳ cao và tránh rủi ro.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Xem thêm: Quản lý tài chính có nhất thiết phải ghi chép lại chi tiêu hàng ngày?  Hãy thử phương pháp Zero-sum Budget!

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!