Cách quản lý chi tiêu thông minh để “tâm bất biến giữa dòng đời vạn sale”

Những ngày sale khủng là khoảng thời gian lý tưởng để các cửa hàng “rục rịch” khởi động những chương trình giảm giá hấp dẫn mùa lễ hội. Giữa tâm “bão sale” đang dần đổ bộ, bạn cần làm gì để không rơi vào những chiếc bẫy đốt tiền hết sức tinh vi của các chương trình sale-off đầy mê hoặc? Hãy cùng TNEX khám phá cách quản lý chi tiêu mùa sale khủng và lên kế hoạch dùng tiền hợp lý trước khi lao vào “cơn lốc xoáy tiêu dùng” này nhé!

Cách quản lý chi tiêu thông minh mùa sale khủng

Những ngày sale khủng là dịp để những cửa hàng “tung” ra các đợt xả hàng giá sốc. Bạn sẽ nghĩ đây là thời điểm hoàn hảo để “hốt” về những món hời. Thực tế, đây lại là lúc mà bạn chi tiêu mất kiểm soát nhất và thường mang về các món đồ không thực sự cần thiết. Do đó, để làm chủ được bản thân trong những ngày “siêu sale”, hãy tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi sau đây trước mỗi quyết định mua hàng nhé!

Cách quản lý chi tiêu giúp bạn “bước qua mùa sale" với tâm thế vui vẻ

Cách quản lý chi tiêu giúp bạn “bước qua mùa sale” với tâm thế vui vẻ

Đây là cái mà bạn cần hay chỉ là thứ bạn muốn?

Kinh nghiệm từ những nhà quản lý tài chính cá nhân tài giỏi chính là “không mua những thứ không cần đến”. Trừ những món đồ bạn đã “tăm tia” trước đó và đang đợi đến lúc giảm giá để “hốt” về thì đa số các món hàng mà bạn đã mua về từ những đợt sale cuối năm chỉ là những thứ mà bạn muốn mua, chứ không thực sự cần đến trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi khi đứng trước một món đồ đang sale, chúng ta thường rơi vào suy nghĩ “nhỡ một ngày nào đó mình sẽ cần đến thì sao?”. Thậm chí, chúng ta còn tự tưởng tượng ra những dịp mà mình sẽ dùng đến chúng, trong khi thực tế dịp đó sẽ rất ít hoặc không bao giờ có.

Trong trường hợp này bạn nên thật bình tĩnh, “dừng khoảng chừng là 2 giây” ước lượng xem bạn sẽ sử dụng món đồ này bao nhiêu lần, chúng sẽ xuất hiện trong cuộc sống mỗi ngày của bạn, mỗi tuần, mỗi tháng chứ? Hãy thật công tâm nhé, đừng tự dung dưỡng cho thứ cảm xúc muốn sở hữu đang cuộn trào trong đầu bạn. Nếu nhu cầu sử dụng chúng rất ít và không thường xuyên thì bạn có thể cân nhắc đến việc xem có thể mượn nó từ bạn bè, người thân hay không? Nếu câu trả lời là có thì bạn hoàn toàn không nên bỏ tiền ra để “rước” nó về đâu.

> Xem thêm: Bật mí cách chi tiêu hợp lý dành cho 12 cung hoàng đạo

Xem xét giá trị sử dụng của món đồ đó có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra không?

Có những món đồ sở hữu giá thành khá đắt nhưng lại có nhiều tính năng không thật sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Vì vậy, mặc dù món đồ đó có giá tốt cỡ nào thì cũng nên suy nghĩ thật thận trọng nhé, vì bạn hoàn toàn có thể chọn những sản phẩm khác phù hợp với bản thân với mức giá “vừa sức” mình hơn. Liệu bạn có thực sự cần đến chiếc điện thoại mới ra trong khi “chú dế” yêu bạn vừa tậu năm ngoái vẫn còn “nhiệt tình” phục vụ bạn rất tốt? Những cuốn sách đang sale trên kệ liệu có phải thuộc lĩnh vực mà bạn yêu thích và muốn tìm hiểu hay chỉ vì chúng đang rẻ quá, không mua thì tiếc? Hãy thật thành thật đối thoại với chính mình để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé, vì rõ ràng việc chi trả cho các tính năng không cần thiết đối với bạn là một sự lãng phí.

Xem xét giá trị sử dụng của món đồ thật kỹ trước khi ra quyết định mua nó

Xem xét giá trị sử dụng của món đồ thật kỹ trước khi ra quyết định mua nó

Ở một diễn biến khác, nhiều người lại đam mê chi tiền để mua về những món đồ chất lượng thấp, đặc biệt là quần áo. Với tâm lý mua rẻ được nhiều, có không ít các bạn trẻ ra sức “hốt” về nhà những món đồ rất rẻ từ các Garage Sale, cửa hàng Second Hand, các group “Cũ người – mới ta”,… Thế nhưng thường các món đồ này sẽ bị vứt vào xó tủ chỉ sau một, hai lần được trưng diện. Đây chính là lúc bạn nên nhận ra bản thân đã phung phí tiền bạc cho những thứ không có giá trị sử dụng.

Một cách quản lý chi tiêu cực hiệu quả có thể giúp bạn dễ dàng nhận ra giá trị sử dụng của một món hàng chính là chia giá tiền mà bạn sẽ bỏ ra mua nó cho số ngày ước tính sử dụng. Chẳng hạn như bạn muốn mua một chiếc túi xách, nếu bạn có thể dùng nó nhiều lần, với nhiều hoàn cảnh khác nhau thì chi phí mà bạn sẽ bỏ ra cho mỗi ngày cho chiếc túi đó càng rẻ. Có nghĩa là bạn đã tận dụng tối đa giá trị mà chiếc túi xách đó mang đến. Với phương pháp này, bạn không chỉ đánh giá được mức độ cần thiết của món đồ này với nhu cầu sử dụng của mình mà còn có thể tự tính toán được chi phí mà bạn sẽ bỏ ra liệu có xứng đáng với tần suất sử dụng nó hay không.

Rõ ràng, quy tắc này vượt trội hơn nhiều so với thói quen so sánh giá thông thường. Bởi cách này cho phép bạn chú ý vào chất lượng cũng như giá trị thực sự của món đồ này hơn thay vì chỉ tập trung vào việc tìm kiếm một món đồ giá rẻ nhưng tần suất sử dụng ít.

Hãy mua món đồ mới với điều kiện bạn đã vứt bỏ đồ cũ

Có bao giờ bạn dọn dẹp nhà cửa và nhận ra có quá nhiều món đồ bị trùng lặp một cách không cần thiết không? Trường hợp mua những món na ná nhau với cùng một tính năng, chỉ khác một vài chi tiết chính là một sự lãng phí mà nhiều người thường vấp phải. Điều này lại thường dễ xảy ra mỗi khi mua sắm áo quần, bởi tâm lý chúng ta thường bị thu hút bởi những mẫu mới nhất trong khi thời trang lại là một lĩnh vực có tính chất xoay vòng.

Do đó, để tránh việc tiêu tiền vào những món đồ trùng lặp đó là hãy sắp xếp lại mọi vật dụng của bạn trước khi đi mua sắm. Hãy dọn lại tủ áo quần ngổn ngang, bỏ đi những thứ không còn sử dụng nữa. Bằng cách này bạn sẽ một lần điểm mặt qua những món đồ mình đã có để khi shopping bạn sẽ không mua lặp item nữa. Bên cạnh đó, trong quá trình mua sắm, hãy thật chậm rãi suy xét xem liệu mình đã có món đồ tương tự ở nhà chưa? Món đồ mới này có mang đến tính năng gì mà món đồ cũ ở nhà không đáp ứng được hay không? Lại một lần nữa, cuộc đối thoại nội tâm là cách quản lý chi tiêu hiệu quả giúp bạn dùng tiền thông minh và “đáng” hơn.

Trong trường hợp bạn mắc phải “bệnh kinh niên” mua nhiều thứ giống nhau thì biện pháp dành cho bạn chính là hãy tập kiểm soát chi tiêu bằng cách tuân thủ theo quy luật: Khi thêm một món đồ mới, phải bỏ bớt một món đồ cũ. Với cách này, bạn sẽ phải đánh giá kỹ xem liệu món đồ mới đó có thực sự cần thiết không, đồng thời bạn cũng có thể “giải cứu” căn phòng của mình khỏi sự hỗn độn.

Đừng để bản thân đau đầu vì thói quen mua sắm thiếu kiểm soát của mình

Đừng để bản thân đau đầu vì thói quen mua sắm thiếu kiểm soát của mình

Mách bạn cách quản lý chi tiêu thông minh với App TNEX

Ngoài những bí kíp trên, bạn có thể sử dụng App TNEX với tính năng quản lý chi tiêu để kiểm soát tình hình thu – chi của bản thân. TNEX là một ngân hàng thuần số đầu tiên và tốt nhất tại Việt Nam. TNEX hỗ trợ trọn vẹn các giao dịch tài chính tựa một ngân hàng truyền thống như chuyển/ nhận tiền, rút tiền, sao kê, thanh toán hoá đơn,… Điểm khiến TNEX nổi bật hơn trong hệ thống các ngân hàng số chính là hệ thống được “bonus” thêm các tính năng hữu ích nhằm giúp định hình lại lối sống lành mạnh, hiện đại cho người Việt. Một trong số đó chính là tính năng giúp người dùng quản lý chi tiêu hiệu quả. Cụ thể, khi sử dụng tính năng này, bạn sẽ được nhận những sự hỗ trợ như:

  • TNEX giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thói quen tiêu tiền của mình thông qua các khoản chi tiêu được hiển thị rõ ràng theo ngày/ tuần/ tháng/. Từ đó, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh lại việc sử dụng tiền bạc của mình sao cho hợp lý.
  • TNEX hỗ trợ bạn trong việc cài đặt hạn mức chi tiêu, giúp bạn tránh trường hợp “vung tay quá trán”.
  • Cho phép bạn được nhập các giao dịch ngoài TNEX để quá trình theo dõi chi tiêu được thuận lợi hơn.
  • Nâng cao trải nghiệm tài chính của bạn với những hình cảnh báo, minh hoạ với các emoji vui nhộn.

> Xem thêm: Cách chọn app quản lý chi tiêu phù hợp

TNEX giúp bạn nói không với chi tiêu vượt hạn mức

TNEX giúp bạn nói không với chi tiêu vượt hạn mức

Tổng kết

Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ rèn luyện được một tinh thần thép để vượt qua cơn bão “sale” đang cuồn cuộn lao đến cho những ngày sale khủng. 3 bí kíp đơn giản mà mang tính thực tế này không những giúp bạn an toàn đi qua mùa sale mà còn rất hữu ích trong cách quản lý chi tiêu hằng ngày, từ đó thiết lập cho bạn một thói quen mua sắm hợp lý, lành mạnh hơn. Và đừng quên để TNEX được đồng hành cùng bạn trên hành trình trở thành người dùng tiền thông thái nhé!

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!