Cách quản lý chi tiêu siêu hiệu quả từ những thói quen hằng ngày

Không ít bạn trẻ hiện nay gặp phải vấn đề về tài chính và luôn đau đầu để làm sao không “vung tay quá trán”. Để có tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập, bạn cũng cần xây dựng cách quản lý chi tiêu hiệu quả. Thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ thói quen cá nhân. Hãy cùng TNEX chúng mình khám phá những thói quen rất đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu trong việc giúp các bạn quản lý chi tiêu hiệu quả nhé.

Quản lý từng chi tiêu dù nhỏ hay lớn

Đôi khi các bản trẻ nghĩ rằng tiền gửi xe, mấy nghìn mua rau,… những thứ nho nhỏ như vậy nó không đáng để chúng ta tính vào nhưng thật ra nếu như những khoản nhỏ đó cứ kéo dài 1 tháng, 6 tháng, 1 năm thì đó sẽ không còn là một con số nhỏ nữa mà các bạn cần phải bận tâm. Đặc biệt là đối với những bạn trẻ chưa có công việc ổn định, thu nhập còn hạn chế, thì việc thực hành tiết kiệm chi tiêu, chi tiêu hợp lý lại cần thiết hơn bao giờ hết.

Biết cụ thể từng con số các khoản chi tiêu của bạn

Biết cụ thể từng con số các khoản chi tiêu của bạn

Để bản thân có thể tối ưu được khoản chi phí đang sử dụng hằng ngày, bạn nên tự hỏi lại bản thân, tiền chi trả cho những thứ không quá quan trọng như mua đồ ăn vặt, đi cà phê, mua đồ linh tinh,… nó đang chiếm bao nhiêu % thu nhập hiện tại của bạn. Nếu như nó vượt quá con số cho phép thì phải hạn chế nó lại. Bạn nên bắt đầu học cách quản lý chi tiêu đến từng thứ nhỏ nhất. Đừng để bản thân không biết mình đã xài vì cái gì. TNEX có thể giúp bạn lưu trữ những hóa đơn, những lịch sử giao dịch để cuối tháng các bạn có thể cộng tất cả chúng lại để thực sự kiểm soát dòng tiền đi ra của chính mình từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất.

>> Xem thêm: Top những kỹ năng giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả

Lên danh sách những thứ cần mua mỗi lần đi shopping

Trước khi ra khỏi nhà, bạn chỉ cần viết ra những thứ mình thật sự cần mua và không mua những gì không nằm trong danh sách đó. Trước khi đi siêu thị một khoảng thời gian, hãy dán ghi chú lên trên tủ lạnh, và bất cứ khi nào thấy cần bổ sung hay mua sắm những gì hãy ghi chú lại hết. Với những nhu cầu không nhất thiết cần phải có thì không nên liệt kê vào.

Chỉ tìm đúng những thứ có trong danh sách

Chỉ tìm đúng những thứ có trong danh sách

Để học cách quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn nên lập lên cho mình một kế hoạch mua sắm cụ thể, so sánh chất lượng giữa các thương hiệu, tìm các khuyến mãi tốt nhất và các cách thức thanh toán phù hợp nhất. Bạn nên biết chính xác bạn muốn mua sản phẩm nào, ở mức giá nào, đừng mua hàng theo cảm xúc để rồi đưa ra những quyết định chi tiêu khiến bạn hối hận. Cách này sẽ giúp bạn có thể mua sắm những thứ bạn thực sự cần với mức giá tốt nhất có thể thay vì những thứ bạn muốn mua khi vô tình trông thấy tại siêu thị.

>> Đọc thêm: Bí quyết thành công của Warren Buffett không phải ai cũng biết

Suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định mua hàng

Đừng vội mua một sản phẩm chỉ vì bạn thấy nó trên quảng cáo, hay vô tình xem một clip review sản phẩm của một tiktoker nổi tiếng nào đó. Để tránh những quyết định nhất thời, bạn cần tìm hiểu thật là kỹ lưỡng để xem bạn có thực sự cần nó không?, nó có thật sự phù hợp với bạn hay không? Trước khi bỏ tiền mua bất cứ một thứ gì. Ví dụ như là có thể các bạn đang rất thích một dòng sản phẩm skincare hay mỹ phẩm nào đó, nhưng các bạn phải tìm hiểu xem liệu các sản phẩm ấy có phù hợp với làn da của bản thân trước khi mua. Các nhãn hàng nổi tiếng hiện nay rất chịu chi cho công cuộc quảng bá thương hiệu hình ảnh của họ. Nhưng không vì thế mà bạn để cho bản thân bị “yếu lòng” và mua hàng vì cảm xúc. Vì vậy, việc tìm hiểu mọi thông tin có thể để đưa ra những quyết định sáng suốt nhất là điều vô cùng cần thiết.

Lựa chọn mua hàng thông minh và đúng đắn

Lựa chọn mua hàng thông minh và đúng đắn

Một mẹo nhỏ để giúp các bạn ngăn cơn cuồng mua sắm đang ập đến là đừng mua ngay, hãy chờ đợi vài ngày. Khi đam mê mua sắm trỗi dậy, thì mọi món đồ trước mặt bạn đều trở nên đáng mua đúng không nào? Bạn sẽ luôn thôi miên bản thân rằng bạn đang thật sự cần món đồ đó, món đồ đó thật hữu dụng. Nhưng khoan, dừng khoảng chừng là 3 giây, đừng click vào nút đặt hàng ngay. Chỉ cần chờ đợi vài ngày, tách bản thân ra khỏi tình huống mua sắm tức thì và dành thời gian để suy nghĩ thêm. Chắc chắn đa số các bạn sẽ nhận thấy bản thân cũng không cần món đồ đó đến như vậy.

>>Có thể bạn quan tâm: Bạn đang tiêu dùng thông minh hay ở mức báo động?

Đừng quá chạy theo các trào lưu

Trong thời đại đề cao chủ nghĩa tiêu dùng hiện nay, các bạn trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài khá là nhiều. Báo chí, truyền thông, mạng xã hội,… cứ viết về những bạn trẻ thành công khi sở hữu cho mình đôi giày này, cái túi kia, cái áo khoác nọ,… Tâm lý chung của các bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy nóng lòng, nôn nao rằng mình cũng phải có được những thứ đó thì mới thể hiện đẳng cấp, mới thể hiện giá trị. Đó là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm khiến bạn dễ dàng chi tiêu một cách quá độ và không kiểm soát. Một đôi giày hay một cái áo nó không nói lên giá trị của bạn. Mọi người đang bị tâm lý quá cuồng sử dụng hàng hiệu, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình sẽ dễ dàng đưa đến những hậu quả không mong muốn trong việc quản lý chi tiêu. Đừng cố gắng để trông giàu có bằng việc mua những sản phẩm hàng hiệu hay những sản phẩm đắt tiền, điều đấy không cần thiết. Mà các bạn nên giàu có thật sự từ bên trong, từ trong việc nhận thức về cách quản lý chi tiêu bản thân. Yếu tố có thể mang lại cảm giác an toàn cho bạn không phải là chiếc túi đó bạn mua bao nhiêu tiền, mà bên trong chiếc túi đó có bao nhiêu tiền.

Đừng chạy đua theo những giá trị bên ngoài

Đừng chạy đua theo những giá trị bên ngoài

Một mẹo nhỏ để giúp các bạn có thể cân nhắc tốt hơn trước khi đưa ra bất kì lựa chọn chi tiêu nào. Đó là đừng bao giờ chi trả cho những sản phẩm tiêu sản lớn hơn 10% tổng tài sản mà bạn đang sở hữu. Ví dụ nhé, bạn đang có 10 triệu thì bạn không bao giờ nên mua một đôi giày có trị giá hơn 1 triệu. Đối với những sản phẩm tiêu sản là những sản phẩm không mang lại giá trị về lâu dài, không tăng giá trị hơn mà chỉ giảm đi, thì các bạn chỉ nên mua ở dưới 10% tổng tài sản mà bạn đang có thôi. Bạn chỉ nên chi trả trên 10% cho những sản phẩm mang giá trị lâu dài hay còn được gọi là tài sản. Đó là những sản phẩm có giá trị lớn như là đất, nhà, kim loại quý,… những thứ mà về lâu về dài tầm nhìn của bạn cho thấy giá trị của nó sẽ tăng theo thời gian thì đó mới là những thứ đáng để bạn chi tiêu. Còn nếu như bạn chỉ mua một đôi giày để mang, một chiếc túi để đeo trông cho nó có vẻ chanh xả thì không thật sự cần thiết đâu nhé các bạn. Khi nào dư giả rồi mua sau cũng được. Trước tiên bạn nên học cách quản lý chi tiêu chặt chẽ, dành dụm một số tiền để mua những thứ lớn hơn những tài sản có thể tăng lên theo thời gian.

Tận dụng những nguồn tài nguyên miễn phí

Đừng bao giờ xem thường những thứ miễn phí. Có những thứ miễn phí mà vẫn có thể mang đến cho chúng ta rất là nhiều những lợi ích. Đôi khi, người khác sẽ phải trả phí nhưng bạn có thể tìm ra được nó để biến thành miễn phí. Có rất nhiều thứ bạn có thể tự tìm hiểu, tự học thay vì bạn đóng tiền để tham gia các khóa học. Điều này không có nghĩa là các bạn không nên tham gia các khóa học mà hãy cho mình một cái tư duy rằng nếu như cái gì mà các bạn có thể tự làm được, thì nên tự làm, tự học, tự tìm tòi và trải nghiệm một cách miễn phí ngay chính trong căn phòng của mình.

Bạn có thể tự học một ngôn ngữ mới, tự học chơi một loại nhạc cụ nào đó, tự học làm những món đồ handmade lưu niệm,… Đương nhiên rằng, nếu bạn có tiền thì việc bạn bỏ tiền cho các khóa học nó sẽ nhanh hơn chứ. Nhưng mà nếu như các bạn không có nhiều tiền đến như vậy để trả cho các khóa học có thể lên đến mấy triệu, thì bạn vẫn có cách quản lý chi tiêu một cách tối ưu hơn. Chẳng hạn, bạn vẫn có thể hoàn toàn tìm nó ở trên mạng, rất nhiều thứ bạn có thể tự học, tự nghiên cứu. Điều này nó đòi hỏi các bạn phải có một sự kiên nhẫn nhất định, tìm hiểu kĩ càng chứ không ai có thể hướng dẫn cho bạn một cách cụ thể được. Tại vì nếu như có ai đó có thể chỉ cho bạn một cách tường tận chi tiết thì người ta sẽ bán nó thành một khóa học rồi. Không nên xem nhẹ những thứ miễn phí, các bạn hoàn toàn có thể tận dụng nó để tiết kiệm và tối ưu số tiền phải chi tiêu.

Sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu

Nhiều bạn gặp vấn đề trong việc thống kê, kiểm soát các khoản chi tiêu, không biết mình đã chi khi nào, chi với số tiền bao nhiêu. Vì vậy, các app quản lý chi tiêu là trợ thủ đắc lực của mỗi nhà, giúp việc quản lý tài chính chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Dù chỉ mới trình làng vào năm 2022, TNEX là một trong những ứng cử viên sáng giá, được nhiều người dùng, đặc biệt là các bạn trẻ ưa chuộng. Với TNEX, bạn không những sử dụng các tính năng tài chính hoàn toàn free (chuyển tiền, rút tiền) mà còn có thể sử dụng TNEX như một app quản lý chi tiêu. Nếu bạn cần quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể sử dụng tính năng Quản lý chi tiêu. Còn nếu bạn cần quản lý chi tiêu nhóm, các thành viên trong gia đình, hay bạn bè, đồng nghiệp,… thì Quỹ đa năng là sự lựa chọn vô cùng phù hợp.

>>>Tìm hiểu thêm: Nắm trọn 12 bí kíp giúp bạn tiết kiệm tiền hằng ngày

Ngân hàng miễn phí TNEX - dùng là mê ly

Ngân hàng miễn phí TNEX – dùng là mê ly

TNEX đồng hành cùng bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

Nếu bạn không có nhiều thời gian để quản lý tài chính bằng hình thức sao lưu truyền thống. Hãy để TNEX sẽ giúp các bạn một cách cực kỳ đơn giản chỉ với vài bước “chạm/quẹt” trên chiếc điện thoại thông minh mà bạn luôn mang theo bên người nhé:

Bước 1: Truy cập vào Danh mục Tài khoản trên TNEX App

Bước 2: Chọn Đặt hạn mức chi tiêu cho tháng mới

Bước 3: Kéo trái, phải để điều chỉnh số tiền

Bước 4: Hoàn thành

Vậy là bạn đặt cho mình một hạn mức chi tiêu cần thiết để kiểm soát quản lý tài chính của bản thân tốt hơn

Cách quản lý chi tiêu bằng TNEX được nhiều bạn lựa chọn

Cách quản lý chi tiêu bằng TNEX được nhiều bạn lựa chọn

Hi vọng, sau khi biết được những thói quen hữu hiệu này, các bạn sẽ trở thành một người có cách quản lý chi tiêu cá nhân thông minh và hiệu quả hơn, tiết kiệm được thật nhiều tiền cho tương lai nhé.

>>> Đọc thêm: 7 phần mềm chi tiêu siêu hiệu quả bạn nên biết

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!