Cách đàm phán lương khéo léo khi đến với công việc mới

Theo một khảo sát của Pew Research Center năm 2021, 63% nhân viên nghỉ việc do lương thấp. Vẫn còn nhiều định kiến cho rằng người trẻ đi làm chỉ vì vui, vì muốn tạo giá trị, nhưng sự thật thì thâm hụt tài chính vẫn luôn là nguồn cơn của tình trạng mất động lực. Cùng TNEX khám phá cách thức trò chuyện khéo léo về lương để không bị hoang mang nhé!

Bí quyết lên dây cót tinh thần trước khi đi làm

Nếu bạn còn hoang mang với cuộc đời và không biết bắt đầu từ đâu, thì phải tham khảo ngay 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thị trường, ngành muốn theo đuổi
Bước 2: Tìm hiểu tính chất công việc bản thân đam mê (công việc yêu cầu những tính cách, kỹ năng gì)
Bước 3: Tìm hiểu về công ty tiềm năng (hiểu tầm nhìn, mục tiêu, giá trị cốt lõi… của công ty và khả năng đóng góp của bản thân cho công ty)
Bước 4: Nói chuyện với những người đi trước để đối chiếu và hoàn chỉnh lại kế hoạch bạn đã đặt ra

Cũng nên hiểu rằng, với dân số 90 triệu dân và luôn tăng, thì luôn có người làm tốt hơn bạn ở đâu đó ngoài kia. Vậy nên, nếu không đóng góp được gì cho doanh nghiệp, công ty luôn có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện được giá trị của bản thân, thì những gì bạn cam kết, cho đi sẽ luôn được đền đáp xứng đáng, vì việc tổ chức tuyển dụng hay huấn luyện cũng rất tốn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp.

Bí quyết deal lương cho sinh viên ra trường

Khi mới ra trường, chúng ta không có kinh nghiệm, cũng chẳng có nhiều kiến thức. Việc deal lương tại thời điểm này khá bị động, nhưng vẫn sẽ có cách để thành công.

Một bí kíp bỏ túi nên nằm lòng là khi gặp sếp trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, hãy chia sẻ thành thật mục tiêu và lộ trình thực hiện của bạn. Bạn cần bao nhiêu tháng để biết sâu và ngọn ngành tất cả về công việc, bạn mong muốn trong bao nhiêu năm sẽ lên được chức cao hơn. Hãy ghi nó ra giấy và thể hiện mong muốn sẵn sàng thực hiện mục tiêu. Đừng quên chuẩn bị câu trả lời mình sẽ đóng góp được gì chuẩn bị cho yêu cầu khi muốn tăng lương thăng chức.

Đặc biệt, bạn đã phải nghiên cứu mức lương trung bình của thị trường và những yêu cầu để đạt được mức lương đó trong phần chuẩn bị ban đầu. Dẫn dắt ví dụ và kế hoạch bạn sẽ làm gì để đạt 150% chỉ tiêu KPI và từ đó mức lương mong muốn. Chẳng hạn, nếu mong muốn của bạn là lên vị trí Senior Copywriter với mức lương thị trường trong khoảng 18-23 triệu, vậy thì bạn cần xác định các đầu việc cần có. Một senior không chỉ “cày” bài viết, mà cần phải lên kế hoạch nội dung, thuyết trình ý tưởng, bàn giải pháp với khách hàng, và sáng tạo những việc không nằm trong phạm vi công việc để có thể giúp thêm cho khách hàng, đồng nghiệp. Nếu có khả năng làm nhiều hơn khối lượng công việc cơ bản, bạn hoàn toàn có cơ sở thương lượng tăng lương.

Ngược lại, nếu người sếp không đồng thuận và không có khả năng giúp đỡ con đường sự nghiệp của bạn, thì bạn cần cân nhắc lại xem đây có phải là điểm đến cho bạn ổn định vào 10 năm tới hay không. Theo báo cáo của Pew Research, trung bình người lao động nhảy việc 7 lần trong giai đoạn tuổi đôi mươi (20 – 29). Có đến 60% người lao động đã từng nhảy việc trong năm đầu tiên. Vậy nên, bạn có 2 sự lựa chọn: hoặc coi đây là một cơ hội để chứng minh bản thân, trau dồi đến khi đủ cứng cáp để chọn một người sếp mới, hoặc chọn một “địa chỉ” khác để “chọn mặt gửi vàng”. Nếu bạn có một CV thực sự cạnh tranh (có sẵn nhiều hoạt động có giá trị), hoặc có sẵn nhiều công ty săn đón thì lựa chọn vẫn luôn nằm trong tay!

Bí quyết deal lương cho nhân viên nhảy việc

Theo nhận định từ chuyên gia tài chính Money with Mina, khi chuyển giao giữa các doanh nghiệp, ai trong chúng ta cũng mong có mức lương cao hơn công ty cũ.
Tuy nhiên, trên bất cứ đường đua nào, vị trí đều không quan trọng bằng tốc độ. Ví dụ, khi làm sản xuất, một người vừa biết nghiên cứu thị trường, vừa sáng tạo nội dung giỏi, lại thiết kế tinh xảo và khéo thương lượng chắc chắn sẽ có mức lương hậu hĩnh hơn một người chỉ giỏi một chuyên môn. Vì vậy, bạn có thể hy sinh một vài năm học việc đa ngành để khi nắm chắc bộ kỹ năng tổng hợp, mức thu nhập bạn sẽ tăng đột biến chứ không chỉ gấp đôi, gấp ba.
Cũng theo Money with Mina, nguyên tắc đặt ra là bạn hoàn toàn có thể hạ mức lương so với công việc cũ nếu công việc mới trao cho bạn những thử thách, những cơ hội mà bạn chưa từng được trải nghiệm. Hãy đưa ra mức tối thiểu bạn cần để duy trì cuộc sống, nhưng bạn phải lên dây cót tư tưởng cho ban nhân sự rằng lương của bạn cũng sẽ tăng trưởng cấp số nhân tương ứng với tốc độ phát triển năng lực của bạn. Việc quan trọng nhất, là bạn cần phải tập mạnh dạn, tự tin trong đàm phán, khả năng thương thuyết với đối phương, và vượt qua suy nghĩ e dè khi nói về tiền bạc.

Bí quyết deal lương cho công việc hiện tại

Nhưng nếu bạn đã phát triển bản thân toàn vẹn và chỉ đau đáu việc tăng số dư tài khoản, bạn cần áp dụng chiến lược khác. Thuộc nằm lòng cẩm nang dưới đây:

1. Xung phong nhận việc – làm nhiều ăn nhiều, công bỏ ra không hối tiếc
2. Báo cáo thành tích – không ai biết bạn có ích vì mải đắm chìm trong câu chuyện cá nhân
3. Lựa chọn thời điểm – xin kiên nhẫn khi công ty lao đao và xin tăng lương khi job vào

Và dù kế hoạch có mỹ mãn đến đâu, thì đời cũng muôn hướng. Mọi đề xuất của bạn đều sẽ rơi vào 3 trường hợp sau:
Cấp trên từ chối lập tức: bạn cần chiêm nghiệm lại tình trạng tài chính công ty và cống hiến của bản thân. Hỏi các câu hỏi cần thiết với sếp lý do của việc từ chối này, và những gì bạn có thể phát triển thêm cho năm tới để có thể được nâng tầm công việc. Thử lại đề nghị với sếp vào năm sau, và nếu vẫn bị từ chối, có thể là lúc bạn cần cân nhắc đổi công ty.
Cấp trên cần thời gian cân nhắc: bạn cần “chặn” ngay bằng các câu hỏi tìm hiểu có những chia sẻ nào chưa đúng kỳ vọng với sếp. Tìm thời gian trong tuần tới để bạn có thể xin hẹn để có thể ngồi lại với sếp các hướng giải quyết.
Cấp trên đồng ý ngay: bạn cần chuẩn bị tinh thần hoan hỷ đón nhận khối lượng công việc đau vai gáy phía trước, còn lương thì deal được rồi, vui thôi!

Hơn hết, hãy nghĩ ra mọi viễn cảnh có thể xảy ra và tập luyện trước gương để có thể đối đầu với mọi rủi ro nhé!

Hành trình đàm phán lương nào cũng đi kèm với sự chặt chẽ trong các kế hoạch tài chính. TNEX là nơi giúp bạn nhìn nhận chi tiết các nguồn thu, quản lý các khoản chi và giúp bạn tạo các quỹ dự phòng khi “có biến”. Đừng quên theo dõi TNEX để có thêm những gợi ý cho hành trình sự nghiệp và tài chính của bạn.

Xem thêm: Quản lý tài chính có nhất thiết phải ghi chép lại chi tiêu hàng ngày? Hãy thử phương pháp Zero-sum Budget!

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!