Các câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng cho GenZ

Khởi nghiệp thành công là ước mơ của không ít người, nhất là với GenZ, một thế hệ được đánh giá là tài năng và nhiều hoài bão. Thế nhưng, để thành công thì phải vượt qua những khó khăn, biến cố không hề nhỏ. Vậy những chủ thương hiệu nổi tiếng đã trải qua những gì? Hãy cùng TNEX tìm hiểu về các câu chuyện khởi nghiệp của một số thương hiệu nổi tiếng để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình bạn nhé.

Lego – Khi số phận không thể đánh gục được con người

Bạn có biết chỉ với 6 miếng lego 8 núm, bạn có 915.103.765 cách ghép khác nhau không?

Hãy đến với câu chuyện của cha đẻ Lego – đế chế đồ chơi lớn nhất hành tinh. Đây cũng là một trong các câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng về ý chí quyết tâm, bền bỉ của con người, bắt đầu thôi nào!

Ole Kirk Christiansen (1891 – 1958) là người khai sinh ra một trong những công ty đồ chơi nổi tiếng nhất thế giới – Lego. Thế nhưng, vào giai đoạn đầu trước khi có Lego, số phận đã trêu đùa với sự nghiệp của ông rất nhiều lần.

Cha đẻ của thương hiệu Lego - Ole Kirk Christiansen

Cha đẻ của thương hiệu Lego – Ole Kirk Christiansen

Sinh ra trong một gia đình nghèo tại Đan Mạch, ông được cha mẹ định hình cho công việc của đời mình – nghề mộc. Ông sớm mở được xương mộc riêng của mình, thế nhưng nhiều biến cố liên tục ập đến ông và gia đình mình.

Năm 1916, Christiansen mua được một xưởng gỗ cho riêng mình. Thế nhưng sự nghiệp chưa ổn định, thì xưởng gỗ của ông đã bị cháy rụi vì người 2 con trai vô tình làm bén lửa vào vụn gỗ vào năm 1924.

Sau khi xây lại xưởng, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, xưởng gỗ chịu ảnh hưởng của đợt đại suy thoái. Ông buộc phải đóng cửa xưởng gỗ, trong thời gian này, vợ ông cũng qua đời, bỏ ông cùng 4 người con.

Ông phải vay tiền họ hàng để trang trải cuộc sống và lập ra một công ty đồ chơi vô danh (mà sau này là Lego) để duy trì cuộc sống. Ông tận dụng những mảnh gỗ thừa để làm nên những món đồ chơi nhỏ như động vật, xe cộ…

Chú vịt gỗ - Nguồn cảm hứng tạo nên công ty Lego

Chú vịt gỗ – Nguồn cảm hứng tạo nên công ty Lego

Thậm chí đến năm 1934, gia đình ông vẫn phải chịu cảnh túng thiếu khi đồ gỗ và cả đồ chơi (làm bằng gỗ) đều không thể bán chạy, buộc ông đôi khi phải đổi đồ chơi để lấy đồ ăn nuôi sống gia đình mình.

Đến năm 1934, ông chọn cái tên Lego cho xưởng đồ chơi của mình, bắt nguồn từ chữ “Leg Godt” có nghĩa là “play well” (chơi vui, chơi tốt). Mọi việc kinh doanh dần ổn định hơn. Nhưng đến năm 1942, xưởng đồ chơi lại bị cháy một lần nữa do sự cố điện.

Không bỏ cuộc, ông quyết tâm làm lại, đến năm 1944, nhà xưởng mới đi vào hoạt động. Năm 1949, sản phẩm nhựa đầu tiên được làm ra, làm tiền đề cho việc sản xuất những khối lego như hiện nay. Lý do ông chọn nhựa vì đây là nguyên liệu dễ tạo hình, tạo khối và lắp ráp hơn so với gỗ.

Thế nhưng, việc một bộ mô hình chỉ ráp được một vài hình đơn giản khiến trẻ con nhàm chán. Christiansen và con là Godtfred đã sáng tạo ra những khối vuông có thể lắp ráp linh động, chính là lego ngày nay.

Mãi đến những năm gần cuối đời, Lego của Christiansen mới hoạt động ổn định. Sau khi ông qua đời, con trai là Godtfred đã tiếp quản và biến Lego thành một công ty thành công và là tiền đề để lego chiếm lĩnh thị trường toàn cầu như hiện nay.

Lego - Một trong các câu chuyện khởi nghiệp tiêu biểu cho sự kiên cường trước số phận của con người

Lego – Một trong các câu chuyện khởi nghiệp tiêu biểu cho sự kiên cường trước số phận của con người

Bạn có thể thấy, cuộc đời đầy biến cố của Christiansen trải qua 2 lần cháy rụi cơ nghiệp, gần như trắng tay trong đại suy thoái nhưng vẫn không thể ngăn cản ý chí, quyết tâm của ông. Việc ông kiên định với mục tiêu, sự nghiệp mà mình đã chọn đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người thế hệ sau noi theo.

Bởi nếu Ole Kirk Christiansen mà bỏ cuộc vào một khoảng thời gian nào đó trong tuổi thơ của hàng tỉ người trong suốt 50 năm qua đã rất khác.

Hành trình tạo nên Lego là hành trình cả đời của Christensen và gia đình mình, thế nên, nếu có gặp khó khăn, trắc trở, bạn cũng chớ vội nản lòng. “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” chính là câu tục ngữ phù hợp cho những người đang tràn đầy nhiệt huyết khởi nghiệp nhưng lại gặp trắc trở, khó khăn tựa như người sáng lập ra Lego vậy.

Haidilao – Thành công nhờ đặt mình ở vị trí khách hàng

Có phải bạn đã nghe quá nhiều với các câu chuyện khởi nghiệp từ những thương hiệu phương Tây và tự hỏi “ở các quốc gia châu Á có các câu chuyện khởi nghiệp hay, hấp dẫn không?”, thì câu trả lời là có! Hãy cùng đến với câu chuyện của thương hiệu lẩu đang khuấy đảo giới trẻ Việt Nam cũng như thế giới – Haidilao!

Haidilao hiện đang là một trong những chuỗi nhà hàng lẩu rất hot tại Trung Quốc cũng như với giới trẻ Việt Nam. Nổi tiếng không chỉ vì có thức ăn ngon, Haidilao còn tạo nên thương hiệu nhờ phong cách phục vụ tuyệt đỉnh của mình. Vậy ai đã khai sinh nên thương hiệu này?

Đó là Trương Dũng (Zhang Yong), sinh năm 1971 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Xuất thân trong một gia đình nghèo, chưa hết cấp 3 Trương Dũng đã nghỉ học để làm công nhân.

Trương Dũng trên bìa tạp chí Forbes

Trương Dũng trên bìa tạp chí Forbes

Vào năm 19 tuổi (1990), trong một lần đi ăn lẩu với số lương ít ỏi mình kiếm được. Trương Dũng đã có một trải nghiệm rất tồi tệ với một món lẩu đã tệ mà nhân viên còn có thái độ không tốt. Từ đó, ông nung nấu ý định mở một cửa hàng lẩu có chất lượng thức ăn lẫn thái độ phục vụ đều tuyệt vời.

Năm 1994, Trương Dũng cùng vợ và 2 người bạn đã cùng nhau góp vốn mở 1 cửa hàng lẩu với chỉ 4 chiếc bàn tên là Haidilao. Là người góp ít vốn nhất, nhưng ông lại là người đảm đương hết mọi nhiệm vụ trong cửa hàng, bao gồm cả chế biến, phục vụ và quản lý cửa hàng.

Haidilao (海底捞 - Hải Đề Lao) - là một thuật ngữ của trò mạt chược

Haidilao (海底捞 – Hải Đề Lao) – là một thuật ngữ của trò mạt chược

Ông cũng không ngừng học hỏi những công thức mới, cuối cùng, Haidilao đã có nước lẩu theo công thức riêng làm khách hàng mê đắm. Thậm chí hiện nay, Haidilao còn bán riêng những gói nước lẩu cô đặc của mình cho khách hàng yêu thích hương vị này.

Món ăn đã thế, phục vụ còn tốt hơn. Trương Dũng được kể là rất chiều chuộng khách hàng. Có một lần, 1 người đàn ông lấm lem bùn đất vì cơn mưa đã vào quán ông, ông ân cần lau sạch bùn đất cho vị khách này. Một lần khác, có khách hàng khen tương ớt của cửa hàng ngon, ông liền đóng gói một phần tương để tặng khách.

Chính thái độ phục vụ chu đáo, lại đem đến sự hài lòng vượt ngoài mong đợi khách hàng này đã khiến Haidilao trở nên nổi bật giữa thị trường dịch vụ ăn uống. Trương Dũng cũng đào tạo nhân viên và quản lý theo một chương trình riêng, với phúc lợi, đãi ngộ cực kỳ tốt khiến nhân viên của Haidilao luôn dồn hết tâm huyết để làm việc.

Muốn khởi nghiệp phải vững tài chính, xem ngay: những app quản lý tài chính cá nhân tốt nhất hiện nay

Phát huy điểm mạnh của mình, mỗi chi nhánh của Haidilao đều đem lại những trải nghiệm hết sức tuyệt vời cho khách hàng. Như bạn có thể được làm móng miễn phí khi chờ bàn tại Haidilao, xem biểu diễn múa mì, được nhân viên trông chừng trẻ nhỏ,… và vô vàn dịch vụ khách.

Một bàn lẩu Haidilao

Một bàn lẩu Haidilao

Hiện nay, Haidilao đã có trên 1000 cửa hàng tại tại hơn 120 thành phố trên toàn thế giới. Với một thương hiệu xuất phát từ một quán ăn gia đình thì đây đúng là điều phi thường.

Từ một trải nghiệm tồi tệ ở cương vị khách hàng, Trương Dũng đã xây dựng nên một chuỗi cửa hàng ăn uống thành công bậc nhất Trung Quốc.

Sản phẩm của Haidilao không phải độc đáo hay duy nhất, mà chính cách sản phẩm được phục vụ đã gây dựng nên danh tiếng, thành công cho thương hiệu này. Có thể nói “phong cách phục vụ” chính là một sản phẩm mà Haidilao đang kinh doanh.

Năm 2019, Trương Dũng nhập tịch Singapore và trở thành người giàu nhất đảo quốc này.

Từ Trương Dũng, ta có thể thấy, không cần sáng tạo như Lego, Haidilao chỉ chú ý đến trải nghiệm khách hàng, đưa đến những gì khách hàng mong đợi và hơn thế để thành công. Nếu không phải là người đầu tiên, thì hãy là người giỏi nhất! Hãy chuẩn bị hành trang, kiến thức vững vàng cho con đường sự nghiệp của mình bạn nhé!

Đọc thêm: 5 sai lầm khi khởi nghiệp mà GenZ nào cũng gặp phải.

Kết

Trên đây là các câu chuyện khởi nghiệp từ cha đẻ 2 thương hiệu lớn là Lego và Haidilao. TNEX hi vọng bạn đọc, nhất là những bạn trẻ GenZ, có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học cho bản thân khi đứng trước những ngã rẽ cuộc đời.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

usechatgpt init success
usechatgpt init success
Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!