Bật mí bí mật làm giàu của tỷ phú Lý Gia Thành

Bạn là những người trẻ năng động đang mong mỏi làm giàu bằng chính sức lao động của mình? Bạn loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy hãy để TNEX bật mí bí mật cách làm giàu đến từ tỷ phú Lý Gia Thành nhé!

Profile của tỷ phú Lý Gia Thành

Hầu hết các bạn trẻ ngày nay đều biết đến tên tuổi “đình đám” của tỷ phú Lý Gia Thành, tuy nhiên TNEX chắc rằng vẫn còn một bộ phận nhỏ các bạn tự hỏi Lý Gia Thành là ai phải không?

Lý Gia Thành sinh ngày 29 tháng 9 năm 1928 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng là Doanh nhân, nhà từ thiện, tỷ phú giàu nhất Châu Á với khối tài sản ước tính 29,4 tỷ đô la (2020).

1.1. Sự nghiệp của Lý Gia Thành

  • Năm 1950: thành lập xưởng nhựa Trường Giang tại Hong Kong với số vốn $50,000 từ tiền tích lũy và vay mượn bạn bè, người thân.
  • Năm 1957: xưởng nhựa huy động được vốn đầu tư và thành lập doanh nghiệp cổ phần, đổi tên thành Công Ty Trường Giang Thực Nghiệp. Lý Gia Thành trở thành chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của công ty.
  • Năm 1958: công ty đạt 10 triệu đô Hong Kong và lợi nhuận ròng đạt 1 triệu đô Hong Kong.
  • Năm 1972: đổi tên công ty thành Cheung Kong Holdings và “lấn sân” sang lĩnh vực đầu tư bất động sản. Công ty của ông bắt đầu lên sàn chứng khoán vào năm này.
  • Năm 1979: mua lại Hutchison Whampoa của HSBC để mở rộng đầu tư kinh doanh cảng container lớn nhất thế giới.

Thông tin về tỷ phú Lý Gia Thành

Thông tin về tỷ phú Lý Gia Thành

1.2. Một số lĩnh vực thành công khác của tỷ phú Lý Gia Thành

  • Lĩnh vực công nghệ:
  • Thành lập công ty công nghệ Horizons Ventures và mua lại cổ phần từ công ty kỹ thuật số – Double Twist.
  • Nắm giữ 0.8% cổ phần của Facebook thông qua việc thu mua từ các công ty khác
  • Giữ cổ phần trong Ginger Software Incorporated.
  • Các hoạt động từ thiện:
  • Thành lập quỹ Li Ka Shing năm 1980 để quyên góp gàng triệu đô la Hong Kong cho các viện giáo dục, bệnh viện và các tổ chức khác trên toàn thế giới.
  • Năm 2001: ông quyên góp 100 triệu đô Hong Kong cho ĐH Bách khoa Hong Kong
  • 2002: ông quyên góp 5,3 triệu bảng Anh cho ĐH Cambridge và khánh thành trung tâm Li Ka Shing – nơi đặt cơ sở của Cancer Research UK.
  • Năm 2007: ông quyên góp 100 triệu đô cho trường Chính sách công Lee Kuan Yew tại Đại học Quốc gia Singapore.

1.3. Khối tài sản của Tỷ phú Lý Gia Thành

  • Năm 2014: Lý Gia Thành xếp thứ 19 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới theo tạp chí Forbes.
  • Năm 2005: khối tài sản của Lý Gia Thành trị giá $18,8 tỷ, giúp ông vươn lên vị trí thứ 10 trên toàn thế giới.
  • Năm 2006: Lý Gia Thành được xếp top 9 người giàu nhất thế giới với khối tài sản đạt $23 tỷ.

Dù đã trải qua các đợt dịch Covid-19 nhưng hiện tại, khối tài sản khổng lồ của ông đã cán mốc $29,4 tỷ. Điều này chứng tỏ cơ nghiệp vững chắc của người đàn ông giàu có nhất xứ Hong Kong này, đó cũng là lý do mà Lý Gia Thành được tạp chí Asiaweek bình chọn là người đàn ông quyền lực nhất Châu Á năm 2001 và được tạp chí Forbes vinh danh giải thưởng “thành tựu trọn đời” năm 2006 ở Singapore.

Lý Gia Thành bật mí 5 cách giúp bạn làm giàu

Không phải tự nhiên mà Lý Gia Thành có được khối tài sản “kếch xù” này, ông cũng đã phấn đấu, nỗ lực cả đời để phát triển sự nghiệp. Từ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm giàu, ông đã đúc kết và chia sẻ những câu nói hay, những bí mật sẽ giúp bạn trẻ biết cách bắt đầu từ đâu để phát triển cuộc sống, ngay cả khi bạn chỉ có vài triệu đồng trong tay vẫn có thể mua được nhà lầu, xe hơi,… như mong muốn. Dưới đây là 5 bí quyết ông Lý Gia Thành đã chia sẻ:

Đầu tiên là bạn cần xác định được số tiền mà mình có trong một tháng. Ví dụ: mỗi tháng bạn có 7,100,000 đồng, sau đó bạn chia số tiền đó thành 5 loại quỹ sau đây:

  1. Quỹ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày (2,100,000 đồng/tháng): Đồng nghĩa mỗi ngày bạn chi tiêu 70,000 đồng. Bạn có thể chọn cách ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn hơn là thịt, cá sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí không vượt quá 2 triệu đồng, vừa đảm bảo sức khỏe và năng lượng làm việc.
  2. Quỹ chi tiêu cho các mối quan hệ xã hội (1,400,000 đồng/tháng): Bạn có thể dùng khoản tiền này để mời những người bạn giàu có, nhiều hiểu biết để đi ăn, đi cà phê 2 lần/tháng nhằm củng cố mối quan hệ. Họ sẽ là những người cho bạn nhiều kinh nghiệm, sự chia sẻ hữu ích để giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp, cuộc sống. Sau một khoản thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ những giá trị đến từ những mối quan hệ này trong cuộc sống.
  3. Quỹ chi tiêu cho học vấn, phát triển bản thân (1,100,000 đồng/tháng): Bạn hãy dùng phần tiền này để mua sách và đăng ký khóa học để cải thiện kỹ năng chuyên môn của bản thân. Việc đầu tư cho kiến thức sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong công việc, mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và gặp gỡ được những người bạn thực sự.

Dành một khoản tiền để đầu tư trang bị kiến thức, phát triển bản thân

Dành một khoản tiền để đầu tư trang bị kiến thức, phát triển bản thân

  1. Quỹ dành cho thư giãn, du lịch (800,000 đồng/tháng): với mỗi tháng tiết kiệm 800 ngàn cho quỹ này, một năm bạn sẽ có được một khoảng tiền đủ để đi du lịch, trải nghiệm cuộc sống giúp bạn thư giãn, refresh lại bản thân sau một năm làm việc vất vả. Các chuyến du lịch cũng sẽ giúp bạn học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ, tạo động lực để bản thân tiếp tục phấn đấu, theo đuổi ước mơ trong tương lai.
  2. Quỹ dùng cho đầu tư sinh lời (1,800,000 đồng/tháng): Bạn có thể dùng số tiền này để gửi ngân hàng mỗi tháng, sau 1 đến 2 năm bạn sẽ có số vốn nhỏ để đầu tư kinh doanh hoặc bán lẻ sản phẩm nào đó. Bắt đầu với quy mô nhỏ giúp bạn tự tin và học hỏi được nhiều điều, nếu có thua lỗ bạn cũng không mất quá nhiều tiền. Với những kinh nghiệm học hỏi được, lâu dần bạn sẽ “dấn thân” vào kinh doanh dài hạn nhằm ổn định tài chính, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với kế hoạch đầu tư vào 5 khoản tiền này, nếu sau 1 – 2 năm bạn vẫn chưa thể tăng thu nhập của mình lên, nghĩa là bạn cần cân nhắc lại, chi tiêu hợp lý hơn để theo kịp tốc độ lạm phát.

>>> Xem thêm: Thiết lập hạn mức chi tiêu giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả

Bạn cần xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả

Bạn cần xây dựng kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả

Cách TNEX giúp bạn làm giàu

Ngoài cách tiết kiệm như tỷ phú Lý Gia Thành đã mách bạn, bạn cũng có thể chủ động tích góp thông qua các app quản lý tài chính hoặc các app có tính năng tương tự.

Hiện nay, ngân hàng thuần số TNEX cũng đã phát triển tính năng quản lý tài chính trên app để giúp khách hàng:

  • Dễ dàng quản lý dòng tiền thu – chi
  • Biết được số tiền đã chi tiêu trong ngày/tuần/tháng
  • Theo dõi được cả những hạn mục chi tiêu ngoài ứng dụng
  • Cài đặt hạn mức chi tiêu để không xài vượt quá số tiền dự tính

Cài đặt hạn mức chi tiêu cho bản thân ngay trên ứng dụng TNEX

Cài đặt hạn mức chi tiêu cho bản thân ngay trên ứng dụng TNEX

Để cài đặt ứng dụng ngân hàng số TNEX, bạn chỉ cần thông qua Quy trình định danh điện tử – EKYC vô cùng đơn giản và tiện lợi.

  • Bước 1: Tải ứng dụng TNEX tại đây hoặc trên App Store/CH Play
  • Bước 2: Chụp 2 mặt CMND/CCD
  • Bước 3: Nhận diện khuôn mặt theo hướng dẫn
  • Bước 4: Điền thông tin cá nhân và nhập mã OTP để hoàn tất thủ tục

TNEX - ngân hàng thuần số cho thế hệ trẻ

TNEX – ngân hàng thuần số cho thế hệ trẻ

Với 4 bước cơ bản không mất nhiều thời gian, không cần ra chi nhánh chờ đợi những quy trình phức tạp là bạn đã có ngay một tài khoản của ngân hàng số TNEX trên điện thoại. TNEX sẽ giúp bạn quản lý tài chính thông minh mỗi ngày.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng tài khoản TNEX để thanh toán nhanh chóng các hóa đơn như điện thoại, điện nước, mua sắm,… đi kèm nhiều ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn, giúp bạn tiết kiệm được phần nào chi phí so với việc sử dụng tiền mặt khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.

Tổng kết

Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn sẽ “bỏ túi” thêm bí kíp làm giàu từ những chia sẻ của tỷ phú Lý Gia Thành và biết được thêm tính năng quản lý tài chính thú vị đến từ app ngân hàng thuần số TNEX, vừa giúp bạn mua sắm, vừa giúp bạn tiết kiệm để làm giàu trong tương lai.

>>> Xem thêm: Vì sao gen Z nên học cách quản lý chi tiêu

 #taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!