Bật mí 7 bí quyết giúp bạn thiết lập thói quen tiết kiệm nhàn hạ nhưng hiệu quả

Chúng ta lúc nào cũng đau đáu về việc tiết kiệm tiền cho tương lai. Nhưng để công việc này đi đến thành công, rất cần sự kiên trì, quyết tâm và niềm tin. Tiết kiệm 50K chắc hẳn không khó, nhưng để thoát khỏi cám dỗ của một cốc trà sữa thì cũng hơi khó đúng không nào? Bạn đã từng từ bỏ việc tiệt kiếm ngay sau 1 tháng chưa? Bạn đã “rút lõi” khoản tiết kiệm của mình để mua sắm một thứ gì đó? Quả thực, việc tiết kiệm sẽ rất khó khăn nếu chúng ta không biết cách thực hiện đúng đắn. Hôm nay, ngân hàng thuần số TNEX sẽ bật mí 7 bí quyết giúp bạn thiết lập thói quen tiết kiệm dù nhàn hạ nhưng lại rất hiệu quả. Cùng đón xem nhé!

1. Ghi chép lại những khoản chi tiêu của mình

Thiết lập thói quen tiết kiệm không chỉ được xem là thói quen mà còn trở thành kinh nghiệm được tích lũy hiệu quả của mỗi cá nhân. Để thực hiện kế hoạch quản lý chi tiêu này, điều quan trọng nhất là bạn cần phải ghi chép lại các khoản chi cho việc sử dụng tiền của mình. Đây là cách tối ưu nhất giúp bạn nắm được những khoản mình đã tiêu vào việc gì, từ đó cân đối lại chi tiêu trong tương lai hợp lý hơn. Việc ghi chép những khoản chi tiêu của bạn có thể được lưu lại bằng sổ cá nhân, trên excel hoặc lịch sử giao dịch trên các app quản lý chi tiêu cá nhân.

Thiết lập thói quen tiết kiệm với việc ghi chép

Thiết lập thói quen tiết kiệm với việc ghi chép

2. Thiết lập kỷ luật tiết kiệm hàng tháng

Để có một thói quen tiết kiệm nhàn hạ thì ngoài việc dùng tiền một cách hiệu quả, việc tiết kiệm phải được thực hiện đều đặn theo mỗi chu kỳ. Nếu kỷ luật thép trên được thiết lập, bạn hoàn toàn có thể phòng trước cho các trường hợp khó đoán xảy ra trong tương lai. Những tình huống khẩn cấp này có thể là bệnh tật, ốm đau, đột ngột thất nghiệp, xe hỏng giữa đường hay những khoản chi bất ngờ khác…

Nhất là đối với thế hệ Z, thế hệ đã và đang trên đà tận hưởng cuộc sống quá mức, dẫn đến việc khó khăn trong tích lũy những khoản tiền dự phòng, khi sự cố xảy ra, họ không đủ khả năng để xoay sở. Chính vì vậy, hàng tháng bạn nên dành ra một khoản vừa đủ nhằm chủ động hơn với việc thiết lập quỹ dự phòng cho bản thân.

Thiết lập kỷ luật tiết kiệm hàng tháng giúp bạn tích lũy tiền thông minh

Thiết lập kỷ luật tiết kiệm hàng tháng giúp bạn tích lũy tiền thông minh

>Xem thêm: Thực hiện ngay 5 phương pháp tiết kiệm nhàn rỗi nhưng hiệu quả dành cho sinh viên Gen Z

3. Học cách cắt giảm chi tiêu khoa học

Hãy thống kê chi tiết chi tiêu của bạn, để dễ dàng thấy được những khoản chi không phù hợp, từ đó cân đối chi tiêu với mục đích tiết kiệm hiệu quả hơn. Những khoản cố định mỗi tháng bạn phải trả có thể kể đến như: Tiền ăn uống, sinh hoạt, tiền nhà (trong trường hợp phải thuê nhà hay trả góp), tiền xăng xe, tiền đi shopping và tiền cho các hoạt động khác, v.v…

Hàng tháng, các bạn hãy thử cộng lại các khoản chi tiêu, sau đó so sánh chúng với tổng thu nhập bạn kiếm được. Nếu các khoản chi tiêu của bạn đang vượt mức báo động làm bạn mất khả năng tiết kiệm với dự định của mình, hãy nhớ rằng đây là thời điểm vàng để cắt giảm chi tiêu. Vậy, đâu là những khoản cần cắt bỏ? Những khoản cần cắt bỏ ở đây là những khoản chi không quá cần thiết, đặc biệt là nhu cầu giải trí, shopping hay mỹ phẩm, chủ yếu là những hoạt động của phái nữ.

Cắt giảm chi tiêu khoa học

Cắt giảm chi tiêu khoa học

4. Lựa chọn công cụ quản lý chi tiêu phù hợp

Để thiết lập thói quen tiết kiệm một cách hiệu quả hơn, bạn cần một công cụ thay bạn quản lý chi tiêu. Trong số các ứng dụng tiềm năng hiện nay, TNEX được xem là app quản lý chi tiêu, quản lý tài chính cá nhân với tính năng Quỹ Đa Năng để dành dụm và kiểm soát chi tiêu cho một nhóm người, đồng thời công cụ Đặt hạn mức chi tiêu cũng giúp người dùng có thể giới hạn mức chi tiêu sau khi đã xác định hạn mức cho phép trong từng tháng. Mọi chi tiêu trong từng thời điểm sẽ được ghi lại trong thời gian thực, các khoản chi chung được phân chia hợp lý, từ đó giúp bạn loại bỏ gánh lo ghi nhớ, dễ dàng so sánh với từng tháng trước đó. Đây là cơ sở chính xác nhất để điều chỉnh mức chi tiêu cá nhân của bạn.

Ngân hàng thuần số TNEX không thu bất kỳ khoản phí nào

Ngân hàng thuần số TNEX không thu bất kỳ khoản phí nào

>Xem thêm: TNEX quản lý quỹ chi tiêu nhóm nhanh chóng và hiệu quả

5. Xác định mục tiêu tài chính trong tương lai

Mục đích của việc lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng hơn là khiến cho bạn hiểu rõ đường đi nước bước, làm bước đệm để đơn giản hoá việc thực hiện mục tiêu của bạn trong ngắn và dài hạn. Từng kế hoạch có thể kéo dài theo tuần, theo tháng hoặc theo năm với những phương pháp tiêu biểu như phương pháp 50/20/30, phương pháp 6 chiếc lọ tài chính, đây là những phương pháp vô cùng hiệu quả cho dòng tiền của bạn. Khi đã lên kế hoạch hoàn hảo để thiết lập thói quen tiết kiệm, bạn dường như không cần phải lo lắng về việc cân đối thu chi; yên tâm thực hiện và hoàn thành mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

6. Theo dõi sát sao khoản tiết kiệm của bạn

Sau khi thành lập ngân sách chi tiêu, việc đơn giản nhưng lại quan trọng nhất mà bạn cần phải làm là thận trọng chi tiêu đúng với kế hoạch bạn đặt ra và không quen theo dõi chi tiết các khoản đó. Chỉ có để mắt đến từng khoản chi tiêu này, bạn mới thực sự biết tiền đã đi về đâu, các khoản nào đã được xuống tay, cụ thể từng đầu mục đã thừa và thiếu cái gì, cần điều chỉnh chi tiêu ở mức nào.

Theo dõi sát sao từng khoản chi để lên kế hoạch tiết kiệm

Theo dõi sát sao từng khoản chi để lên kế hoạch tiết kiệm

Như đã nói ở trên, bạn cần phải ghi chép lại chúng trên các công cụ chi tiêu để tránh trường hợp lãng quên. Hãy chắc chắn rằng, bạn không bỏ qua bất cứ khoản thu chi nào dù chỉ là nhỏ nhất bởi ghi chú càng đầy đủ, bạn sẽ càng thuận tiện theo dõi, thói quen tiết kiệm càng được nâng cao.

7. Lên kế hoạch cho hiệu quả cho việc sử dụng tiền

Tất cả những bước trên đều nhằm mang lại cho các bạn những cái nhìn từ chi tiết tới tổng quan, xác định được mục tiêu của bản thân, các bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch sử dụng tiền hiệu quả. Lập ngân sách chi tiêu sẽ tạo thói quen sử dụng tài chính của bạn một cách khoa học, hợp lý hơn, đảm bảo được tài chính của bạn luôn ổn định.

Tổng kết

Với 6 bí quyết nhằm thiết lập thói quen tiết kiệm tiền trong bài viết trên, TNEX hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn sớm tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, làm tiền đề cho bạn sử dụng và chi tiêu vào những mục tiêu phù hợp trong tương lai. Dù chỉ ra đời và phát triển trong vòng 2 năm gần đây, song Ngân hàng số TNEX đã khẳng định được vị thế của mình, thực sự trở thành chiếc app gối đầu giường dành cho người dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!