Áp dụng ngay 5 “NGUYÊN TẮC VÀNG” giúp bạn tránh xa hội chứng FOMO trong chứng khoán

 

Hiệu ứng hội chứng đám đông FOMO luôn thường xuyên hiện hữu trong cuộc sống chúng ta hàng ngày, tuy nhiên nó cũng có mặt lợi và mặt hại nhé. Điển hình trong lĩnh vực chứng khoán thì FOMO là một hội chứng rất nguy hiểm mà cần phải tuyệt đối tránh xa. Vì vậy, bạn hãy áp dụng ngay 5 “Nguyên Tắc Vàng” dưới đây để có thể tránh xa hội chứng FOMO trong chứng khoán, để không bị bỏ lỡ cơ hội tốt gia tăng lợi nhuận.

Hội chứng FOMO trong chứng khoán là gì?

FOMO (Fear of Missing out) là một hiệu ứng tâm lý được nhà đầu tư mạo hiểm người Mỹ Patrick James McGinnis định nghĩa lần đầu tiên vào năm 2004. Hiệu ứng này khiến bạn luôn lo sợ bị bỏ lỡ nếu không chạy theo đám đông. Bạn thường chạy theo đám đông và làm theo những gì người khác đang làm vì sợ bị bỏ lại phía sau hoặc tụt hậu.

Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán

Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán

Nghe có vẻ xa vời, nhưng thực ra FOMO khá phổ biến trong cuộc sống của bạn thông qua nhiều khía cạnh và hoạt động khác nhau. Ví dụ phổ biến nhất là một hàng ăn mới ra rạp và nhiều người đang bàn tán về nó trên mạng xã hội, trở thành câu chuyện mà đi đâu bạn cũng nghe thấy. Hiệu ứng FOMO bây giờ khiến bạn phải suy nghĩ, rằng bạn có nên đến quán ăn đó không, quán ăn đó thật sự ngon như mọi người nói sao?

Trong chứng khoán, hiệu ứng tâm lý FOMO là một hội chứng rất phổ biến, thường gặp ở các nhà đầu tư, kể cả những nhà đầu tư đã “đầy mình” kinh nghiệm. Tâm lý này sẽ thường xuất hiện khi có một cổ phiếu nào đó tăng liên tục, nhà đầu tư sợ rằng nếu không đầu tư vào đó, họ sẽ bị mất một khoản lời lớn. Tâm lý và suy nghĩ này khiến bạn phải mua ngay cổ phiếu đó mà không tìm hiểu hay phân tích tiềm năng tăng trưởng thực sự của cổ phiếu.

Quyết định khi đó của nhà đầu tư không hề dựa trên nghiên cứu hay hiểu biết về thị trường. cũng như công ty mà chỉ hành động dựa trên cảm tính.

Mặt trái của hội chứng FOMO

Tác hại của FOMO

Tác hại của FOMO

Hiệu ứng tâm lý Fear of missing out – FOMO là một hội chứng phổ biến không chỉ trong đầu tư chứng khoán mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Hiệu ứng tâm lý này có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, gây ra nhiều bất lợi khó lường.

FOMO luôn khiến các nhà đầu tư chán nản và lo lắng. Nhà đầu tư không thể tập trung vào việc gì khác ngoài việc lắng nghe thông tin đến từ thị trường và lắng nghe quyết định của các nhà đầu tư khác để hành động theo số đông. Đặc biệt, những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có chiến lược đầu tư rõ ràng rất dễ bị ảnh hưởng tâm lý này khi quyết định mua bán cổ phiếu. Ví dụ, nếu giá của một loại cổ phiếu nào đó tiếp tục tăng, nó trở thành một xu hướng, nhiều người mua và đợi giá đạt đỉnh rồi bán. FOMO khiến bạn lo sợ rằng nếu không mua ngay bây giờ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội. Đôi khi giá đã lên đến đỉnh mà bạn vẫn không biết và quyết định mua sau đó. Ngay sau khi mua vào, giá giảm mạnh khiến bạn không kịp phản ứng, phải bán khống và chịu lỗ nặng. Cũng có trường hợp giá cổ phiếu chỉ giảm tạm thời, nhưng do ảnh hưởng tâm lý hoang mang nên không dám nắm giữ mà bán khống cho “an toàn”.

“Kẻ thù” lôi kéo nhà đầu tư rơi vào bẫy FOMO

Để tránh rơi vào bẫy của hiệu ứng này, chúng ta cần hiểu nguyên nhân gây ra hội chứng FOMO trong chứng khoán. Có một sự thật là phần lớn nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự chủ quan của nhà đầu tư.

Sự thiếu hiểu biết về thị trường

Lý do không hiểu thị trường thường chỉ xuất hiện ở những nhà đầu tư mới. Họ không dành đủ thời gian để nghiên cứu thông tin về thị trường, mã cổ phiếu công ty, v.v. Họ cũng không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên hầu hết đều dễ dàng đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Nguyên tắc này chiếm ưu thế hơn là dựa vào ý thức có cơ sở hay chiến lược đầu tư.

Không muốn bỏ lỡ cơ hội

FOMO còn xuất phát từ việc nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn. Nỗi ám ảnh về lợi nhuận cao có thể khiến các nhà đầu tư đi chệch khỏi chiến lược đầu tư ban đầu của họ. Thông thường, các nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và không có ý định bán sau khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Do đó, họ không thể phản ứng kịp thời với việc giá cổ phiếu giảm đột ngột và mất cả vốn lẫn lãi chỉ trong tích tắc.

Tâm lý lo sợ trong FOMO

Tâm lý lo sợ trong FOMO

Tâm lý chạy theo đám đông khi chưa có chiến lược rõ ràng

Tâm lý chạy theo đám đông chủ yếu xuất hiện ở các nhà đầu tư mới. Họ sợ bỏ lỡ nên thường ra quyết định dựa trên các nhà đầu tư khác mà không có chiến lược rõ ràng. Nhà đầu tư quyết định mua hay bán chỉ dựa trên diễn biến của thị trường chứng khoán. Nếu giá cổ phiếu tăng lên một chút, họ sẽ mua một ít. Nếu giá cổ phiếu tăng mạnh, nhiều người sẽ mua nhiều hơn. Trái lại, họ sợ hãi, bắt đầu bán ra khi giá giảm và bán tháo cổ phiếu khi giá giảm mạnh.

Quá tham vọng

Tâm lý quá tham vọng và quá kỳ vọng vào lợi nhuận khiến các nhà đầu tư không biết dừng đúng lúc. Họ kỳ vọng nguồn cung tăng sẽ tiếp tục tăng ổn định. Nhưng hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng nhiều. Quá nhiều tham vọng khiến nhiều nhà đầu tư bị tâm lý chi phối.

Có thể nói thị trường chứng khoán khá khắc nghiệt và không dễ thao túng như chúng ta vẫn nghĩ. Vì vậy, chỉ cần sơ suất một giây, bất kỳ nhà đầu tư nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể bị thị trường vùi dập, dẫn đến thiệt hại lớn.

Xem thêm: 9 cách chuyển tiền qua Internet Banking.

5 “nguyên tắc vàng” giúp tránh xa hội chứng FOMO

Hội chứng FOMO trong chứng khoán quả thật sẽ gây ra không ít phiền toái cho các nhà đầu tư. Vậy họ nên làm gì để đẩy lùi hội chứng này?

1. Cẩn trọng và bám sát mục tiêu

Nhà đầu tư phải thực sự chú ý và vững vàng trước những biến động của thị trường. Cần xác định và lựa chọn những nguồn thông tin có thể tin tưởng được, hạn chế tiếp nhận những thông tin không có cơ sở vững chắc. Nhà đầu tư cần tìm hiểu thông tin chính thống, phân tích và xem xét chi tiết vấn đề trước khi quyết định đầu tư.

Trên hết, bạn nên kiên định với những chiến lược ban đầu mà bản thân đã vạch ra. Kế hoạch có thể thay đổi ít nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cứ bước đi trong vô định, đánh mất phương hướng và mục tiêu của mình.

2. Nghiên cứu kỹ thị trường

Thiếu hiểu biết về thị trường là lý do số một khiến FOMO dễ dàng đánh gục bạn. Nếu bạn có thông tin về thị trường, mã chứng khoán, môi trường kinh tế – xã hội, tài chính, v.v., bạn gần như có đầy đủ thông tin để xây dựng chiến lược đầu tư thông minh, phù hợp. Và hơn hết là tránh chạy theo đám đông.

Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu kỹ thị trường

3 . Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn

Chọn con tim hay là nghe lí trí? Đây là câu hỏi bạn rất dễ gặp phải khi cần lựa chọn đưa ra quyết định. Mọi quyết định đều cần sự kết hợp giữa trái tim và khối óc. Hãy biết giữ bình tĩnh, đừng để người khác ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn.

Trước mỗi quyết định đầu tư, hãy suy nghĩ và phân tích cả về thị trường và doanh nghiệp, không để cảm xúc lên ngôi và kiểm soát tâm lý của bạn.

4. Linh hoạt thay đổi chiến lược

Khi đã xây dựng chiến lược đầu tư cho mình, bạn phải nhớ rằng chiến lược không phải là một mô hình cứng nhắc. Chiến lược đầu tư luôn phải được sửa đổi, điều chỉnh để thích ứng với những biến động của thị trường.

5. Nhạy bén với thời cuộc, kịp thời cắt lỗ

Khi đầu tư vào cổ phiếu, bạn phải xác định quy tắc cắt lỗ cho riêng mình. Nếu thấy giá cổ phiếu giảm, thị trường có dấu hiệu suy yếu, bạn nên dựa vào chiến lược và sự am hiểu thị trường của mình để cắt lỗ đúng lúc, tránh thua lỗ lớn. Cơ hội còn nhiều phía trước, hãy cắt lỗ kịp thời để có thể giữ lại một phần vốn và đầu tư vào các cổ phiếu khác trong tương lai.

>>> Sở hữu ngay tài khoản ngân hàng thuần số hot nhất Việt Nam hiện nay!

Tổng kết

Đầu tư chứng khoán chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Sự cạnh tranh trên thị trường chứng khoán ngày càng lớn và gay gắt hơn. Để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường này, bạn cần hạn chế nhiều nhất có thể những tác nhân ảnh hưởng xấu. Trong đó, hội chứng FOMO trong chứng khoán khi đầu tư vào cổ phiếu chính là hòn đá tảng cản bước đường thành công của bạn.

Hy vọng bài viết này, TNEX đã giúp bạn bỏ túi thêm được những kiến thức hay, để bạn “miễn nhiễm” với hiệu ứng FOMO trong chứng khoán.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!