9 cấp độ về tự do tài chính cá nhân

Một mục tiêu mà bất kỳ người đi làm nào cũng muốn đạt đến đó là được tự do tài chính cá nhân. Mọi người thường hiểu tự do là khi có đủ tiền để làm điều mình muốn nhưng bạn có biết thật ra nó có 9 cấp độ. Bạn đang ở mức độ nào? Các bước để có thể tự do tài chính cá nhân? Cần nắm kiến thức gì? Hãy cùng ngân hàng thuần số TNEX tìm hiểu về khái niệm trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tự do tài chính cá nhân là gì?

Thực tế, mọi người muốn được thoải thích làm điều gì mình muốn như mua nhà, đi du lịch, đi học, .. Nhưng thường bị giới hạn chi tiêu bởi tài chính hạn hẹp, với những khoản nợ , các khoản chi phí cố định và nghĩa vụ tài chính khác. Tự do tài chính cá nhân chính là trạng thái mà một người có đủ tài nguyên tài chính (tiền, tài sản, cố phiếu, vàng… để có thể tự do quyết định về cách sử dụng tiền của mình.

Mọi người muốn được tự do thoải thích làm điều gì mình muốn

Mọi người muốn được tự do thoải thích làm điều gì mình muốn

Để đạt được tự do tài chính bạn cần có khả năng quản lý tài chính hiệu quả, tạo ra nguồn thu nhập đủ để chi tiêu cho cuộc sống và có các khoản đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai. Tự do tài chính là mục tiêu của nhiều người, bởi vì nó mang lại sự độc lập tài chính và khả năng thực hiện những ước mơ và mục tiêu trong cuộc sống một cách tự do và độc lập hơn.

9 cấp độ tự do tài chính cá nhân

Cấp độ 1: Không tự do tài chính

Bạn không tạo ra bất kỳ thu nhập nào, không có tiền để chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, thuê nhà, điện thoại di động và giao thông công cộng. Bạn phải phụ thuộc vào tài chính của một đối tượng khác. Điều này dễ nhận thấy ở người dưới 18 tuổi, người già, sức khỏe yếu phụ thuộc vào tài chính gia đình hoặc xã hội.

>Mách bạn: 10 app quản lý tài chính cá nhân thông minh

Cấp độ 2: Tiết kiệm để trang trải

Bạn có thể tạo ra thu nhập nhưng không nhiều, tiết kiệm đủ thứ chỉ đủ trang trải chi phí cơ bản ở mức thấp nhất. Đối tượng ở cấp độ 2, thường gặp sẽ là sinh viên, đi làm thêm kiếm tiền, tiết kiệm để trang trải cuộc sống (đi lại phương tiện công cộng, ở ký túc xá, nhà trọ ghép,..)

Cấp độ 3: Sống từ lương

Bạn có thể trang trải chi phí cơ bản mà không cần phải tiết kiệm quá nhiều nhưng vẫn phải phụ thuộc vào lương hàng tháng. Đối tượng là những người chỉ có một nguồn thu nhập và không quá nhiều, thường rơi vào người mới ra trường

Nhân viên văn phòng có nguồn thu nhập chính từ lương tháng

Nhân viên văn phòng có nguồn thu nhập chính từ lương tháng

Cấp độ 4: Tiết kiệm cho sự đổi mới

Bạn có thể chi tiêu một phần tiền để thực hiện những kế hoạch hoặc đầu tư nhưng vẫn phải tập trung vào việc tiết kiệm. Đối tượng rơi vào người đã đi làm vài năm đầu, mức lương đã tăng đủ chi tiêu sinh hoạt, có khoản tiết kiệm để dành vốn chờ thời cơ đầu tư trong lai.

Cấp độ 5: Sống ở mức trung bình

Bạn có thể chi tiêu đủ để sống ở mức trung bình và đầu tư một phần tiền vào các khoản đầu tư dài hạn. Đối tượng rơi vào nhân viên văn phòng, có mức lương ổn, có tìm hiểu đầu tư và trích ra phần thu nhập để đầu tư như chứng khoán, vàng,..

Cấp độ 6: Sống ở mức cao hơn trung bình

Bạn có thể chi tiêu nhiều hơn so với mức trung bình và đầu tư nhiều hơn vào các khoản đầu tư dài hạn. Đối tượng ở cấp độ 4, sau thời gian đầu tư tốt sinh lời, tiếp tục tái đầu tư.

Cấp độ 7: Tự do tài chính cơ bản

Bạn đã tích lũy đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống, có sự độc lập trong việc quyết định về tài chính của mình và đầu tư một phần tiền vào các khoản đầu tư dài hạn. Bạn có khoản tiết kiệm đủ chi tiêu cho vài năm, sở hữu tài sản và có nguồn vốn khá để đầu tư vào các khoản sinh lời tốt hơn.

Cấp độ 8: Tự do tài chính hoàn toàn

Bạn đã tích lũy đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống và đầu tư đầy đủ tiền vào các khoản đầu tư dài hạn.

Có sự độc lập trong việc quyết định về tài chính của mình

Có sự độc lập trong việc quyết định về tài chính của mình

Cấp độ 9: Tự do tài chính tối đa

Bạn không chỉ có đủ tiền để chi tiêu cho cuộc sống và đầu tư đầy đủ tiền vào các khoản đầu tư dài hạn mà còn có khả năng tạo ra nguồn thu nhập đáng kể từ các nguồn khác nhau.

7 nguyên tắc để đạt tự do tài chính cá nhân sớm

Để đạt được tự do tài chính, có một số nguyên tắc quan trọng mà bạn có thể áp dụng:

  1. Lập kế hoạch tài chính: Bạn cần có một kế hoạch tài chính cụ thể để đạt được mục tiêu tài chính của mình. Điều này bao gồm việc lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư thông minh.
  2. Tiết kiệm: Tiết kiệm là một phần không thể thiếu để đạt được tự do tài chính. Bạn có thể sử dụng các tính năng như Quỹ Đa Năng trên ứng dụng điện thoại, để dễ dàng dành khoản tiền cho mục đích cụ thể. Bạn cần phải cắt giảm chi tiêu không cần thiết và dành tiền cho những mục đích quan trọng hơn như tiết kiệm, đầu tư và trả nợ.

Tiết kiệm là một phần không thể thiếu để đạt được tự do tài chính.

Tiết kiệm là một phần không thể thiếu để đạt được tự do tài chính.

  1. Đầu tư thông minh: Đầu tư là cách để tăng thu nhập của bạn trong tương lai. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ các loại đầu tư và đưa ra quyết định thông minh về các khoản đầu tư.
  2. Trả nợ: Trả nợ là một phần quan trọng trong việc đạt được tự do tài chính. Bạn cần phải tích cực trả nợ và tránh nợ quá nhiều để không phải chịu áp lực tài chính.
  3. Tạo nguồn thu nhập phụ: Ngoài thu nhập chính từ công việc, bạn cần tích cực tìm kiếm các nguồn thu nhập phụ như kinh doanh, đầu tư, hoặc tham gia các hoạt động có liên quan để tăng thu nhập của mình.
  4. Quản lý tài chính hiệu quả: Bạn cần phải biết cách quản lý tài chính của mình để đạt được sự cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu. Bạn cần phải đưa ra các quyết định tài chính thông minh và tích cực giám sát tình hình tài chính của mình.
  5. Thay đổi tư duy về tiền bạc: Bạn cần phải có một tư duy tích cực về tiền bạc và thay đổi cách suy nghĩ về tiền bạc để đạt được tự do tài chính. Điều này bao gồm tập trung vào giá trị của tiền bạc và đầu tư vào các khoản đầu tư mang lại lợi ích dài hạn.

>Xem thêm: 7 phần mềm quản lý chi tiêu hiệu quả

Tóm lại, sau khi đọc xong bài viết chúc bạn hiểu rõ bản thân đang ở mức độ nào. Để đạt được tự do tài chính cá nhân sớm, bạn cần nắm vững những kiến thức cơ bản về ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, tránh nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, nâng cao kiến thức và tìm kiếm nguồn thu nhập phụ.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!