7 cấp độ tự do tài chính nhất định Gen Z cần biết trước 30 tuổi

Trong cuộc sống, nhiều người mơ ước có được tự do tài chính – một trạng thái không bị phụ thuộc nhiều vào công việc, mà vẫn có đủ tài chính để làm những điều mình muốn. Tự do tài chính không chỉ đem lại sự an nhàn và ổn định tài chính, mà còn mở ra cơ hội để thực hiện ước mơ, khám phá thế giới và đảm bảo tài chính tương lai của chính mình và gia đình.

Nhưng tự do tài chính là gì? Và có những cấp độ nào trong quá trình tiến đến tự do tài chính? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 7 cấp độ tự do tài chính và những bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu này nhé!

Tự do tài chính là trạng thái mà bạn có đủ tiền để sống cuộc đời bạn muốn

Tự do tài chính là trạng thái mà bạn có đủ tiền để sống cuộc đời bạn muốn

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là một khái niệm quan trọng mà nhiều người mong muốn đạt được trong cuộc sống. Nó đề cập đến tình trạng mà bạn có đủ tài sản, thu nhập và kiến thức để có khả năng lựa chọn và quyết định về việc sử dụng tiền bạc một cách độc lập và không bị ràng buộc.

7 cấp độ tự do tài chính nhất định Gen Z cần biết

Để hiểu rõ hơn về quá trình tiến đến tự do tài chính, có thể chia thành 7 cấp độ khác nhau. Dưới đây là danh sách và phân tích chi tiết về từng cấp độ này:

Cấp độ 1 – Thu vừa đủ chi:

Ở cấp độ này, thu nhập = chi tiêu cơ bản mà không có bất kỳ khoản dư, tiết kiệm nào để phòng ngừa tình huống bất ngờ xảy ra trong tương lai. Vòng lặp sẽ là nhận lương tháng này, chi tiêu sinh hoạt, hết tiền, nhận lương tháng sau, chi tiêu, hết tiền,.. Cấp độ này không chỉ xuất hiện ở người có thu nhập thấp mà còn ở những người thu nhập khá nhưng lại không biết cách quản lý chi tiêu khôn ngoan. Cấp độ này rất thiếu an toàn trong thời buổi kinh tế khủng hoảng, doanh nghiệp sa thải nhân sự rất nhiều. Nếu lỡ chẳng may, thì người đang ở cấp độ 1 sẽ không có tiền để mà xoay sở. Chính vì thế, lời khuyên là gia tăng thêm nguồn thu nhập và học cách quản lý chi tiêu.

Tự do tài chính có 7 cấp độ cơ bản

Tự do tài chính có 7 cấp độ cơ bản

Cấp độ 2: Có dư để tiết kiệm

Khi bạn đã thực hiện việc tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng, bạn có thể tạo ra một quỹ tiết kiệm nhỏ để đối phó với các tình huống khẩn cấp hoặc đầu tư nhỏ để tăng thu nhập.

Ví dụ: Lương bạn 8 triệu đồng/tháng, áp dụng quy tắc 50 30 20, số tiền bạn có thể tiết kiệm 1-2 triệu/tháng.

Cấp độ 3: Có khoản tiền đủ sống trong 6 tháng

Ở cấp độ này, bạn đã tích lũy một quỹ, đảm bảo nếu có thất nghiệp bạn có thể sống được trong khoảng thời gian tầm 6 tháng. Số tiền đảm bảo này bao nhiêu tùy thuộc vào mức sinh hoạt phí của mỗi người.

Ví dụ: Tiền sinh hoạt bạn sống trong 1 tháng là 5-7 triệu thì khoản dự trữ đảm bảo nên rơi vào khoảng 30-40 triệu.

Cấp độ 4: Bảo vệ tài sản

Khi bạn đã đạt cấp độ này, bạn đã đảm bảo được bảo hiểm cho tài sản, sức khỏe và nguồn thu nhập của mình. Bạn mua bảo hiểm nhân thọ phòng ngừa rủi ro cho chính mình chẳng hạn.

Cấp độ 5: Đầu tư cơ bản

Ở cấp độ này, bạn đã bắt đầu tham gia vào các hình thức đầu tư cơ bản như cổ phiếu, quỹ đầu tư, hoặc bất động sản để tăng thu nhập và tài sản dài hạn.

Cấp độ 6: Đầu tư chuyên sâu

Khi bạn đạt cấp độ này, bạn đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm để tham gia vào các hình thức đầu tư phức tạp hơn như giao dịch ngoại hối, thị trường chứng khoán phái sinh, hoặc đầu tư công nghệ mới.

Cấp độ 7: Tự do tài chính tuyệt đối

Đây là cấp độ cao nhất của tự do tài chính. Ở đây, bạn có khả năng kiểm soát hoàn toàn tài chính cá nhân và tận hưởng cuộc sống theo ý muốn. Bạn không chỉ có khả năng đầu tư mạnh mẽ để tăng thêm nguồn thu nhập, mà còn có thể tận hưởng các khoản đầu tư trả lãi, thu nhập thụ động, hoặc kinh doanh online.

>>> Ngân hàng điện tử có những dịch vụ gì?

Để đạt được tự do tài chính sớm, Gen Z cần làm gì?

Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra những mục tiêu cụ thể và rõ ràng về tài chính của bạn. Điều này giúp bạn có một kế hoạch cụ thể để theo đuổi và đánh giá tiến trình của mình.

Kiếm thêm nguồn thu nhập từ freelance, part-time

Kiếm thêm nguồn thu nhập từ freelance, part-time

Tăng thêm nguồn thu nhập

Ngoài thu nhập chính từ công việc full-time, bạn hãy tìm cách tạo ra nguồn thu nhập thứ cấp bằng cách làm thêm công việc thứ 2 freelance, part-time,…

>>> Xem thêm: Định danh trực tuyến eKYC là gì?

Bắt đầu tiết kiệm

Theo quy tắc 50 30 20 bạn hãy tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng trước khi chi tiêu. Tập ghi chép lại chi tiêu, tiến hành cắt giảm các khoản chi không cần thiết tránh phung phí. Nếu quá “lười” hoặc bận rộn để ghi chép chi tiết các khoản thu chi theo kiểu truyền thống, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại để quản lý thu – chi dễ dàng hơn.

Ví dụ như với tính năng Quản lý chi tiêu của TNEX, bạn có thể dễ dàng ghi chép lại chi tiêu trong tháng, và nhận được emoji siêu xinh.

Học đầu tư và quản lý tài chính

Đầu tư thời gian và nỗ lực vào việc nghiên cứu và học hỏi về đầu tư và quản lý tài chính. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh và hiệu quả trong việc tăng cường tài sản và thu nhập.

Quỹ đầu tư của TNEX là một trong những lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn bắt đầu đầu tư từ số tiền nhỏ. Với khoản đầu tư ban đầu chỉ từ 10.000Đ, bạn có thể tham gia vào quỹ đầu tư của TNEX và tận hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, và các tài sản tài chính khác.

>>> 11 cách thanh toán tiền điện online nhanh nhất hiện nay.

Tóm lại, hành trình đạt được 7 cấp độ tự do tài chính không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng đó là mục tiêu mà ai cũng có thể đạt được. Bằng cách tiết kiệm, đầu tư thông minh và không ngừng học hỏi, bạn có thể tạo ra một tương lai tài chính mạnh mẽ và đạt được sự độc lập tài chính. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ ngay từ bây giờ và không ngại thử sức với việc đầu tư đầu tiên, bởi vì việc bắt đầu là bước quan trọng nhất trong hành trình đến tự do tài chính.

 #taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!