7 bước đầu kinh doanh dẫn tới thành công dành cho Gen Z

Kinh doanh chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đặc biệt là trong thị trường ngày một cạnh tranh như hiện nay. Để hỗ trợ bạn có một khởi đầu thuận lợi, sau đây là 7 bước đầu kinh doanh dẫn tới thành công từ ngân hàng thuần số TNEX.

1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Trước khi thực hiện bất kỳ điều gì, bước đầu kinh doanh bạn nên làm đó là nghiên cứu thật kỹ chính bản thân mình. Hãy tự xem xét và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu mà bản thân đang sở hữu. Cố gắng liệt kê ra ít nhất 10 gạch đầu dòng cho mỗi mục để có thể hiểu sâu hơn chính bản thân mình.

Hiện nay, các hình thức kinh doanh rất đa dạng. Mỗi thị trường sẽ có các ưu và nhược điểm riêng. Từ bảng thông tin chi tiết về bản thân đã lập ra, bạn sẽ có thể cân nhắc và lựa chọn thị trường kinh doanh phù hợp nhất. Sự lựa chọn chính xác sẽ tạo nên sự tự tin và thoải mái nhất cho bạn trong quá trình kinh doanh, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.

2. Phân tích thị trường và khách hàng tiềm năng

Phân tích thị trường, hiểu rõ khách hàng là bước đầu kinh doanh quan trọng

Phân tích thị trường, hiểu rõ khách hàng là bước đầu kinh doanh quan trọng

Sau khi đã hiểu bản thân và biết mình nên tham gia thị trường nào, điều tiếp theo bạn cần làm là thấu hiểu “sân chơi” mình sắp tham gia. Từ các thông tin thu thập được, bạn nên liệt kê ra những cơ hội, thử thách thách mà thị trường mang đến.

Mẹo: Để các dữ liệu của bạn trở nên thực tiễn hơn, hãy nghiên cứu sâu về các đối thủ mà bạn sẽ phải cạnh tranh. Đối thủ là những người đã tham gia thị trường trước bạn, vậy nên họ sẽ có những thông tin rất hữu ích.

Song song với quá trình tìm hiểu thị trường, bạn cũng nên thu thập thêm các thông tin về khách hàng mà mình muốn nhắm đến. Hãy liệt kê ra những thông tin chi tiết nhất có thể, từ độ tuổi, giới tính, thói quen, sở thích, khả năng tài chính,… Từ những thông tin trên, bạn sẽ có được chân dung khách hàng, từ đó đưa ra những định hướng về sản phẩm và marketing tương thích.

3. Bước đầu kinh doanh – Đặt mục tiêu

Mọi hoạt động kinh doanh đều cần có một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu sẽ là đích đến để bạn nỗ lực và cố gắng hướng đến, vậy nên nó cần thực tế, rõ ràng và có tính thử thách. Bạn có thể sử dụng mô hình SMART để biết cách đặt ra mục tiêu sao cho phù hợp.

Lưu ý: nhiều người kinh doanh xem lợi nhuận là mục tiêu của việc kinh doanh. Điều này không sai. Tuy nhiên, khi kinh doanh càng lâu dài, bạn càng nên suy nghĩ và đặt ra những mục tiêu cụ thể khác để hướng doanh nghiệp của bản thân đến các cột mốc thành công cao hơn.

4. Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch kinh doanh chi tiết giúp quá trình kinh doanh thuận lợi hơn

Kế hoạch kinh doanh chi tiết giúp quá trình kinh doanh thuận lợi hơn

Từ mục tiêu đã đặt ra, bước tiếp theo bạn nên thực hiện là xây dựng một kế hoạch cụ thể. Bạn sẽ kinh doanh sản phẩm gì, tại sao bạn kinh doanh sản phẩm ấy và làm thế nào để bạn kinh doanh có hiệu quả? Đấy là các câu hỏi mà bản kế hoạch của bạn cần phải trả lời được.

Kế hoạch càng chi tiết, quá trình thực hiện trong hiện tại và tương lai sẽ càng dễ dàng. Bạn cũng nên bổ sung thêm định hướng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình là gì dựa trên mục tiêu kinh doanh.

Mẹo: Sau khi đã có kế hoạch cụ thể, hãy gạch đầu dòng những điều mà bản thân còn thiếu. Hành động này sẽ cho bạn biết mình cần bổ sung gì trước khi bắt đầu kinh doanh.

>>> Ngân hàng điện tử là gì?

5. Bước đầu kinh doanh – học kinh doanh

Bất kỳ công việc kinh doanh nào muốn thành công cũng cần có kiến thức. Dựa trên điểm mạnh, điểm yếu đã lập ở bước 1 và những điều bản thân còn thiếu ở bước 4, bạn sẽ biết được mình cần học hỏi, nghiên cứu thêm những kiến thức gì.

Ngoài việc học dựa trên sách vở, bạn cũng có thể tiếp thu trải nghiệm, kinh nghiệm từ những người đi trước. Đối thủ cạnh tranh cũng là một nguồn tham khảo tuyệt vời nếu bạn muốn hạn chế sai lầm và tìm ra hướng đi hiệu quả cho bản thân.

6. Chuẩn bị nguồn vốn

Xây dựng nguồn vốn vững mạnh, đủ đầy hỗ trợ việc kinh doanh trong lâu dài

Xây dựng nguồn vốn vững mạnh, đủ đầy hỗ trợ việc kinh doanh trong lâu dài

Trong khi thực hiện những bước đầu kinh doanh trên, bạn có thể song song thực hiện công việc chuẩn bị nguồn vốn. Kế hoạch kinh doanh sẽ cho bạn biết mình cần bao nhiêu tiền để đầu tư. Nếu đã có sẵn nguồn tiền cần thiết, bạn sẽ không cần phải lo đến vấn đề tài chính nữa. Ngược lại, nếu chưa có đủ tiền đầu tư, bạn nên tiến hành tích lũy và tiết kiệm để xây dựng quỹ tiền.

Hiện tại, ứng dụng ngân hàng thuần số TNEX có tích hợp Quỹ Đa Năng. Tính năng này hỗ trợ người dùng phân chia tài sản thành những khoản tiền khác nhau. Các khoản tiền sẽ được lưu trữ độc lập và được kiểm soát bởi chính người dùng. Đây sẽ là công cụ hữu ích nếu bạn đang muốn xây dựng các quỹ tiền tiết kiệm cho việc kinh doanh.

Ngoài ra, thông qua ngân hàng thuần số TNEX, người dùng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng dễ dàng ngay trên chiếc điện thoại của mình. Tính năng quản lý chi tiêu của TNEX sẽ tự động ghi chép lại toàn bộ các giao dịch thu – chi được thực hiện, trợ giúp người dùng quản lý tài chính hiệu quả.

>>> Hướng dẫn cách để làm thẻ ATM ngay tại nhà!

7. Bắt đầu kinh doanh

Tiến hành xây dựng những điều cần thiết để kinh doanh

Tiến hành xây dựng những điều cần thiết để kinh doanh

Khi mọi sự chuẩn bị đã hoàn tất, bước cuối cùng bạn cần thực hiện là bắt đầu kinh doanh. Ở bước này, bạn cần tận dụng những nguồn lực mình đã chuẩn bị theo kế hoạch đã định trước. Thời gian bắt đầu nên ngắn nhất có thể để hạn chế chi phí, tuy nhiên bạn cũng nên đảm bảo sự chỉn chu, kỹ lưỡng để quá trình kinh doanh sau này được thuận lợi.

>>> Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng?

Và đấy là tất cả 7 bước đầu kinh doanh quan trọng mà ngân hàng thuần số TNEX muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng với những nội dung trên, bạn sẽ có quá trình khởi nghiệp thật nhanh chóng và sớm đạt được thành công mà mình mong muốn.

#taichinh #quanlytaichinh #tietkiem #dautu #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!