5 SAI LẦM SỰ NGHIỆP Ở TUỔI 20

“Khó chiều” vì chưa quen với cái mác “người lớn”, “khó chiều” vì nhìn thấy trên cuộc đời này, mình vẫn chưa thể tự tin để khẳng định mình là ai.

Những quyết định mà chúng ta đưa ra lúc này dường như không có gì khiến ta cảm thấy thỏa mãn, thấy “sai sai”. Có sai lầm ta mắc phải vào sáng sớm, mất ngủ cả buổi tối và làm ta mệt mỏi vào ngày tiếp theo. Có những sai lầm mà có lẽ cả đời này, ai trong cái độ tuổi 20 cũng phải khắc ghi trong lòng.

Cùng TNEX tìm hiểu 5 sai lầm sự nghiệp ở tuổi 20.

 

Sai lầm 1: “Chơi đùa” với sức khỏe

Để nhanh chóng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn “hóa thân” vào 3 công ty một lúc trong khi đáng lẽ phải làm “3 việc 1 nơi”?

Điều này đồng nghĩa với việc thời gian từ 8h30 tới 5h30 chiều, từ 10h tối tới 6h sáng làm việc quần quật, liên tục không nghỉ. Đây cũng là hồi chuông báo động với sức khỏe của chúng ta. Giai đoạn này chắc chắn bạn sẽ lâm vào tình trạng thiếu ngủ và bị ám ảnh bởi những đầu việc chưa thể hoàn thành, do đó cảm xúc luôn ở trạng thái bất ổn và hệ tiêu hóa cũng xảy ra nhiều vấn đề.

Chắc hẳn, động lực để bạn có thể trở thành “người hùng tay 3” cũng là áp lực tới từ những khó khăn ban đầu hay tự thấy bản thân không giỏi giang bằng bạn bè trang lứa (peer pressure), cộng với mong muốn chứng tỏ bản thân với người khác.

Một sự đánh cược mạo hiểm khiến bạn đem sức khỏe để đổi lấy kinh nghiệm làm việc dồi dào. “Canh bạc” đỏ đen này ở một thời điểm nào đấy có vẻ đã thành công, nhưng nó cũng sẽ là một sai lầm rất lớn nếu bạn không đảm bảo duy trì được sức khỏe của mình.

 

Sai lầm 2: Say “yes” với mọi công việc mặc dù biết bản thân bị “bóc lột”

“Hãy để em làm tất cả đi ạ, nếu không chọn được cái nào em sẽ free.”

Đây luôn là cách tiếp cận của không ít người trong những năm đầu khi thấy ai đó “cần”.

Có những lần không được trả tiền dù họ sử dụng thiết kế của mình một cách công khai.

Có những việc phải làm dù không thuộc phận sự của mình.

Nhưng điều buồn nhất, có lẽ chính là vì quá ôm đồm nhiều việc mà bạn không thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và đã khiến cho niềm tin của người khác bị đặt sai chỗ.

Mình hiểu bị lợi dụng cũng không sao hết, nhưng cái đáng sợ hơn cả là mình đã không thể hoàn thành  những công việc quan trọng thật tốt.

Sai lầm 3: Không dám đứng lên

Bạn đã bao giờ được tăng lương liên tục 3 lần trong 5 tháng?

Tăng lương liên tục cũng có thể hiểu là sếp luôn công nhận nỗ lực của nhân viên như bạn. Nhưng điều này lại vô tình tạo ra một loại áp lực vô hình, khiến cho bạn đặt mình trong sự giỏi giang và ưu ái vì thế bạn phải là người cống hiến nhiều nhất. Bất kể việc gì bạn cũng nhận làm dù cho đó có phải là công việc bạn hứng thú và phù hợp với khả năng hay không. Bạn sẽ làm tất cả mà không dám than vãn với ai.

Bạn đã bao giờ rơi vào cảnh 2 năm không được tăng lương?

Được đãi ngộ với mức lương khởi điểm cao hơn gấp nhiều lần so với công ty khác, bạn cho rằng như vậy là đã đủ, chỉ cần chuyên tâm công việc và trau dồi bản thân?

Bạn cố gắng hoàn thành thật hoàn hảo mọi công việc, dù là của bạn hay của người khác. Bạn hi sinh nhiều sự thoải mái của bản thân để đổi lại sự đáp ứng kỳ vọng của sếp.

Lẽ ra phải xin phép được nghỉ ngơi khi sức khỏe và công việc quá tải, lẽ ra phải đề xuất được tăng lương với HR khi thấy bản thân đã tiến bộ rõ rệt.

Bạn đã từng phó mặc bản thân như vậy đó!

 

Sai lầm 4: Ôm đồm quá nhiều việc khiến bạn đánh mất đi các mối quan hệ xung quanh mình

Với lịch làm việc kín mít như vậy, bạn nhất định không có thời gian nghỉ ngơi chứ đừng nói là duy trì các mối quan hệ nào khác. Bạn lấy tiền bạc là mục tiêu trước mắt và bán đi các mối quan hệ tưởng như thân quen song đã trở nên vô cùng xa lạ.

Đã có những thành tựu đặc biệt, nhưng lại không có ai để sẻ chia.

Đã có những thời điểm trái tim bỏ ngỏ khi ngừng nghĩ về công việc.

Nhưng hẳn là tham lam nếu mình tìm kiếm một hoàn cảnh lý tưởng và cân bằng mọi thứ. Cuộc sống chính là sự đánh đổi. Khi ra quyết định nào đó, đơn giản là mình đang bỏ một thứ xuống, để cầm một thứ khác lên.

 

Nên mình chọn cách cho bạn bè biết ở hiện tại, ta đang muốn đạt được mục tiêu hay điều gì nhiều hơn là duy trì mối quan hệ.

Những người bạn hiểu cho ta thì tới giờ vẫn còn là người bạn tốt.

Những người đã thôi không còn muốn liên lạc nữa thì mình cũng chẳng buồn bận tâm.

Sau cùng, dù có sự nghiệp có là bản nhạc với nốt thăng hay trầm thì số giờ một ngày cũng vẫn là 24h. Và mình chỉ có thể đem thứ tài sản hạn hẹp này đặt để vào những người, những điều thật sự quan trọng.

 

Sai lầm 5: Cư xử “không đẹp” với đồng nghiệp và “không phải phép” với sếp

Sự công nhận của sếp, sự tán thưởng của thế giới ảo đã đẩy cho cái tôi của bạn lên cao ngất. Vì muốn bảo vệ chính kiến của mình mà chẳng nể nang gì đến đồng nghiệp.

Bây giờ nhìn lại, hãy cảm thấy thực sự may mắn khi mắc lỗi này từ rất sớm khi cái tôi còn chưa quá lớn. Nhờ sự góp ý của mọi người, tự đọc thêm các lời khuyên khác từ sách vở, mình đã học được cách tối ưu cái tôi của mình trong công việc.

Một sai lầm khác nữa là tỏ ra quá thân mật ở mức giới hạn với sếp trong công ty, chính vì sự gần gũi quá mức như vậy mà cái nhìn không tốt của đồng nghiệp với bạn sẽ ngày một lớn lên.

Phong thái chuyên nghiệp, làm việc có hiệu quả là tác phong cần có nhất trong công việc. Thân thiện với mọi người là tốt nhưng phải đúng mực, tránh gây hiểu lầm với đồng nghiệp.

Chắc chắn, chúng ta sẽ còn mắc rất nhiều sai lầm nữa. Nhưng đừng vì thấy sai mà từ bỏ, không rút ra được gì từ chúng mới là điều đáng phải hối tiếc nhất.

Những sai lầm này giúp hình thành tư duy và tính cách mỗi người, vì đó là những trải nghiệm tuyệt vời. Hãy thử rồi biết mình thất bại hay thành công chứ đừng để không biết kết quả của hành động đó là gì.

 

Và cuối cùng, hãy học cách đối mặt với sai lầm, bạn nhé!

 

#nghenghiep #huongnghiep #TNEX

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!