10+ cách tiết kiệm tiền lương hàng ngày hiệu quả nhất

Về cơ bản, việc tiết kiệm tiền là quá trình dành một phần thu nhập để sử dụng cho mục đích tương lai hoặc để đề phòng rủi ro. Để thực hiện việc tiết kiệm hiệu quả, quan trọng nhất là phải có một kế hoạch rõ ràng, quản lý chi tiêu một cách nghiêm túc và tránh những khoản chi phí không cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng TNEX tìm hiểu 10+ cách tiết kiệm tiền lương hàng ngày hiệu quả nhất.

1. Hiểu rõ và thay đổi thái độ tài chính để tiết kiệm hơn

Tư duy tiền bạc là một tổ hợp của các quan điểm, niềm tin và giá trị cá nhân về khía cạnh tài chính. Nó có thể định hình cách bạn tạo ra thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm tiền.

Nếu bạn có tư duy tiền bạc tích cực, việc tiết kiệm tiền sẽ trở nên khó khăn. Có thể bạn coi đó là một công việc khó khăn hoặc thậm chí là không cần thiết. Kéo theo đó là hành vi chi tiêu nhiều hơn so với số tiền thực tế kiếm được. 

Để thay đổi tư duy tiền bạc thì bước quan trọng nhất là bắt đầu hành trình tiết kiệm tiền. Khi bạn áp dụng tư duy tiền bạc tích cực, động lực và kiên nhẫn trở nên nhiều hơn, giúp bạn theo đuổi mục tiêu tiết kiệm của mình. Tuy nhiên, quá trình này không phải là ngắn ngủi, mà đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ, như lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hoặc tự động hóa quá trình tiết kiệm.

Ngoài ra, có nhiều tài liệu hữu ích để hỗ trợ bạn trong việc thay đổi tư duy tiền bạc. Một trong số đó là việc đọc sách báo, tham gia  vào các khóa học hoặc tìm kiếm sự tư vấn người thân hoặc chuyên gia tài chính.

2. Lập kế hoạch tiết kiệm theo chu kỳ

Nguyên tắc hàng đầu trong việc tiết kiệm tiền là thiết lập mục tiêu cụ thể. Thiếu hụt đi một lý do hay bất kỳ một mục đích rõ ràng nào đó có thể làm cho quá trình tiết kiệm trở nên khó khăn và khó duy trì trong thời gian dài.

Có 06 mục tiêu tiết kiệm chủ yếu mà bạn rất dễ bắt gặp:

  • Tiết kiệm tiền dành cho trường hợp khẩn cấp.
  • Tiết kiệm tiền với mục đích trả nợ.
  • Để ra số tiền tiết kiệm cho những dự định đã được lên kế hoạch.
  • Mục tiêu lớn hơn như: kinh doanh, mua xe, mua nhà, du lịch
  • Trích ra một khoản tiết kiệm cho việc về hưu.
  • Tiết kiệm vì mục đích từ thiện.

Nhìn chung, đây có thể vừa là mục tiêu ngắn hạn, vừa là mục tiêu dài hạn, điểm khác biệt là độ khó nhất định khi thực hiện những mục tiêu này. Giả sử, bạn đang có kế hoạch mua một chiếc túi xách giá 10 triệu đồng và đặt ra mục tiêu phải mua trong 2 tháng thì mỗi ngày bạn phải tiết kiệm được 167 ngàn đồng. Việc chia nhỏ ra mỗi ngày sẽ giúp bạn có thêm động lực hơn để tiết kiệm.

3. Quản lý chi tiêu với nguyên tắc 4 chiếc hộp

Bạn có thể đã nghe đến Nguyên tắc tiết kiệm với 4 chiếc hộp hay 6 chiếc lọ tài chính hay đơn giản nhất là Hũ tích luỹ. Đây là nguyên tắc cực kỳ hiệu quả, đã được kiểm chứng và sử dụng rộng rãi. Đối với dân công sở, đây là một phương pháp đơn giản có thể bắt đầu ngay sau mỗi kỳ nhận lương. Trong bối cảnh này, chúng ta sẽ tập trung vào việc tiết kiệm tiền thông qua 4 chiếc hộp và cùng nhau xây dựng kế hoạch phù hợp.

Đầu tiên, bạn cần xem xét tổng thu nhập hàng tháng và chia nó thành 4 phần cho 4 chiếc hộp theo tỉ lệ sau:

  • Hộp thứ 1: Nhu Cầu Cơ Bản – Chiếm 50% thu nhập

Dành cho các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, và các chi phí cố định như tiền điện thoại, Internet.

  • Hộp thứ 2: Hưởng thụ – Chiếm 10-15% thu nhập

Chiếc hộp này là để bạn “hưởng thụ” và tái tạo năng lượng, tạo động lực cho công việc và cuộc sống. Đây là khoản chi phí “động lực” để bạn có thể thưởng thức các trải nghiệm tinh thần như ăn tại nhà hàng sang trọng, đi spa, tham gia bữa tiệc, hay mua sắm những đồ vật bạn yêu thích.

  • Hộp thứ 3: Quỹ dự phòng thất nghiệp – Chiếm 15%

Chiếc hộp thứ 3 này là quỹ dự phòng cho những tình huống không mong muốn như mất việc, giảm thu nhập, hoặc thậm chí là để bạn “gap year”. Đây là một phần quan trọng giúp bạn đối mặt với những sự kiện xảy ra ngoài dự kiến.

  • Hộp thứ 4: Tiết kiệm dài hạn/ngắn hạn có mục tiêu – Chiếm 20% thu nhập

Chiếc hộp cuối cùng giúp bạn thực hiện những mục tiêu lớn trong tương lai như mua nhà, mua xe, hay đầu tư kinh doanh. Bạn cũng có thể đặt mục tiêu về giáo dục cá nhân như tham gia các khóa học ngắn hạn hoặc nâng cao trình độ chuyên môn.

Với 4 chiếc hộp được sắp xếp chi tiết như trên, bạn đã có một hệ thống quản lý tài chính bài bản cụ thể. Hãy thực hiện nghiêm túc để duy trì nguyên tắc này nhé!

Thông tin thú vị là Ngân hàng số TNEX đã tạo ra một công cụ tiết kiệm tiền hiệu quả đó là tính năng Hũ Tích Luỹ. Với tính năng này, việc tiết kiệm tiền trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đồng thời, dễ dàng thực hiện theo nguyên tắc của 4 chiếc hộp như đã nêu trước đó. Điều này giúp bạn duy trì sự tổ chức và kiểm soát tốt hơn về tài chính cá nhân.

4. Theo dõi chi tiêu hàng ngày bằng cách ghi chép

Bạn đã bao giờ tự dành thời gian để ngồi xuống, lấy giấy bút, và ghi chép lại mọi khoản chi tiêu dù trong ngày dù là nhỏ nhất hay chưa? Hẳn là điều này hiếm khi xảy ra, thậm chí bạn cũng có thể không biết chính xác bạn bỏ tiền ra để chi tiêu những gì.

Nếu việc thống kê hàng ngày gặp khó khăn, hãy thực hiện nó theo chu kỳ hàng tuần. Nỗ lực kiểm soát số tiền chi tiêu sẽ giúp quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Quy tắc quan trọng nhất mà bạn nên ghi nhớ là: Số tiền chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.

Xem thêm: Kiểm soát chi tiêu hiệu quả với app quản lý tài chính cá nhân

5. Cắt giảm khoản chi phí không cần thiết để tối ưu hóa việc tiết kiệm tiền

Trong số những khoản tiền phải chi hàng tháng, chúng ta thường phải tính đến:

  • Tiền ăn: Bao gồm chi phí cho các bữa ăn sáng, trưa và tối.
  • Chi phí đi lại: Bao gồm xăng xe, gửi xe và bảo dưỡng xe.
  • Hoạt động giải trí: Chi phí cho việc tụ tập, cà phê, hoặc các sự kiện giải trí.
  • Tiền thuê nhà: Nếu bạn là người ngoại tỉnh và cần thuê nhà ở thành phố.
  • Mua sắm các vật dụng cần thiết.

Hãy tổng hợp tất cả các khoản này lại. Nếu tổng chi phí vượt quá thu nhập hoặc ngang với thu nhập của bạn, hãy xem xét những khoản nào có thể cắt giảm được. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm chi tiêu với việc nấu ăn tại nhà, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hủy đăng ký dịch vụ không sử dụng, và hơn hết là xem xét cách tăng thu nhập.

Xem thêm: Học ngay bí quyết tiết kiệm của người nhật để túi tiền luôn rủng rỉnh

6. Tự động hóa tiết kiệm tài chính hàng tháng

Tự động hóa việc tiết kiệm tiền là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính cá nhân của mình. Thông qua việc này, mỗi tháng, một khoản tiền xác định sẽ tự động được rút từ tài khoản thanh toán của bạn và chuyển đến tài khoản tiết kiệm. Quy trình này giúp bạn tiết kiệm một cách tự động, giảm bớt bước quản lý đối với việc tích lũy tiền.

 7. Tránh mượn tiền và tạm ứng chi tiêu

Quá trình vay mượn tiền, dù là trong ngắn hạn hay dài hạn, thường đi kèm với việc phải trả lãi suất. Đặc biệt là khi lãi suất cao, khoản tiền cần trả về càng lớn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để thanh toán khoản nợ đó. Hậu quả của việc này có thể là một chuỗi không ngừng của việc vay và trả trong tương lai, tạo ra áp lực tài chính đáng kể hàng tháng. Điều này dẫn bạn vào một vòng lặp vay nợ, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính cá nhân.

8. Tránh lạm dụng quá nhiều vào thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán tiện lợi và mang lại nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng cẩn thận, bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng lạm dụng và mắc nợ nần, vượt quá khả năng chi trả của bản thân. Để tiết kiệm tiền hiệu quả, quan trọng nhất là cần sử dụng thẻ tín dụng một cách thông thái và có trách nhiệm. Hạn chế việc chi tiêu vượt quá khả năng thanh toán, tránh rơi vào thói quen tiêu xài không kiểm soát, thường xuyên kiểm tra và quản lý các khoản thanh toán để tránh bị nợ nần không mong muốn. Sự cẩn thận trong việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp duy trì tình hình tài chính ổn định và tránh được những tình trạng khó khăn trong quản lý chi tiêu cá nhân.

9. Đầu tư vào sức khỏe – Chiến lược tiết kiệm tài chính thông minh

Cách tiết kiệm tiền này dù có nhiều sự khác biệt nhưng bản chất  rất hiệu quả, và được chứng minh qua những lý do sau:

  • Giảm chi phí y tế: Sức khỏe tốt giúp giảm nguy cơ bệnh tật, từ đó giảm việc cần phải chi trả cho các dịch vụ y tế và thuốc men. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sẽ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề y tế, giảm chi phí điều trị và thăm bác sĩ.
  • Tăng năng suất làm việc: Sức khỏe tốt tạo ra tinh thần lạc quan, năng lượng và sự tập trung. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, tăng cường khả năng sáng tạo và năng suất làm việc. Năng suất làm việc cao hơn có thể dẫn đến cơ hội thăng tiến và tăng thu nhập.
  • Tăng chất lượng cuộc sống: Sức khỏe tốt mang lại trải nghiệm cuộc sống tích cực hơn. Bạn có thể tham gia hoạt động vận động, du lịch, và tận hưởng những khoảnh khắc gia đình và bạn bè mà không gặp các hạn chế về sức khỏe. Đây là cách gia tăng chất lượng cuộc sống và giảm cần phải chi tiêu cho việc khám chữa bệnh và điều trị các bệnh lý.

10. Bí quyết tiết kiệm tiền từ việc góp nhặt tiền lẻ

Tư duy “Tích tiểu thành đại” trong việc tiết kiệm tiền không chỉ mang lại những kết quả đáng kể mà còn mang đến những trải nghiệm bất ngờ. Ngoài việc thực hiện tiết kiệm theo các mục tiêu cụ thể, bạn cũng có thể tận dụng cơ hội để “bỏ heo” tiền lẻ mỗi ngày. Nhớ rằng, những khoản tiết kiệm từ những số tiền nhỏ có thể đóng vai trò quan trọng và mang lại những điều tốt lành cho tài chính cá nhân của bạn. Hãy bắt đầu tích góp từ những điều nhỏ bé ngay từ hôm nay để bạn có thể thu hoạch được những quả ngọt lớn sau này bạn nha!

11. Tiết kiệm tối đa với các chương trình khuyến mãi

Tận dụng khuyến mãi hàng ngày, mã giảm giá, voucher trên các sàn thương mại điện tử, và ưu đãi kèm theo ngày nhận lương là những chiến lược giúp bạn chi tiêu tiết kiệm tối đa khi biết cách khai thác chúng.

Hầu hết các nền tảng mua sắm trực tuyến và cả truyền thống đều thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi trong mỗi tháng. Các sự kiện đặc biệt như sale Ngày đôi, Ngày giữa tháng, Ngày lương về… trên các sàn thương mại điện tử, cũng như việc mua sắm trong siêu thị được giảm giá, có thể giúp bạn tiết kiệm đến 50% – 70% so với giá thông thường của sản phẩm. Hãy cân nhắc lựa chọn thời điểm mua sắm phù hợp để có các ưu đãi hấp dẫn nhất.

Tổng kết

Với những cách tiết kiệm tiền lương hàng ngày này, bạn có thể tạo ra sự ổn định tài chính và hướng tới những mục tiêu lớn hơn một cách dễ dàng. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với những thay đổi nhỏ, thực hiện nó tuần tự, bạn sẽ thấy ảnh hưởng tích cực lớn đến ngân sách và cuộc sống của mình. Đừng quên kết hợp các cách tiết kiệm để tối đa hóa hiệu quả và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng với mục tiêu tài chính của mình.

Nếu bạn thích bài viết này, hãy chia sẻ để giúp chúng tôi nhé!